SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non A xã Liên Ninh
Hoạt động tạo hình là một phương tiện giáo dục rất thích hợp với lứa tuổi mầm non. Nó giúp trẻ tiếp thu, hoàn thiện các mục tiêu giáo dục: Phát triển sự nhạy cảm, những xúc cảm thẩm mĩ, có nhu cầu làm ra cái đẹp. Giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức, phát triển sự tự tin, khả năng cảm nhận về giá trị của mình từ đó trẻ hình thành thái độ, tình cảm, đó là những điều rất cần thiết để trẻ tích cực tham gia vào cộng đồng, xã hội. Kết quả dạy học tạo hình phụ thuộc phần lớn vào các phương pháp, các biện pháp được sử dụng để giúp trẻ nắm được những nội dung giáo dục nhất định và bồi dưỡng cho trẻ những kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực hoạt động, phát triển khả năng sáng tạo. Với trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi mức độ khả năng phân biệt và miêu tả bắt đầu hình thành. Trẻ phải thể hiện được quan hệ, màu sắc khác nhau trong một vật mẫu để sau này trẻ sẽ tập thể hiện sự tương quan của các hình ảnh trong một bức tranh theo chủ đề. Vậy làm thế nào để nâng cao được chất lượng tạo hình cho trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi ở trường mầm non? Giáo viên cần tìm tòi, suy nghĩ, áp dụng các biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn và rèn luyện các kỹ năng tạo hình cho trẻ. Muốn làm được việc đó giáo viên cần tìm kiếm, lựa chọn, sắp xếp các biện pháp giáo dục thích hợp, không ngừng sáng tạo khi áp dụng các biện pháp giáo dục đó vào hoạt động cho trẻ làm quen với tạo hình. Yêu cầu của các biện pháp không được quá khó, quá trừu tượng với trẻ mà phải đáp ứng được tâm sinh lí của trẻ, gây cho trẻ cảm giác yêu thích, mong chờ được thực hiện các đề tài trong mỗi giờ hoạt động tạo hình.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non A xã Liên Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non A xã Liên Ninh
2 Do đó chất lượng sản phẩm tạo hình của trẻ chưa đẹp, chưa phong phú. Năm học 2022- 2023 này tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo bé 3- 4 tuổi. Trong lớp C1 tôi phụ trách, các cháu thật sự chưa có kỹ năng tạo hình như: Vẽ, di màu, xé, dán, xếp hình. Có trẻ rất khó khăn khi nói lên ý tưởng tạo hình của mình. Có trẻ chưa mạnh dạn khi đặt tên cho sản phẩm mình làm ra. Trẻ chưa thực sự nhiệt tình, tự nguyện tham gia hoạt động. Là một giáo viên mầm non phụ trách công việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, bản thân tôi nhận thấy muốn trẻ phát triển đầy đủ về các mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, phát triển thẩm mĩ, tình cảm và quan hệ xã hội, thì việc nâng cao chất lượng khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường mầm non là vô cùng cần thiết và cấp bách. Vì vậy trong năm học này tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ở trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này. * Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi. * Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra giáo dục. Phương pháp tìm tòi- sáng tạo. Phương pháp quan sát- dùng lời. Phương pháp sử dụng trò chơi. Phương pháp lồng ghép. * Thời gian nghiên cứu: Năm học 2022- 2023. * Phạm vi nghiên cứu: Trường mầm non A xã Liên Ninh. 4 phương pháp cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình. Phụ huynh học sinh luôn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường để quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ đạt kết quả tốt. Phụ huynh luôn ủng hộ nhiệt tình khi quyên góp, ủng hộ nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi phục vụ giảng dạy. Bản thân tôi đã có 10 năm phụ trách các lớp mẫu giáo nên đã nắm được đặc điểm tâm sinh lý trẻ và tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình. Là một giáo viên tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, công bằng với trẻ, luôn có tinh thần học hỏi, nghiên cứu sáng tạo trong giảng dạy. * Khó khăn: Năm học này lớp tôi còn có học sinh không đi học qua lớp nhà trẻ nên có trẻ còn nhút nhát, chưa tự tin, có trẻ chưa có nề nếp học tập, chưa có kỹ năng tạo hình cơ bản khi tham gia các hoạt động tạo hình. Khi tham gia hoạt động tạo hình trẻ làm qua loa. Kỹ năng tô màu của trẻ còn chưa đều, di lung tung khắp nền tranh, cháu còn tô màu lẫn lộn giữa màu nhân vật và màu nền của tranh. Bố cục tranh sắp xếp lộn xộn Các cháu chưa có kỹ năng tạo hình khác như: Vẽ, di màu, xé, dán, cắt, xếp hình... trong khi thực hiện yêu cầu của đề tài hoạt động tạo hình đề ra. Cháu còn lúng túng trong khi nêu ý tưởng tạo hình, khi đặt tên cho sản phẩm tạo hình của mình. Một số phụ huynh còn hạn chế trong việc giúp trẻ khi trẻ làm quen với hoạt động tạo hình. Phụ huynh chiều con, làm hộ con. Có phụ huynh thì can thiệp chưa tích cực: Chê sản phẩm của trẻ, quát mắng trẻ, ép trẻ làm theo ý tưởng của mình. Khiến trẻ mất tự tin và trở nên chán nản, bỏ cuộc, tự ti, không có cơ hội sáng tạo và thể hiện bản thân. Để có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình tốt nhất cho trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi trong trường mầm non. Đầu năm học, căn cứ vào mục tiêu giáo dục lớp mẫu giáo bé 3- 4 tuổi, tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ ở lớp tôi, kết quả như sau: Bảng khảo sát chất lượng hoạt động tạo hình của trẻ tháng 9/2022 Đầu năm 35 trẻ = 100% Nội dung khảo sát Trẻ đạt Trẻ chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ 1. Phối hợp các kỹ năng vẽ, cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, 18 51% 17 49% bố cục cân đối. (Mục tiêu 77, 78, 79) 2. Phối hợp các kỹ năng nặn, xếp hình để 6 Trước đây, bản thân tôi luôn tự nhủ phải không ngừng tự học hỏi tìm hiểu kiến thức qua sách, báo, tài liệu, qua mạng Internet, qua các phương tiện thông tin đại chúng để năng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của mình. Tôi luôn có ý thức học hỏi chị em đồng nghiệp trong trường để tiếp thu kinh nghiệm giảng dạy của những người đi trước, cũng như học hỏi những điều mới lạ, sáng tạo của những giáo viên trẻ sau mình. Ngoài việc tìm hiểu kiến thức qua sách, báo, tài liệu, qua mạng Internet, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua chị em đồng nghiệp. Thì tôi cũng đã mạnh dạn tham gia các group của “Thầy Tùng dạy kỹ năng sư phạm và sáng tạo trong giảng dạy”, các lớp kỹ năng mềm mà được bạn bè giới thiệu để có thêm đổi mới trong hoạt động tạo hình nói riêng và hoạt động học nói chung. Tôi tham gia các buổi kiến tập của huyện, sau đó tôi về trải nghiệm và ứng dụng luôn vào lớp C1 và tại trường, với phương châm “Học đi đôi với hành”. “Học đi đôi với chia sẻ và lan tỏa”. Từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hiểu rõ hơn về các phương pháp giáo dục mầm non nhất là các phương pháp tổ chức hoạt động tạo nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng khi cho trẻ làm quen với tạo hình: Ví dụ: Khi tham gia các buổi họp chuyên môn của khối của trường tổ chức, tôi luôn tham gia đầy đủ và lắng nghe, ghi chép ý kiến của chị em đồng nghiệp cũng như tích cực tham gia đóng góp ý kiến của bản thân để nâng cao trình độ của mình. Ảnh 01: Tham gia sinh hoạt chuyên môn của khối, của trường (Phụ lục) Đồng thời tôi luôn tham gia đầy đủ các buổi kiến tập tạo hình cũng như các môn học khác của trường mình cũng như kiến tập ở trường bạn. Từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tiếp thu được những phương pháp dạy trẻ tích cực, phong phú, đa dạng, hấp dẫn lôi cuốn trẻ để trẻ phát huy hết khả năng của mình. Ảnh 2: Tham gia kiến tập tạo hình ở lớp B2 và lớp A2 (Phụ lục) Ảnh 3: Tham gia kiến tập tạo hình ở trường Mầm non B Liên Ninh (Phụ lục) * Kết quả: Qua quá trình bản thân tự rèn luyện, tìm tòi, học tập, tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn, tham gia dự giờ kiến tập các tiết dạy tạo hình của đồng nghiệp trong trường cũng như trường bạn từ đó tôi học hỏi và rút ra nhiều kinh nghiệm giảng dạy cũng như kiến thức, kĩ năng về các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non. 2. Biện pháp 2: Ứng dụng phương pháp tiên tiến STEAM vào tổ chức hoạt động tạo hình. 8 Tháng 3, tuần 3 tôi đã ứng dụng phương pháp Steam vào hoạt động học với đề tài: Chế tạo ô tô chạy được Tháng 4, tuần 1 tôi đã ứng dụng phương pháp Steam vào hoạt động học với đề tài: Làm chong chóng cầu vồng Với các đề tài trên đã rèn kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ. Với phương pháp thảo luận nhóm đã giúp trẻ quan sát, bàn luận, đưa ra ý kiến thảo luận của mình về mẫu tạo hình mà trẻ đang quan sát tìm hiểu. Từ đó trẻ ghi nhớ đặc điểm nhanh hơn, lâu hơn, chi tiết cụ thể hơn. Có rất nhiều cách khác nhau để chia nhóm, tuy nhiên không nên chia nhóm trẻ quá đông hoặc quá ít, nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau. Cần quy định rõ thời gian thảo luận, cần bầu ra trưởng nhóm để trình bày kết quả thảo luận cho nhóm. Khi trẻ thảo luận giáo viên cần quan sát các nhóm và có sự giúp đỡ kịp thời trong trường hợp các nhóm gặp khó khăn. Ví dụ 1: Đề tài: Làm pháo hoa giấy. * Mục đích, yêu cầu: Kiến thức: - Trẻ biết tên một số loại rác thải có thể tái chế được. - Trẻ biết vai trò của môi trường, tình trạng ô nhiễm, nguyên nhân, hậu quả ô nhiễm môi trường, một số biện pháp khắc phục. - Trẻ biết tên các nguyên vật liệu, quy trình chế tạo pháo hoa giấy: Lõi giấy vệ sinh, lõi cuộn chỉ, cốc giấy, bóng bay, lọ, kéo, bút vẽ - Trẻ biết cách dùng kéo cắt. - Trẻ biết dùng ngón tay giãn rộng quả bóng để lồng vào thân pháo. - Hiểu ý nghĩa tại sao pháo lại bắn được giấy ra ngoài. - Biết trao đổi, thoả thuận với nhau để cùng hoạt động chung - Trẻ biết trình bày ý tưởng và cách làm của nhóm mình Kỹ năng: - Trẻ phối hợp cùng cô và các bạn cắt cốc giấy, bóc đề can, xé vụn giấy, lồng bóng để chế tạo pháo hoa giấy. - Quan sát, thảo luận, đối thoại lắng nghe và trao đổi với người đối thoại. - Chú ý quan sát và lắng nghe, trả lời tốt các câu hỏi của cô. - Kĩ năng làm việc theo nhóm - Cố gắng hoàn thành công việc được giao Thái độ: - Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. - Có tinh thần đoàn kết chia sẻ nhường nhịn khi tham gia hoạt động tập thể, hoạt động nhóm. * Tiến hành: Hoạt động 1: Gắn kết, tạo tình huống. 10 + Pháo có bắn được giấy ra ngoài không ? - Con có thể chia sẻ pháo hoa giấy nhóm con làm ra có giống thiết kế ban đầu không ? - Nếu cô cho con thêm thời gian con có thể điều chỉnh thêm gì ở pháo hoa giấy của nhóm mình không ? - Sau đó, cô cùng trẻ trải nghiệm sản phẩm phái hoa giấy,,, * Kết thúc: Tôi ghi nhận quá trình tiến hành của trẻ và nhận xét, tuyên dương khuyến khích trẻ theo tùng nhóm với các tiêu trí, yêu cầu đặt ra. => Qua giáo án hoạt động ứng dụng Steam vào hoạt động “Làm pháo hoa giấy”, trẻ được tham gia hoạt động một cách hứng thứ và tích cực. Trẻ được thảo luận nhóm đưa ra ý kiến và mạnh dạn sáng tạo trong hoạt động tạo hình. Dưới đây là 1 số hình ảnh của cô và trẻ trong hoạt động học: Ảnh 4: Trẻ thảo luận nhóm (Phụ lục) Ảnh 5: Trẻ đang thực hiện vẽ bản thiết kế (Phụ lục) Ảnh 6: Cô và trẻ rất thích thú với sản phẩm pháo hoa giấy (Phụ lục) Ví dụ 2: Đề tài: HĐTH ứng dụng phương pháp steam “Làm chuông gió phát ra âm thanh” * Mục đích, yêu cầu: Kiến thức: - Trẻ có kiến thức về làm chuông gió phát ra âm thanh - Trẻ biết tên các nguyên vật liệu, quy trình làm thành cái chuông gió: Lọ sữa chua, vỏ thạch, chìa khóa, vỏ ngao, băng dính, dây, kéo - Trẻ biết cách thắt nút dây. - Trẻ biết ước lượng và biết đếm số lượng - Hiểu ý nghĩa tại sao chiếc chuông gió phát ra âm thanh. - Biết trao đổi, thoả thuận với nhau để cùng hoạt động chung - Trẻ biết trình bày ý tưởng và cách làm của nhóm mình. Kỹ năng: - Quan sát, thảo luận, đối thoại với người đối diện - Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại. - Chú ý quan sát và lắng nghe, trả lời các câu hỏi của cô. - Vẽ được các nét tạo nên hình trang trí - Kỹ năng làm việc theo nhóm - Cố gắng hoàn thành công việc được giao Thái độ: - Có tinh thần đoàn kết chia sẻ nhường nhịn khi tham gia hoạt động tập thể, hoạt động nhóm. - Hình thành cho trẻ thói quen biết giữ vệ sinh sạch sẽ và tự thu dọn đồ dùng gọn gàng. * Tiến hành: Hoạt động 1: Gắn kết, tạo tình huống. - Cho trẻ nghe 1 câu chuyện: Âm thanh kì diệu Trò chuyện với trẻ về nội dung câu chuyện. Hoạt động 2: Khám phá
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_tao_hinh.docx