SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động kết nối qua zoom cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở nhà nghỉ dịch

Qua nhiều năm công tác tại trường, được tiếp xúc với trẻ, được quan sát trẻ chơi, tôi nhận thấy rằng trẻ Mầm non nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng rất thích được tham gia các hoạt động trên lớp. Do nghỉ dài ngày, các con không được tiếp xúc thường xuyên với mọi người cùng nên rất mong được gặp gỡ cô và các bạn. Hơn nữa các con cũng cần có những kiến thức và kỹ năng để tự mình xử lý được những tình huống hàng ngày. Để có thể giúp các con giao lưu với bạn và học những kỹ năng cơ bản, trường mầm non Ngọc Thụy đã xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động kết nối đến các khối lớp. Tuy nhiên thời gian đầu phụ huynh và các con chưa tích cực tham gia.Vì lẽ đó nên tôi đã áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động kết nối cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường mầm non nơi tôi giảng dạy.
doc 12 trang lethu 08/05/2024 720
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động kết nối qua zoom cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở nhà nghỉ dịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động kết nối qua zoom cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở nhà nghỉ dịch

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động kết nối qua zoom cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở nhà nghỉ dịch
 MỤC LỤC
STT Nội Dung Trang
1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
 1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp tới vấn đề 2
 nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm
 2. Thực trạng vấn đề 2
 2.1. Thuận lợi 2
 2.2. Khó khăn 3
 3. Các biện pháp thực hiện 3
 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng nội dung kết nối 3
 3.2.Biện pháp 2: Chuẩn bị trang thiết bị, đồ dùng trước giờ 
 kết nối 3
 3.3. Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện tốt nội dung kết nối 4
 3.3.1. Tăng cường hứng thú cho học sinh trong buổi giao 
 lưu trực tuyến 4
 3.3.2. Quản lý lớp học 5
 3.4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh 6
 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 6
 4.1. Đối với trẻ 7
 4.2. Đối với giáo viên 7
 4.3. Đối với phụ huynh 7
3 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7
 1. Kết luận 7
 2. Kiến nghị 8
 2/12 Trẻ thường xuyên tham gia kết nối là 16 trẻ đạt 52%. 
 Trẻ hào hứng với hoạt động kết nối là 10 trẻ đạt 32%
 Trẻ biết thực hiện theo hướng dẫn của cô là 14 trẻ đạt 45%
 Trẻ hoàn thành các bài tập kết nối là 11 trẻ đạt 35%
 Là một giáo viên mầm non dạy lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi tôi luôn nghĩ phải 
làm như thế nào để cho trẻ tham gia hoạt động kết nối một cách tích cực, hiệu 
quả hơn. Chính vì vậy trong những năm công tác tại trường bản thân đã tích lũy 
được một số kinh nghiệm, học hỏi những người đi trước, chị em đồng nghiệp, 
tôi xin mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ 
chức hoạt động kết nối qua zoom cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở nhà nghỉ dịch” 
làm đề tài sáng kiến trong năm học này. 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp với vấn đề nghiên cứu tổng 
kết kinh nghiệm.
 Qua nhiều năm công tác tại trường, được tiếp xúc với trẻ, được quan sát trẻ 
chơi, tôi nhận thấy rằng trẻ Mầm non nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng rất 
thích được tham gia các hoạt động trên lớp. Do nghỉ dài ngày, các con không 
được tiếp xúc thường xuyên với mọi người cùng nên rất mong được gặp gỡ cô 
và các bạn. Hơn nữa các con cũng cần có những kiến thức và kỹ năng để tự 
mình xử lý được những tình huống hàng ngày. Để có thể giúp các con giao lưu 
với bạn và học những kỹ năng cơ bản, trường mầm non Ngọc Thụy đã xây dựng 
kế hoạch tổ chức hoạt động kết nối đến các khối lớp. Tuy nhiên thời gian đầu 
phụ huynh và các con chưa tích cực tham gia.Vì lẽ đó nên tôi đã áp dụng một số 
biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động kết nối cho trẻ mẫu giáo bé 3-
4 tuổi ở trường mầm non nơi tôi giảng dạy.
2. Thực trạng vấn đề:
 Trong năm học 2021 - 2022 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công 
dạy lớp mẫu giáo bé. Trong quá trình tổ chức các hoạt động kết nối cho trẻ tôi 
đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
 2.1. Thuận lợi: 
 Bản thân có nhiều năm liên tục chủ nhiệm lớp mẫu giáo bé, luôn yêu nghề, 
mến trẻ, có tinh thần học hỏi chuyên môn. 
 Hầu hết trẻ trong lớp đều đã qua lớp nhà trẻ nên nhận thức đồng đều.
 Một số phụ huynh bước đầu đã quan tâm đến các hoạt động chăm sóc, giáo 
dục trẻ của nhà trường nói chung và những hoạt động của lớp nói riêng.
 2.2. Khó khăn : 
 4/12 Chuẩn bị trang phục lịch sự: Tạo cảm giác nghiêm túc hơn thì người dạy 
nên có trang phục phù hợp. Ngoài ra, bài giảng có thể được lưu lại và chia sẻ với 
nhiều người trên mạng xã hội, nên trang phục chỉnh tề rất cần thiết.
 Chuẩn bị giáo án, bài giảng chi tiết: Sẽ không giống như các bài học trên 
lớp, bài giảng online cần được minh họa bằng video ngắn, hình ảnh, sơ đồ để 
học sinh tưởng tượng một cách dễ dàng nhất.
 3.3. Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện tốt nội dung kết nối.
 3.3.1. Tăng cường hứng thú cho học sinh trong buổi giao lưu trực tuyến.
 Theo tôi, đây là điều quan trọng nhất giúp dạy trực tuyến hiệu quả. Dạy 
trực tuyến khác với dạy trực tiếp ở chỗ các con phải ngồi trước màn hình máy 
tính, điện thoại thụ động khiến các con dễ chán, mệt. Vậy tôi đã làm những việc 
sau và thấy cũng khá hiệu quả.
 Tạo không gian chờ thật thú vị: Trước khi buổi kết nối diễn ra, tôi sẽ vào 
phòng Zoom sớm hơn tầm 5 phút để duyệt cho các con vào sớm. Khi các con 
nghe âm thanh sẽ thấy thú vị, mới mẻ và gây chú ý hơn. Tôi mở các bản nhạc, 
bài hát, video để tạo không khí vui tươi khi chuẩn bị buổi học Việc này giúp cho 
tâm thế vui tươi và hứng thú, thích vào học đúng giờ.
 Phần khởi động không bỏ qua mà cho các con đứng dậy, vận động hình thể 
theo một bài hát vận động vui nhộn. Các con rất thích.
 Chú trọng tổ chức cho HS vận dụng kiến thức vào các tình huống và thực 
tế cuộc sống. Kỹ năng sống chính là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ 
tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin vững vàng 
trước mọi khó khăn thử thách.
 Như chúng ta đã biết đối với tuổi mẫu giáo, hoạt động chủ đạo của trẻ chủ 
yếu là hoạt động chơi, trẻ thích được tìm tòi khám phá những cái mới lạ trong 
cuộc sống, muốn tự mình trải nhiệm, thử thách, bên cạnh đó đa số trẻ chưa có kỹ 
năng ứng phó, kỹ năng giao tiếp, chia sẻ, kỹ năng tự phục vụ... điều đó càng 
chứng minh hơn trong thời gian vừa qua lây lan của đại dịch covid 19 trẻ em 
mầm non chưa được đến trường, ở nhà trẻ chủ yếu là xem điện thoại, chơi điện 
tử, trẻ ít giao tiếp với mọi người, nên kỹ năng sống của trẻ ngày càng mất đi 
trong khi đó kỹ năng sống chính là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ hoàn 
thiện bản thân.
 Ở lứa tuổi mẫu giáo, kỹ năng sống chiếm một vị trí hết sức quan trọng nó 
góp phần giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người, giúp trẻ học tập, 
lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để trẻ vận dụng trong cuộc sống sau này. 
Trong xã hội hiện nay, kiến thức của con người ngày càng phát triển và mở 
rộng, từng cá nhân, nếu không được bồi dưỡng, cập nhật thông tin thường xuyên 
 6/12 Việc phụ huynh phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục trẻ cũng 
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Để làm tốt công tác 
này tôi luôn phải tâm niệm một điều rằng “Làm sao cho mỗi phụ huynh có tinh 
thần hợp tác giáo dục trẻ hơn là chỉ trích, phản bác chúng ta”.
 Ngay từ đầu năm học tôi đã được chỉ đạo nội dung phối kết hợp giữa gia 
đình và nhà trường công tác chăm sóc giáo dục trẻ như sau: Phối hợp thực hiện 
chương trình giáo dục trẻ; Theo dõi và phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những 
biểu hiện của trẻ diễn ra hàng ngày, trao đổi kịp thời với giáo viên để điều chỉnh 
nội dung và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ.
 Ở trường Mầm non, công tác phối hợp với gia đình trẻ để nâng cao chất 
lượng giáo dục là không thể thiếu. Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung 
và nâng cao chất lượng hoạt động kết nối nói riêng, tôi đã luôn tạo ra được mối 
quan hệ mật thiết giữa giáo viên và gia đình trẻ.
 Vào đầu năm học thông qua buổi họp phụ huynh tôi tuyên truyền với phụ 
huynh hiểu về hoạt động kết nối. 
 Tôi thông báo với phụ huynh về thời gian tổ chức hoạt động kết nối của 
lớp, tuyên truyền nội dung giảng dạy đến phụ huynh.
 Giao bài tập cho trẻ. Phụ huynh và chỉ cần in hoặc cho con làm trực tiếp 
trên máy rồi chụp ảnh bài làm của con gửi lại cho cô giáo là xong.
 Nhờ sự phối hợp tốt với phụ huynh mà trẻ lớp tôi đã tham gia tích cực hơn 
vào các hoạt động kết nối. Do vậy những giờ kết nối của trẻ rất hiệu quả, trẻ có 
kỹ năng chơi tốt, luôn phát huy tính sáng tạo, tích cực hoạt động ở tất cả các 
hoạt động.(Ảnh 3 – phụ lục)
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm :
 Việc áp dụng các biện pháp trên đã giúp trẻ có hứng thú tham gia hoạt động 
kết nối. Ngoài ra còn giúp giáo viên thêm tự tin và có thêm kỹ năng dạy học 
online. Hơn nữa, phụ huynh hăng hái và hỗ trợ các con, tin tưởng giáo viên về 
hiệu quả giảng dạy và chất lượng giáo dục của nhà trường.Vì vậy sau khi thực 
hiện các biện pháp trên tại lớp mình, tôi thấy hoạt động kết nối của lớp tôi đạt 
kết quả tốt hơn, giờ học sinh động thoải mái, trẻ hứng thú học và tích cực tham 
gia vào các hoạt động. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ của lớp mạnh dạn và tự 
tin hơn trước rất nhiều. 
 Như vậy với việc tạo hứng thú đáp ứng với nhu cầu của trẻ. Thêm vào đó 
việc quản lý lớp học, tổ chức hiệu quả hoạt động kết nối giúp trẻ tích cực tham 
gia nhiều hơn. Hơn nữa nhờ phối hợp với phụ huynh mà trẻ hoàn thành bài tập 
cô giao hoạt động kết nối của trẻ lớp tôi đã đạt được những kết quả đáng ghi 
nhận.
 8/12

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_hoat_dong.doc