SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Trung Sơn Trầm
Giúp cho trẻ phát triển về đạo đức, trí tuệ,thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo. Phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận, cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống, trong nghệ thuật. Giúp cho giáo viên mắm vững được yêu cầu của bài dạy về phát triển thẩm mĩ cho trẻ có hệ thống câu hỏi gợi mở đảm bảo với yêu cầu giáo dục, giúp cho trẻ tiếp thu, mở rộng các chuẩn cảm giác về hình màu, kích thước, tỷ lệ...Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng về tạo hình. Giúp cho phụ huynh hiểu thêm về môi trường giáo dục mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Trung Sơn Trầm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Trung Sơn Trầm
PHỤ LỤC TT NỘI DUNG TRANG I Đặt vấn đề. 1 1 Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến 1 2 Mục tiêu của đề tài 2 3 Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Thời gian 2 3.2 Đối tượng 2 3.3 Phạm vi nghiên cứu 2 II Nội dung của sáng kiến 2 1 Hiện trạng của vấn đề 2 2 Giải pháp thực hiện sáng kiến 4 2.1 Biện pháp 1: Giáo viên tự bồi dưỡng và nâng cao trình độ 5 chuyên môn, nghiệp vụ. 2.2 Biện pháp 2: Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch đưa các bài 6 tạo hình phù hợp với khả năng của trẻ. 2.3 Biện pháp 3: Xây dựng môi trường cho trẻ phát triển thẩm 7 mĩ một cách tốt nhất. 2.4 Biện pháp 4: Bước đầu lồng ghép các kỹ năng nền của bài 9 học 5E trong phương pháp Stem vào hoạt động tạo hình. 2.5 Biện pháp 5: Rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ trong các tiết 11 học ở mọi lúc mọi nơi, động viên khích lệ trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. 3 Kết quả của sáng kiến 13 4 Hiệu quả của sáng kiến 14 4.1 Hiệu quả về mặt khoa học 14 4.2 Hiệu quả về mặt kinh tế 15 4.3 Hiệu quả về mặt xã hội 15 5 Tính khả thi 15 6 Thời gian thực hiện đề tài 15 7 Kinh phí thực hiện đề tài 15 III. Kiến nghị đề xuất 15 2|15 Một số biện pháp nâng cao kỹ năng tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non 2. Mục tiêu sáng kiến kinh nghiệm. Giúp cho trẻ phát triển về đạo đức, trí tuệ,thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo. Phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận, cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống, trong nghệ thuật. Giúp cho giáo viên mắm vững được yêu cầu của bài dạy về phát triển thẩm mĩ cho trẻ có hệ thống câu hỏi gợi mở đảm bảo với yêu cầu giáo dục, giúp cho trẻ tiếp thu, mở rộng các chuẩn cảm giác về hình màu, kích thước, tỷ lệ... Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng về tạo hình. Giúp cho phụ huynh hiểu thêm về môi trường giáo dục mầm non 3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Thời gian nghiên cứu Thời gian 8 tháng bắt đầu từ tháng 8/2020 đến tháng 3/2021. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài được áp dụng cho trẻ 3-4 tại lớp C1 trường mầm non. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được áp dụng tại lớp 3-4 tuổi C1 trong Trường Mầm non Trung Sơn Trầm. II. NỘI DUNG 1. Hiện trạng vấn đề 1.1. Thuận lợi a. Về cơ sở vật chất: Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đã trang bị cơ sở vật chất cho lớp tương đối đầy đủ theo thông tư 01/VBHN-BGĐĐT Ngày 23/03/2015 ban hành danh mục ĐD-ĐC dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non trong trường mầm non. Tạo điều kiện cho giáo viên đi kiến tập, học hỏi ở các trường bạn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời đã tổ chức các tiết dạy mẫu để giúp giáo viên có điều kiện học tập nắm vững được phương pháp giảng dạy để phục vụ tốt cho ngành học. 4|15 Một số biện pháp nâng cao kỹ năng tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non - Đặc biệt năm học này nhà trường áp dụng phương pháp giáo dục Stem tôi không tham dự khóa học do phòng giáo dục Thị xã tổ chức. Bản thân còn hạn chế nhiều. c. Về học sinh: Số trẻ trong lớp 44 cháu. Nam: 28 cháu, nữ: 16 cháu. Số trẻ nhút nhát, rụt rè. Một số cháu còn quá hiếu động, 1 số do sức khỏe không ổn định không tự tin, nhiều trẻ còn rụt rè, chưa biết cầm bút, chưa biết cầm thìa ăn cơm nên không thích tham gia vào hoạt động tạo hình trong lớp. Một số trẻ chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo hình, chưa mạnh dạn tự tin trong các hoạt động. Một số trẻ còn chưa có ý trong giờ học tạo hình. Một số trẻ hiếu động còn hay la hét to ko theo sự hướng dẫn của cô... d. Về phụ huynh: Phụ huynh đa số là nông dân nên vẫn chưa quan tâm đến việc học tập và rèn luyện thể chất của trẻ, chưa phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục sức khỏe cũng như giáo dục ăn ngủ vệ sinh, sinh hoạt cho các con khoa học. Nhiều phụ huynh chưa hiểu vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phát triển thẩm mỹ đặc biệt là môn tạo hình với trẻ Mầm Non, họ nghĩ con còn nhỏ đã biết gì đâu mà học nên chưa cần học môn giáo dục. Phát triển thẩm mỹ không quan trọng mà chỉ là một môn phụ không cần quan tâm. Chưa có ý thức và chưa cần thiết giáo dục phát triển thẩm mỹ. Một số phụ huynh khác còn cho rằng việc giáo dục trẻ cho trẻ lứa tuổi này là chưa phù hợp. Đa số phụ huynh chưa quan tâm việc đến trường các cháu được học những gì? mà chỉ thích cho trẻ viết, học toán, kể chuyện đọc thơ.... Đứng trước thực trạng trên tôi thấy rằng việc giáo dục cho trẻ có ý thức, kỹ năng là vô cùng cần thiết. Cần hướng cho trẻ phát huy tính tích cực kỹ năng rèn đôi bàn tay khéo léo trong giáo dục tạo hình là rất cần thiết cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi. 1.3. Kết quả khảo sát thực tế. Cụ thể được đánh giá trong bảng khảo đầu năm như sau: Số trẻ trong lớp 44 trẻ. - Số trẻ nam là 28 cháu chiếm 63%, số trẻ nữ là 16 cháu chiếm 37% 6|15 Một số biện pháp nâng cao kỹ năng tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non trong những tiết dạy mẫu, những biện pháp nghệ thuật giảng dạy hay thu hút lôi cuốn trẻ, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ. - Tham gia đầy đủ các buổi họp chuyên môn của nhà trường. - Đặc biệt năm học này nhà trường áp dụng phương pháp giáo dục Stem, do đó tôi không tham dự khóa học do phòng giáo dục Thị xã tổ chức nhưng tôi cũng đã tự tìm tỏi học hỏi để bước đầu đưa các kỹ năng nền của bài học 5E nhỏ trong phương pháp Stem vào các hoạt động tạo hình như kỹ năng dùng bút vẽ, kỹ năng dùng kéo, kỹ năng sử dụng các loại băng dính, kỹ năng đính, dán,chắp, chấm màu tô màu.. và để tiến tới sẽ đưa được bài học 5E nhỏ vào học kỳ 2 hoặc năm học tiếp theo. Qua đó tôi học hỏi được nhiều kiến thức mới qua đồng nghiệp, qua tài liệu và rút kinh nghiệm cho bản thân về hoạt động tạo hình cho trẻ 3 - 4 tuổi . (Có hình ảnh minh chứng biện pháp 1) 2.2. Biện pháp 2: Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch đưa các bài tạo hình phù hợp với khả năng của trẻ. - Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, tuần tôi phải dựa vào khả năng thực tế của trẻ trong lớp, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, với những nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, đảm bảo mục tiêu của môn học. Và đáp ứng được mục đích yêu cầu đổi mới dựa trên kết quả mong đợi, nhu cầu, khả năng của lớp trong lĩnh vực phát triển thẩm mĩ. Xây dựng nội dung kế hoạch rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ trong năm. STT Tháng Nội dung rèn kỹ năng 1 9 Rèn kỹ năng nhận biết màu và di màu 2 10 Rèn kỹ năng cầm bút và tô màu cho trẻ 3 11 Rèn kỹ năng phết hồ và dán 4 12 Rèn kỹ năng vẽ và nặn 5 1 Rèn kỹ năng in đồ họa đơn giản (in dập) 6 2 Rèn kỹ năng cầm kéo và cắt - Dựa vào khả năng của trẻ để lập kế hoach giáo dục theo giai đoạn: + Giai đoạn 1 đầu năm học: Những bài học dễ, kỹ năng tạo hình đơn giản. VD: Đầu năm học tôi cho trẻ làm quen dần với màu, cách cầm bút và di màu như: Tô màu đèn trung thu , tô màu trang phục bạn giống cháu, tô màu đồ dùng đồ chơi của bé... 8|15 Một số biện pháp nâng cao kỹ năng tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động. Trẻ chủ động tích cực vui chơi, tìm tòi khám phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo, hợp tác, trò chuyện và chia sẻ ý tưởng. Xây dựng môi trường lớp: đảm bảo tiêu chí của lớp học hạnh phúc: sáng - xanh - sạch. Màu sắc các góc thiên về gam trầm (màu giấy báo), không lòe loẹt màu sắc,. Các chi tiết vừa phải, không to quá hay nhỏ nhặt lụn vụn quá. - Bố trí các góc hợp lý giữa động và tĩnh, đồng thời tạo các góc mở cho trẻ hoạt động. - Đặc biệt là góc tạo hình: Chuẩn bị nhiều nguyên vật liệu đa dạng phong phú cho trẻ hoạt động và cho trẻ tham quan, tiếp xúc với một số bài tập tạo hình đẹp, bức tranh, bức ảnh đẹp để trẻ có những ý tưởng, cảm xúc ngắm, đặt tên và suy nghĩ tìm tòi bức trah làm bằng chất liệu, nguyên liệu gì? Để khuyến khích khơi gợi, khích lệ tư duy trẻ. Bên cạnh đó, nhằm giúp trẻ thực hành trải nghiệm tốt với môi trường tự nhiên, chúng tôi sắp xếp khu vực cho trẻ trải nghiệm với đất, cát, nước, đá, sỏi... Tại đây, giáo viên làm rất nhiều đồ dùng đồ chơi để trẻ được chơi như: Sử dụng ống tre, vỏ dừa để tạo thành đồ chơi giúp trẻ biết được quy luật nước, nhằm giúp trẻ biết được các đặc điểm, tính chất của nước. Hay các trò chơi với cát, sỏi như đồng hồ cát, đong cát, in hình bằng cát, khám phá về sỏi, khám phá âm thanh... Ngoài ra trẻ còn được tham gia vào hoạt động gieo hạt, chăm sóc cây, hoa... nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên. + Nguyên vật liệu là những đồ dùng dễ kiếm dễ bảo quản, an toàn, dễ sử dụng và phù hợp với thực tế của địa phương. Những nguyên vật liệu sẵn có như: lá cây, phế liệu hư, hỏng, vỏ hộp, vỏ lon bia, lõi giấy vệ sinh, ống chỉ, giấy bọc quà, giấy báo, vỏ ngao, sò, hến , vỏ trứng, len vụn. Chai la vi... + Sưu tầm các nguyên vật liệu từ sản phẩm của nghề nông với sự ủng hộ của phụ huynh lại càng đa dạng và phong phú như: các loại hạt ngũ cốc, rau, củ, quả tươi và khô, các loại vỏ chai, lá cây, vỏ sò, hến..... + Sắp xếp các nguyên vật liệu: trẻ có thể nhìn thấy rõ, lấy được dễ dàng để thực hiện bất cứ lúc nào trẻ thích hoạt động. + Tự tạo các nguyên vật liệu tạo hình an toàn như: màu nước từ nguyên liệu thiên nhiên, bột nặn.... + Tự tạo dụng cụ, đồ in tạo hình bằng các phương tiện sẵn có như: lá cây, quả khế, cà rốt, hạt gấc, tăm bông in hình bằng bàn tay, ngón tay, bàn chân....,
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_ky_nang_tao_hinh_cho_tre_3_4.docx