SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong Trường Mầm non xã Hữu Hòa

Hoạt động tạo hình có quan hệ chặt chẽ với việc nhận thức xung quanh, bởi muốn thể hiện được cuộc sống xung quanh thì phải nhận thức được nó. Đầu tiên là sự làm quen trực tiếp với tính chất của nguyên liệu (giấy, bút màu, đất nặn...), sau đó trẻ nhận thức được mối liên quan giữa các hành động và kết quả(bút vẽ lên giấy được tranh,đất có thể nặn ra các con vật,...). Như vậy, trong quá trình hoạt động tạo hình, vốn hiểu biết của trẻ được mở rộng, các hoạt động tâm lí của trẻ được phát huy,rèn luyện và phát triển. Trong các giờ hoạt động tạo hình, qua sự phân tích,đánh giá, nhận xét sản phẩm của mình, của bạn, ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển hơn,vốn từ của trẻ phong phú hơn. Trẻ 3-4 tuổi là giai đoạn đầu tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp (kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé dán…còn vụng về). Hơn nữa,vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít, trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Hoạt động tạo hình góp phần giáo dục cho trẻ biết yêu cái đẹp, cái tốt, củng cố những tình cảm tốt đẹp đã có ở trẻ. Hoạt động tạo hình giúp hình thành ở trẻ những đức tính như tích cực,chủ động, quan sát, lắng nghe,và thực hiện nhiệm vụ, biết tiến hành công việc đến cùng,biết khắc phục khó khăn,biết giúp đỡ bạn bè, biết vui mừng với thành tích của mình, của bạn, của tập thể.
doc 34 trang lethu 20/05/2024 1640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong Trường Mầm non xã Hữu Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong Trường Mầm non xã Hữu Hòa

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong Trường Mầm non xã Hữu Hòa
 MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.....................................................................3
I. Những nội dung lý luận:....................................................................................3
II. Thực trạng vấn đề:............................................................................................3
1. Đặc điểm chung:................................................................................................3
2. Thuận lợi:..........................................................................................................3
3. Khó khăn:..........................................................................................................4
III. Các biện pháp đã tiến hành:............................................................................4
1. Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc từ đó tạo niềm vui, cơ hội cho trẻ 
tích cực tham gia hoạt động tạo hình................................................................4
2. Ứng dụng các phương pháp tiên tiến vào hoạt động tạo hình...........................8
3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tạo hình..................................10
4. Tăng cường tổ chức các hoạt động tạo hình sáng tạo......................................12 
5. Sáng tạo hình thức và không gian tổ chức các hoạt động tạo hình.................13
6. Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh......................................................15
IV. Hiệu quả của sáng kiến:....16
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....18
1. Kết luận chung:. .18
2. Khuyến nghị:...18
PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 2
 * Mục đích nghiên cứu:
 Tìm ra các biện pháp để giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ở trường mầm non 
nâng cao chất lượng tạo hình. 
 * Đối tượng nghiên cứu:
 Đi sâu vào nghiên cứu những hình thức sinh động, hấp dẫn để giúp trẻ 
mẫu giáo 3- 4 tuổi nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ mẫu giáo bé.
 * Phạm vi đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
 Trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ở trường mầm non .
 * Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu: 
 - Năm học 2020-2021.
 * Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận
 - Phương pháp tham khảo tài liệu
 - Phương pháp điều tra thực trạng.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 - Phương pháp quan sát.
 * Bảng tổng hợp đánh giá thực trạng khả năng taọ hình của trẻ 3-4 
tuổi .
 Tôi đã xây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ năng tạo hình của trẻ thông qua 
các hoạt động của trẻ 3-4 tuổi. Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2020 - 
2021 tại lớp mình tôi đã thu được kết quả như sau: 
 Tổng Phối hợp Sắp xếp bố 
 Vẽ Nặn, xé dán Tô màu
 số nguyên liệu cục
 59 Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ
 trẻ
 Đầu 18 41 15 44 25 34 20 39 12 47
 năm 30% 70% 25% 75% 43% 57% 33% 67% 20% 80%
 Với kết quả khảo sát như trên, tôi thấy một số kỹ năng tạo hình của trẻ 
chưa tốt , tôi luôn băn khoăn suy nghĩ để đưa ra những giải pháp và sử dụng các 
biện pháp để khi tổ chức các hoạt động cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó nâng 
dần khả năng khả năng tạo hình của trẻ. 4
 - Bản thân tôi nắm vững phương pháp, kỹ năng tổ chức hoạt động tạo 
hình, nhiệt tình làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, được tham gia bồi dưỡng chuyên 
đề tạo hình do phòng giáo dục huyện, trường tổ chức.
 - Giáo viên trong lớp niềm nở với phụ huynh. Giữa các giáo viên luôn hòa 
đồng, đoàn kết, thường xuyên tao đổi kinh nghiệm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 
Trong các tiết học giáo viên phối hợp nhịp nhàng nâng cao chất lượng giờ học, 
tạo niềm vui cho trẻ.
 - Đa số các bậc phụ huynh của lớp đều nhiệt tình ủng hộ các cô và các con 
trong hoạt động của lớp.
 3. Khó khăn:
 - Nguồn nguyên liệu cho trẻ tổ chức hoạt động tạo hình còn chưa phong 
phú, chỉ có một số nguồn nguyên liệu căn bản, chưa thu hút được hứng thú tham 
gia của trẻ. 
 - Một số học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình, kỹ năng, 
đặc biệt là kỹ năng xé dán, tạo hình sáng tạo của trẻ không có. Trình độ của học 
sinh không đồng đều, học sinh ít được áp dụng các phương pháp tiên tiến.
 - Đa số phụ huynh hiện nay do công việc bận rộn không có nhiều thời 
gian dành cho con tìm hiểu về thế giới xung quanh, tham quan dã ngoại, nơi ở 
khu đô thị chật chội, không gian thiên nhiên còn hạn hẹp vì thế mà sự hiểu 
biết của trẻ về thế giới xung quanh, được tiếp xúc với các đối tượng còn hạn chế.
 Sau khi nghiên cứu thực tế thuận lợi và khó khăn và tổ chức khảo sát đánh 
giá thực trạng kĩ năng tạo hình của trẻ, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp 
như sau:
 III. Các biện pháp. 
 1. Xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc tạo niềm vui, cơ hội cho 
trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình 
 1.1, Thay đổi bản thân để xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc.
 Trong năm học 2020- 2021, nhà trường đã xây dựng kế hoạch năm học 
với chủ đề “ Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc”. Hưởng ứng phong trào 
này, bản thân tôi tự nhủ mình phải thực sự thay đổi để xây dựng một lớp học 
hạnh phúc. Trường, lớp mầm non hạnh phúc là nơi mà các cô giáo, phụ huynh 
và học sinh đều cảm thấy hạnh phúc. Đó là nơi mà các cô tìm được niềm đam 
mê, nhiệt huyết của mình, là nơi họ tích cực đưa ra các phương pháp tổ chức 
hoạt động giáo dục một cách chủ động, sáng tạo, luôn thiết lập được mối quan 
hệ thân thiết, gắn bó và chia sẻ với các con và phụ huynh. 
 ( Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.1) 6
ngoài để hoàn toàn vui vẻ khi đến với các con. Tôi tin rằng khi mình đến với con 
bằng tình thương, sự tôn trọng, bằng cả tâm trí, sự sáng tạo thì không chỉ các 
con mà cả đồng nghiệp, phụ huynh và bản thân mình sẽ cảm đều thấy vô cùng 
hạnh phúc, yêu thươngThay đổi như thế, chính bản thân giáo viên và các con 
đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong tất cả các hoạt động.
 1.2, Xây dựng môi trường tạo niềm vui, cơ hội cho trẻ tích cực tham gia 
hoạt động tạo hình 
 a. Xây dựng môi trường tạo niềm vui cho trẻ.
 Trẻ 3-4 tuổi là lứa tuổi đầu tiên của mẫu giáo. Dường như trẻ sang một 
môi trường mới hơn đòi hỏi nhiều kĩ năng hơn, nhiều kiến thức và thái độ tốt 
hơn. Ty nhiên một số trẻ chưa hình thành thói quen hằng ngày đến lớp, đi học 
vẫn còn khóc nhè, thậm chí la hét đòi theo bố mẹ về, không chịu vào lớp. Trẻ 
nhút nhát chưa thể hiện được ngôn ngữ giao tiếp của mình, chưa mạnh dạn 
tham gia vào các hoạt động cùng cô, cùng bạn. Qua quá trình giao tiếp với trẻ tôi 
nhận thấy hoạt động tạo hình chính là cách mà trẻ có thể bộc lộ những xúc cảm 
thầm kín trong suy nghĩ nhỏ bé thông qua các sản phẩm do chính trẻ làm ra. Trẻ 
thể hiện với mọi người suy nghĩ của mình bằng các bức vẽ, sản phẩm 
nặn...Chính vì vậy, việc xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc sẽ tạo niềm 
vui, tạo cơ hội cho trẻ hứng thú với hoạt động tạo hình. Bởi lẽ, khi trẻ vui vẻ, 
hạnh phúc thì mới có thể biến những cảm xúc ấy thành những sản phẩm tạo hình 
đẹp, sáng tạo có tính thẩm mỹ cao.
 Nhằm giúp các con vui vẻ, yêu thích đến lớp như đang ở trong chính ngôi 
nhà của mình, ngay từ đầu năm học, dưới sự hướng dẫn của ban giám hiệu, bản 
thân tôi kết hợp cùng giáo viên ở lớp xây dựng kế hoạch hoạt động tháng, ngày, 
giờ để trẻ “ Vui khi tới trường, hồ hởi khi gặp bạn gặp cô, hứng thú khi tham gia 
hoạt động”. Lớp tôi đã xây dựng biển hiệu lớp là “ Nụ cười của bé”. Nụ cười 
trên đôi môi xinh sẽ theo bé mỗi ngày tới lớp, tạo nên hạnh phúc của cô mỗi 
ngày tới trường.
 ( Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.3)
 b. Sáng tạo các đồ dùng tạo hình 
 Bản thân tôi nhận thấy các nguyên vật liệu, các đồ dùng, dụng cụ tạo hình 
rất cần thiết nhằm giúp trẻ có thêm nhiều trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu “học mà 
chơi, chơi mà học” của trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo bé, do kỹ năng tạo hình vẽ, nặn 
xé dán còn hạn chế nên việc in dập là một hình thức tuyệt vời đáp ứng nhu cầu 
vui chơi, học tập của trẻ, kích thích khả năng sáng tạo của trẻ.
 Bên cạnh việc in tạo hình bằng các phương tiện sẵn có như in lá cây, in bàn 
chân, bàn tay... tôi đã sáng tạo mẫu in từ các phương tiện đơn giản cho trẻ như: 8
Để thực hiện biện pháp này tôi đã thiết kế một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo để 
ứng dụng trong các hoạt động
 Ví dụ 1: Thiết kế đồ chơi từ túi giấy “ Chú voi đáng yêu”
*Chuẩn bị: Túi giấy, bìa màu, mắt, keo sữa
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Gấp một chiếc túi: cắt một tờ giấy hình chữ nhật có kích thước 25cm 
- 30cm.
+ Bước 2: Cắt 3 hình tròn có kích thước bằng nhau: có đường kính 24cm
+ Bước 3: Lấy hồ sữa bôi lên đây túi dán 2 hình tròn làm tai, sau đó dán hình 
tròn còn lại làm đầu.
+ Bước 4: Cắt dải giấy dài 25cm-30cm rộng 5cm rồi gập gấp khúc.
+ Bước 5: Chọn khuy hột hạt lấy hồ sữa dán làm mắt.
 *Ứng dụng: Hoạt động góc, hoạt động học: khám phá, văn học.
 ( Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.3.2)
Ví dụ 2: Thiết kế đồ chơi mặt nạ giấy “ Mặt nạ nữ hoàng”
*Chuẩn bị: Bìa màu, giấy màu, nhũ, keo sữa, màu nước 
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Đặt một cặp kính lên một tờ giấy dày hoặc bìa cát tông, dùng bút chì 
cẩn thận vẽ theo viền chiếc kính.
+ Bước 2: Vẽ hai hình bên trong để làm mắt, sau đó dựa vào đường viền kính để 
vẽ một chiếc mặt nạ có hình vương miện và cắt ra.
+ Bước 3: Lấy đầu bút chì chọc thủng hình con mắt rồi dùng kéo khoét theo nét 
vẽ. Làm tương tự với mắt bên kia.
+ Bước 4: Bẻ vuông góc phần đầu chiếc ống hút có khấc và dán vào mặt sau 
chiếc mặt nạ cầm tay.
+ Bước 5: Dùng nhũ và dùng màu nước để tô điểm cho chiếc mặt nạ nữ hoàng.
*Ứng dụng: Hoạt động góc, hoạt động nêu gương bé ngoan, biểu diễn văn nghệ.
 ( Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.3.3)
Ví dụ 3: Thiết kế đồ chơi từ bìa cát tông “ Chú bọ rùa dễ thương”
*Chuẩn bị: Bìa màu, giấy màu, nhũ, bìa cát tông
 Dây, que khám họng, màu nước 
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Cắt hai hình tròn to đường kính 30cm làm thân, cánh, một hình tròn 
nhỏ làm đầu bằng bìa các – tông, vài hình tròn nhỏ làm đốm. Hai sợi dây dài, hai 
chốt, hai que khám họng, giấy bạc.
+ Bước 2: Cắt một hình tròn làm đôi thành hai cánh. Sau đó lấy giấy bạc bọc 
bên ngoài bìa cáttông ( cánh, thân )

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_tao_hinh.doc