SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ đã trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng, có một vị trí đặc biệt trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ, đặt nền móng cho sự phát triển tư duy, năng lực nhận biết của trẻ, góp phần vào sự phát triển toàn diện nhân cách và chuẩn bị cho trẻ đến trường tiểu học với những biểu tượng toán sơ đẳng, những kỹ năng như phân biệt, so sánh, phân loại, tổng hợp…Trong chương trình giáo dục mầm non việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ là rất cần thiết. Bởi lẽ thông qua biểu tượng toán sơ đẳng đã được hình thành ở trẻ từ rất sớm đặc biệt là những biểu tượng về hình dạng sẽ giúp trẻ có cái nhìn phong phú hơn về thế giới xung quanh trẻ. Các hình hình học đóng một vai trò rất to lớn trong việc nhận biết hình dạng vật thể. Vì vậy việc cho trẻ làm quen với các hình hình học, dạy cho trẻ phân biệt, nhận biết nắm được một số dấu hiệu đặc trưng của các hình là rất quan trọng. Mặt khác, việc cho trẻ nhận biết hình dạng của các vật thể còn giúp trẻ thấy được sự phong phú, đa dạng và vẻ đẹp của thế giới đồ vật xung quanh trẻ. Hơn nữa, những kiến thức về hình dạng vật thể là phương tiện giúp trẻ định hướng dễ dàng hơn trong môi trường xung quanh trẻ nhưng để trẻ có được những kỹ năng này cần có sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên để trẻ lĩnh hội những tri thức này một cách hệ thống và hiệu quả.
doc 21 trang lethu 08/05/2024 2160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
 “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi”
 Phần I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Về cơ sở lý luận:
 Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta, lúc sinh thời đã 
nói: “Non sông việt nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được 
sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào công học 
tập của các cháu”. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, Đất nước 
có giàu mạnh, phồn vinh hay không là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy Đảng và 
Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục và coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là 
một trong những mục tiêu chiến lược. Trong đó, giáo dục Mầm non là bậc học 
đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong 
việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Với 
mục tiêu là “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình 
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một” có 
thể nói rằng, so với tất cả các bậc học, ngành học, các loại hình giáo dục thì giáo 
dục Mầm non đòi hỏi chăm lo về cả thể chất lẫn tinh thần cho trẻ. 
 Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội khả năng nhận thức của trẻ 
cũng phát triển nhanh hơn, trẻ rất thông minh, sáng tạo vì vậy nhu cầu khám phá 
thế giới xung quanh của trẻ ngày càng cao. Trong khi đó, những kiến thức mà 
thực tiễn cuộc sống đem lại cho trẻ chưa đầy đủ và chính xác nên chưa thỏa mãn 
được nhu cầu của trẻ. Do đó, việc cung cấp cho trẻ những tri thức cần thiết một 
cách đầy đủ và hệ thống có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển trí tuệ cũng như 
trong đời sống của mỗi đứa trẻ.
 Hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ đã trở thành một bộ phận vô 
cùng quan trọng, có một vị trí đặc biệt trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ, đặt nền 
móng cho sự phát triển tư duy, năng lực nhận biết của trẻ, góp phần vào sự phát 
triển toàn diện nhân cách và chuẩn bị cho trẻ đến trường tiểu học với những biểu 
tượng toán sơ đẳng, những kỹ năng như phân biệt, so sánh, phân loại, tổng 
hợp
 Trong chương trình giáo dục mầm non việc hình thành biểu tượng toán 
cho trẻ là rất cần thiết. Bởi lẽ thông qua biểu tượng toán sơ đẳng đã được hình 
thành ở trẻ từ rất sớm đặc biệt là những biểu tượng về hình dạng sẽ giúp trẻ có 
cái nhìn phong phú hơn về thế giới xung quanh trẻ. Các hình hình học đóng một 
vai trò rất to lớn trong việc nhận biết hình dạng vật thể. Vì vậy việc cho trẻ làm 
quen với các hình hình học, dạy cho trẻ phân biệt, nhận biết nắm được một số 
dấu hiệu đặc trưng của các hình là rất quan trọng. Mặt khác, việc cho trẻ nhận 
biết hình dạng của các vật thể còn giúp trẻ thấy được sự phong phú, đa dạng và 
vẻ đẹp của thế giới đồ vật xung quanh trẻ. Hơn nữa, những kiến thức về hình 
dạng vật thể là phương tiện giúp trẻ định hướng dễ dàng hơn trong môi trường 
xung quanh trẻ nhưng để trẻ có được những kỹ năng này cần có sự tổ chức, 
hướng dẫn của giáo viên để trẻ lĩnh hội những tri thức này một cách hệ thống và 
hiệu quả.
2. Về cơ sở thực tiễn:
 Toán học là môn học được áp dụng rộng rãi trong thực tế của cuộc sống, 
nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành khoa học. Cùng với toán 
học nói chung thì việc hình thành các biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 
 2/21 “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi”
 Phần II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
 A. NỘI DUNG
 I. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài. 
 1. Một số khái niệm cơ bản.
 Biểu tượng là hình ảnh về khách thể đã được tri giác còn lưu lại trong bộ 
óc con người và do một động tác nào đấy được tái hiện, nhớ lại. Như vậy, biểu 
tượng cũng có cảm giác và tri giác là hình ảnh “chủ quan của thế giới khách 
quan”. 
 Biểu tượng hình dạng là hình ảnh về hình dạng của khách thể đã được tri 
giác còn lưu lại trong bộ óc của con người và do một tác động nào đấy tái hiện 
và nhớ lại.
 Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp của 
giáo viên và học sinh. Trong đó phương pháp dạy chỉ đạo phương pháp học, 
nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ 
thống kĩ năng, kĩ xảo, thực hành sáng tạo.
 Biện pháp dạy học là một bộ phận của phương pháp dạy học. Ở lứa tuổi 
mẫu giáo các biện pháp dạy học đặc biệt quan trọng nó làm cho quá trình dạy 
học hấp dẫn hơn, trẻ em tiếp thu được tốt các kiến thức là do biện pháp hấp dẫn, 
tác động phù hợp với sự phát triển tâm lý của trẻ, nhờ đó nâng cao hiệu quả dạy 
học và làm cho hoạt động học tập trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn.
 Biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo là cách làm 
cụ thể nhằm phối hợp hoạt động giữa các giáo viên mầm non và trẻ mầm non để 
hình thành những biểu tượng về hình dạng cho trẻ.
 2. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo bé.
 Trong công tác giáo dục mầm non, từ việc tổ chức đời sống cho trẻ đến 
việc giáo dục trẻ trong các hình thức hoạt động ở mọi lúc mọi nơi đều phải dựa 
vào những đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ. Tâm lý học giúp các nhà giáo dục 
đặc biệt là giáo viên mầm non nắm vững được những đặc điểm phát triển của 
trẻ, từ đó xây dựng một nhãn quan khoa học để thực hiện tốt công tác giáo dục 
mầm non. Để nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu 
giáo 3-4 tuổi thì việc nắm vững đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ là vô cùng 
quan trọng. 
 Tư duy của trẻ mẫu giáo bé có một bước ngoặt cơ bản đó là tư duy của trẻ 
đạt tới danh giới của tư duy trực quan hình tượng nhưng các hình tượng và biểu 
tượng trong đầu trẻ vẫn còn gắn liền với hoạt động. Tư duy của trẻ mẫu giáo bé 
còn gắn liền với cảm xúc, ý muốn chủ quan và bị tình cảm tri phối rất mạnh mẽ.
 Ở lứa tuổi mẫu giáo bé thì trí nhớ không có chủ định chiếm ưu thế nên trẻ 
dễ nhớ, dễ quên, ghi nhớ một cách máy móc. Một đặc trưng trong trí nhớ của trẻ 
mẫu giáo bé là trí nhớ của trẻ gắn liền với cảm xúc và điều gì gây xúc động 
mạnh trẻ sẽ nhớ tốt hơn.
 “Thỏ thẻ như trẻ lên ba" hay "Trẻ lên ba, cả nhà học nói” là những câu tục 
ngữ muốn nhấn mạnh đến đặc trưng ngôn ngữ ở năm thứ 3 của một đứa trẻ, bởi 
vì thời điểm này là thời điểm khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển vượt bậc so 
với giai đoạn trước. Vốn từ của bé lúc này có thể dao động từ 500-900 từ, và trẻ 
 4/21 “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi”
quá trình khảo sát hình dạng, sự phối hợp giữa các giác quan như thị giác, xúc 
giác kết hợp với lời nói giúp cho thúc đẩy sự tri giác và nhận biết hình dạng của 
vật một cách chính xác. Tuy nhiên, ở trẻ mẫu giáo bé khả năng phối hợp hoạt 
động của mắt và tay còn chưa tốt, chưa biết sử dụng các đầu ngón tay để khảo 
sát đường bao và thường dùng cả bàn tay để cầm, nắm vật, quan sát của mắt 
thường hay tập trung vào các dấu hiệu như màu sắc, kích thước nên khi 
hướng dẫn trẻ giáo viên cần phải làm rõ từng thao tác và dùng lời nói hấp dẫn, 
thu hút trẻ tập trung vào nhiệm vụ cần thực hiện. Khi trẻ đã có được những biểu 
tượng về các hình hình học cần hướng dẫn trẻ sử dụng chúng như các hình 
chuẩn để so sánh và xác định hình dạng của các vật xung quanh trẻ.
 II. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
 Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng hình thành biểu 
tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.
 III. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
 Do điều kiện thời gian và năng lực nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập 
trung nghiên cứu một số biện pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 
mẫu giáo 3-4 tuổi.
 IV. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
 Xây dựng một số biện pháp dạy trẻ hình thành biểu tượng hình dạng cho 
trẻ mẫu giáo bé, nhằm nâng cao mức độ hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 
mẫu giáo bé.
 V. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
+ Đọc sách báo, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+ Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
+ Định hướng cho đề tài nghiên cứu.
2. Phương pháp quan sát sư phạm.
+ Dự giờ, quan sát hoạt động của giáo viên, của trẻ trong các giờ hoạt động hình 
thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.
3. Phương pháp trao đổi với giáo viên và trẻ. 
4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
+ Tổng hợp kinh nghiệm của một số giáo viên có liên quan.
5. Phương pháp thống kê toán học.
+ Để xử lí các kết quả nghiên cứu.
 VI. Thực trạng của việc hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 
mẫu giáo 3- 4 tuổi.
 1. Về nhận thức của giáo viên.
 Hiện tại trường tôi có 14 nhóm lớp trong đó có 6 nhóm lớp 3 tuổi với 14 
giáo viên giảng dạy. Trong đó có 8 giáo viên có trình độ Đại học, 6 giáo viên 
đang tham dự lớp đại học tại chức. Các giáo viên đều được hưởng mọi chế độ và 
quyền lợi theo đúng Bộ luật lao động nên các giáo viên đều yên tâm công tác. 
 Qua việc trao đổi thảo luận và dự các hoạt động học tập có chủ đích của 
14 giáo viên trực tiếp giảng dạy tại 3 lớp mẫu giáo 3-4 tuổi. Tôi thu được kết 
quả cụ thể như sau: 
 * Kết quả trao đổi thảo luận:
 6/21

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hinh_thanh_bieu_tu.doc