SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục Âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Yên Bài A
Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng. Những phản ứng xúc cảm của trẻ có từ rất sớm ngay từ trong bụng mẹ. Những âm thanh du dương, những lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ đã đưa trẻ vào những giấc ngủ say nồng, điều đó đã khẳng định vai trò to lớn của âm nhạc trong đời sống con người. Hơn nữa, âm nhạc còn được coi là phương tiện tốt nhất để phát triển tai nghe cho trẻ, tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, hồn nhiên của lứa tuổi mầm non… Âm nhạc dẫn dắt trẻ đến những hiện tượng sống động của đời sống, từ đó giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước, yêu bạn bè và mọi người xung quanh. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện. Đó là sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ của lứa tuổi mầm non Từ những lý do đã nêu trên, cùng với lòng quyết tâm để dạy trẻ học tốt hoạt động âm nhạc, tôi đã tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục Âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Yên Bài A
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non” PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÊN ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ 3-4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON” 2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mĩ, tạo ra đời sống văn hóa lành mạnh, góp phần phát triển trí tuệ, óc thẩm mỹ và thể chất cho trẻ. Âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của con người, nó trở thành phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm giữa con người mà không cần đến ngôn ngữ. Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng. Những phản ứng xúc cảm của trẻ có từ rất sớm ngay từ trong bụng mẹ. Những âm thanh du dương, những lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ đã đưa trẻ vào những giấc ngủ say nồng, điều đó đã khẳng định vai trò to lớn của âm nhạc trong đời sống con người. Hơn nữa, âm nhạc còn được coi là phương tiện tốt nhất để phát triển tai nghe cho trẻ, tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, hồn nhiên của lứa tuổi mầm non Âm nhạc dẫn dắt trẻ đến những hiện tượng sống động của đời sống, từ đó giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước, yêu bạn bè và mọi người xung quanh. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện. Đó là sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ của lứa tuổi mầm non Từ những lý do đã nêu trên, cùng với lòng quyết tâm để dạy trẻ học tốt hoạt động âm nhạc, tôi đã tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non”. 1.1. Cơ sở lý luận Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ. Bởi chính ở đây âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. 1/15 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non” hợp như thế nào cho hiệu quả cao? Tất cả những công việc đó ở lớp tôi còn chưa đạt và làm thế nào để khắc phục điều đó? Để có thể trang bị cho trẻ một hành trang tốt nhất tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ ngay từ khi còn ở trường mầm non. Điều này đã làm tôi chăn trở và muốn tìm ra: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non” 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Giúp cho giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, về phương pháp tổ chức nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ. Giúp trẻ hứng thú, lĩnh hội kiến thức nhanh, có hiệu quả cao trong hoạt động âm nhạc. 4.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài áp dụng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non. 5. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM Trẻ mầm non lớp 3-4 tuổi lớp (C1) trường mầm non Yên Bài A Khảo sát cơ sở vật chất: Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học. Khảo sát phụ huynh học sinh Khảo sát về giáo viên Khảo sát học sinh thực trạng hoạt động âm nhạc 3-4 tuổi ở trường Mầm non nơi tôi công tác. Từ đó nghiên cứu để tìm ra nhiều biện pháp hình thức khác nhau phù hợp với trẻ, khích thích giúp trẻ hứng thú, và đạt chất lượng trong âm nhạc. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp trực quan . - Phương pháp làm mẫu, sửa sai. - Phương pháp thực hành biểu diễn. - Phương pháp tập luyện, củng cố. 7.THỜI GIAN THỰC HIỆN 3/15 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non” * Cơ sở vật chất: Đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động âm nhạc của trẻ, còn chưa phong phú về chủng loại, chưa có đồ dùng thiếu đàn, dụng cụ âm nhạc không có. Đồ dùng tự tạo ít. * Về phía giáo viên: Cung cấp kiến thức cho trẻ còn dập khuôn theo mẫu của cô. * Về phía trẻ: Sĩ số trẻ của lớp quá đông, vì thế ảnh hưởng nhiều đến việc tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ. Bên cạnh đó một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, thiếu tự tin khi hoạt động âm nhạc. Khả năng chú ý cũng như cảm thụ âm nhạc của trẻ không được đồng đều, trẻ chưa hứng thú tham gia vào hoạt động. Từ thực tế trên mà tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng về hoạt động hoạt động giáo dục âm nhạc. Kết quả khảo sát đầu năm học 2020 – 2021 của lớp tôi như sau: Tổng số trẻ là: 24 trẻ Đầu năm TT Nội dung TS Tốt % Khá % TB % Yếu % 1 Kỹ năng hát đúng giai điệu, nhịp điệu. 5 20,8 5 20,8 10 41,7 4 16,7 2 Kỹ năng vận động minh họa, vận động 4 16,7 6 25 11 45,8 3 12,5 múa của trẻ 3 Khả năng tự vận 24 động sáng tạo các 6 25 10 41,7 5 20,8 3 12,5 động tác theo lời bài hát 4 Trẻ hứng thú tích 5/15 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non” của Phòng GD, kế hoạch giáo dục trẻ được xây dựng theo hướng tiếp cận mục tiêu thông qua việc đưa các mục tiêu vào đánh giá, thực hiện hàng tháng. Với các mục tiêu về hoạt động âm nhạc tôi đã căn cứ vào mức độ của từng mục tiêu, trong từng thể loại để lựa chọn, sắp xếp các mục tiêu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với khả năng và nhu cầu hứng thú của trẻ. Đặc biệt khi đưa các mục tiêu âm nhạc theo dõi và đánh giá về các tháng, tôi không chỉ đưa 1 thể loại mà có thể linh hoạt lồng ghép từ 2-3 thể loại tiết để tránh sự nhàm chán cho trẻ. Trong 1 tháng tôi xây dựng cả 3 thể loại tiết làm nội dung trọng tâm: Dạy hát, nghe hát, dạy vận động và lồng ghép các hoạt động biểu diễn văn nghệ vào buổi chiều thứ sáu cuối tuần. Dưới đây là bảng đánh giá các mục tiêu trong năm học mà tôi đã xây dựng. KẾ HOẠCH TÍCH HỢP KỸ NĂNG ÂM NHẠC ĐỂ DẠY TRẺ TRONG NĂM HỌC Giáo viên lựa chọn bài hát phù hợp với chủ đề, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. VD: Ở nội dung 9 trường mầm non tôi lựa chọn các bài hát để dạy hát: Vui đến trường, Trường chúng cháu là Dạy trẻ hát đúng giai điệu bài hát trường mầm non... Ở các tháng tiếp theo tôi cũng chọn các bài hát phù hợp với nội dung tháng. Sau khi lựa chọ bài hát giáo viên tích hợp dạy trẻ ở các hoạt động như hoạt động thể dục sáng, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều..... Để trẻ thực hiện được vận động minh họa và theo tiết tấu, trước tiên trẻ phải Vận động minh họa và theo tiết tấu thuộc bài hát, sau đó giáo viên phải suy nghĩ chọn bài nào vận động theo tiết 7/15 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non” kiến của trẻ. Sử dụng dụng cụ âm nhạc Để sử dụng dụng cụ âm nhạc cho trẻ giáo viên phải sưu tầm lựa chọn những dụng cụ từ dễ đến khó, đầu tiên cho trẻ sử dụng phách tre, sau đó mới cho trẻ sử dụng mõ, đàn, trống, lắc... Gần cuối mỗi chủ đề giáo viên lên kế hoạch giáo dục có từ 1-2 hoạt động, để trẻ sử dụng được dụng cụ trong những bài đã học. Qua việc lựa chọn và xây dựng kế hoạch phù hợp với lứa tuổi trẻ đã giúp tôi trong việc nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mần non đạt kết quả cao. 3.2. Biện pháp 2: Thay đổi hình thức tổ chức trong hoạt động âm nhạc phong phú và hấp dẫn trẻ. ( Hình ảnh 1) Như chúng ta đã biết, âm nhạc là một môn nghệ thuật không phải ai cũng làm được, để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy và luôn nghiên cứu thay đổi hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ. Để chuẩn bị cho một giờ tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ, tôi chọn những bài hát phù hợp với lứa tuổi của trẻ, lời ca gần gũi, dễ hiểu dễ nhớ, dễ thuộc. Loại nhịp và nhịp độ của bài mang tính vui hoạt, sôi nổi có nhịp độ vừa, nhanh hoặc hơi nhanh chủ yếu ở nhịp 2/4, 3/4, 3/8, 4/4. Muốn giờ học đạt kết quả cao, trước hết giờ học đó phải tạo được hứng thú cho trẻ, và thực hiện được một nguyên tắc tạo không khí, tích cực trong giờ học, kết hợp linh hoạt các phương pháp trong quá trình dạy trẻ hoạt động âm nhạc. Với nội dung là dạy hát: Hình thức dạy hát từ đơn giản đến phức tạp, cho trẻ đọc lời ca, hát theo cô...Để đa dạng các cách hát khác nhau, không chỉ đơn thuần là hát đúng nhạc, đúng lời, trẻ còn được tiếp cận thực hành cách hát khác nhau như hát đệm, hát bè, đọc ráp....có thể hát với giọng cao thấp, to, nhỏ, nhanh chậm...phù hợp với nội dung lời ca. 9/15
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_giao_duc.doc