SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vận động cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Hoa Sen

Đối với trẻ mầm non hàng ngày trẻ đến trường được học, được chơi, được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong mọi hoạt động, ở độ tuổi này trẻ đang phát triển mạnh và đặc biệt là lứa tuổi trẻ 3-4 tuổi, chúng đang trong thời kỳ trải qua giai đoạn tính bản ngã, nên việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ là vô cùng cần thiết, thông qua các bài tập thể dục buổi sáng, các bài tập vận động cơ bản, các vận động thô, vận động tinh, ở mọi lúc mọi nơi, giúp trẻ có được một cơ thể khỏe mạnh, thân hình cân đối, trẻ nhanh nhẹn hoạt bát hơn và đảm bảo cho trẻ phát triển những yếu tố cơ bản như: Nhanh, mạnh, khéo, bền.

Để đáp ứng được nhu cầu đó, đòi hỏi người giáo viên mầm non trong công tác giảng dạy luôn phải linh hoạt, sáng tạo, gây được hứng thú cho trẻ trong hoạt động, nắm vững các kỹ thuật, kỹ năng ở các bài tập vận động cơ bản, các kỹ năng trong vận động thô vận động tinh, để hướng dẫn trẻ một cách có hiệu quả.

Năm học 2023 - 2024 bản thân tôi được BGH nhà trường giao phụ trách lớp 3-4 tuổi C2. Tôi nhận thấy rằng việc vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ một cách có hiệu quả thì bản thân còn hạn chế, chưa linh hoạt, sáng tạo, kỹ năng sư phạm của còn chưa cao. Trẻ chưa hứng thú, chưa mạnh dạn, tự tin khi tham gia hoạt động, kỹ năng thực hiện các vận động của trẻ còn chưa đạt hiệu quả cáo theo kết quả mong đợi.

docx 20 trang lethu 18/12/2024 70
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vận động cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Hoa Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vận động cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Hoa Sen

SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vận động cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Hoa Sen
 STT NỘI DUNG TRANG
 MỤC LỤC 4
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 5
 1 Lý do chọn đề tài 5
 2 Mục đích nghiên cứu 5
 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
 4 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 5-6
 5. Phương pháp nghiên cứu 6
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6 - 13
 1 Cơ sở lý luận 6
 2 Cơ sở thực tiễn( Thực trạng) 6
 2.1 Thuận lợi 6
 2.2 Khó khăn 6
 3 Các biện pháp thực hiện 7
 3.1 Biện pháp 1: Lên kế hoạch giáo dục phát triển vận động cho trẻ 7 - 8
 Biện pháp 2: Rèn kỹ năng vận động cho trẻ thông qua hoạt động phát triển 
 3.2 8 - 10
 vận động
 Biện pháp 3: Rèn kỹ năng vận động cho trẻ thông qua các hoạt động 
 3.3 10 
 khác
 3.4 Biện pháp 4: Rèn kỹ năng vận động cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi 10 -12
 3.5 Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh rèn kỹ năng vận động cho trẻ. 12
III . KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG 12 -13
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 13
 1 Kết luận 13
 2 Bài học kinh nghiệm 13 - 14
 3 Kiến nghị - đề xuất 14 -15
V. PHỤ LỤC 
 hiện rèn kỹ năng cho trẻ trong các hoạt động phát triển vận động, để kỹ năng của trẻ 
trong hoạt động đạt cao hơn. 
 Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài:“ Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vận 
động cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Hoa Sen”.
2. Mục đích nghiên cứu.
 - Tạo tiền đề để phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ về đức, thể, mĩ.
 - Giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, thân hình cân đối.
 - Nhằm cung cấp và nâng cao cho trẻ những kỹ năng trong hoạt động phát triển 
vận động.
 - Rèn sự nhanh nhẹn, khỏe mạnh, bền ở trẻ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Tìm hiểu thực trạng việc trẻ hứng thú tham gia hoạt động thể chất và kỹ năng vận 
động của trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non Hoa Sen và đề xuất một số biện pháp phát 
triển kỹ năng vận động cho trẻ 3-4 tuổi , giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển 
cân đối, có kỹ năng vận động và phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể , phối hợp các 
giác quan tốt, mạnh dạn tự tin khi tham gia các hoạt động.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 
 - Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 3-4 tuổi 
 - Phạm vi nghiên cứu: Lớp MGB C2
5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp trực quan
 - Phương pháp tích hợp
 - Phương pháp thực hành , trải nghiệm.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 - Đồ dùng trang thiết bị phục vụ dạy trẻ “Phát triển vận động” chưa phong phú.
 - Việc vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy trẻ trong hoạt động “phát triển 
vận động” của giáo viên còn gò bó, chưa linh hoạt sáng tạo, còn hạn chế trong việc 
ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy trẻ
 - Trẻ kỹ năng thực hiện còn hạn chế.
 - Nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển vận động cho trẻ hoạt động thể dục 
buổi sáng của một số phụ huynh còn hạn chế, còn đưa trẻ đi học muộn. 
 Căn cứ vào tình hình thực tế tôi đã tiến hành khảo sát việc phát triển vận động 
cho trẻ ngay từ đầu năm học. ( Số lượng trẻ: 34)
 Đầu năm
 TT Nội dung khảo sát 
 SL TL%
 Số trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt 
 1 34 100%
 động phát triển vận động 
 Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng 
 2 các động tác trong bài tập thể dục theo 27 79,4
 hiệu lệnh
 Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực 
 3 24 70,5
 hiện vận động
 4 Kiểm soát được vận động 26 76,4
 5 Phối hợp tay mắt trong vận động 22 64,7
 Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực 
 6 20 58,8
 hiện bài tập tổng hợp
 động; còn phần kỹ năng là những việc mà trẻ được làm dưới sự định hướng của cô, 
được thể hiện trực tiếp cùng cô, cùng bạn trong giờ hoạt động. 
 Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi cùng giáo viên trong tổ 3 tuổi đã nhóm 
họp lại xác định mục tiêu giáo dục và làm ngân hàng nội dung, theo sự kiện, chủ đề 
trong tháng, soạn giáo án cho tất cả các hoạt động dạy trẻ trong các lĩnh vực phát triển 
nói chung và cho hoạt động phát triển vận động nói riêng. Bên cạnh việc xác định mục 
tiêu và chọn ngân hàng nội dung thì việc xác định kiến thức, kỹ năng của hoạt động 
chính xác, phù hợp cũng vô cùng cần thiết. Đồng thời khi chọn nội dung bài dạy tôi phải 
xác định đúng yêu cầu nếu VĐCB là phát triển cơ chân thì TCVĐ phải là phát triển cơ tay 
hay ngược lại, tránh sự trùng lặp.
 Ngoài ra tôi xây dựng kế hoạch cụ thể rõ ràng theo tuần, tháng theo đúng chủ đề 
sự kiện và đưa các bài vận động cơ bản từ dễ đến khó theo nguyên tắc ‘đồng tâm phát 
triển’ để cho trẻ làm quen dần, tôi lập kế hoạch rồi gửi ban giám hiệu để được bổ sung 
thêm. Các vân động: Đi và chạy; Bò, trườn, trèo; Tung, ném, bắt; Bật - nhảy. Tôi lên 
kế hoạch các bài tập theo tháng đảm bảo tháng nào cũng có đủ các nhóm bài tập với 
độ khó tăng dần để giúp trẻ phát triển toàn diện các nhóm cơ.
 Ví dụ: Trong kế hoạch tháng 9 tôi đưa các vận động cơ bản đơn giản và trẻ có 
thể dễ dàng thực hiện như: Đi trong đường hẹp
 Tháng 10 tôi đưa vận động cơ bản: Đi chạy theo hiệu lệnh, đi kiễng gót
 Hoặc kế hoạch tháng 11 vận động cơ bản: Chạy thay đổi theo hướng ziczac , 
chạy 15m theo hướng thẳng, trườn về phía trước.
 Từ học kỳ 2 cho đến cuối năm khi trẻ đã thuần thục các vận động tôi bắt đầu 
nâng dần các vận động cơ bản khó hơn cho trẻ để đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo hơn 
để phát huy tính tích cực hoạt động cho trẻ. 
 Trong hoạt động phát triển vận động ngoài vận động cơ bản thì trò chơi vận 
động cũng rất quan trọng. Và tôi tìm tòi lựa chọn trò chơi vận động, trò chơi dân gian luôn quan tâm uốn nắn, sửa sai cho trẻ, động viên, khen trẻ kịp thời để trẻ hứng thú 
tham gia hoạt động từ đó sẽ nâng cao được kỹ năng vận động cho trẻ. 
 + Trong khi cho trẻ hồi tĩnh tôi luôn điều chỉnh uốn nắn trẻ khi đi, khi làm các 
động tác nhẹ nhàng để hồi tĩnh làm sao cho đều cho đẹp.
 Ví dụ: Khi dạy bài tập đi thăng bằng trên ghế thể dục. Tôi cho trẻ khởi động theo 
nhạc bài “ Ba em là công nhân lái xe” trẻ đi vòng tròn và làm các bác lái xe đi chạy 
theo yêu cầu và hiệu lệnh của cô và theo nhạc nhanh, chậm. đến bài tập phát triển chung 
tôi gây hứng thú cho trẻ bằng hình thức cho trẻ thi đua đồng diễn tập các động tác của 
bài tập phát triển chung cùng với vòng theo nhạc bài “ cháu yêu cô chú công nhân”. 
VĐCB tôi làm mẫu thật chuẩn đúng kỹ thuật, đảm bảo tốt về kỹ năng đi thăng bằng, 
đồng thời tôi luôn quan tâm tuyệt đối đến việc uốn nắn sửa sai cho trẻ khi trẻ thực hiện 
và động viên khen trẻ kịp thời để trẻ hứng thú thực hiện, bên cạnh đó tôi cho trẻ thi đua 
đi hết ghế và chọn hoa quả giúp các bác cấp dưỡng, trẻ rất hứng thú.
 Ngoài ra ở phần TCVĐ tôi lựa chọn những trò chơi vận động phù hợp đảm bảo 
kết hợp tay chân nhịp nhàng thích hợp với vận động và chủ đề sự kiện, khi trẻ tham gia 
trò chơi tôi luôn quan tâm uốn nắn cho trẻ cả về kỹ năng chơi ở các trò chơi từ đó cũng 
giúp trẻ hứng thú hơn.
 Ở phần hồi tĩnh tôi cho trẻ đi nhẹ nhàng theo nhạc bài “ Gia đình nhỏ hạnh phúc 
to”, khi trẻ đi làm các động tác nhẹ nhàng hồi tĩnh tôi cũng nhắc nhở động viên để trẻ 
chú ý làm đẹp hơn.
 Hay: Khi dạy trẻ hoạt động Bò chui qua ống 
 Hình ảnh 1: Trẻ bò chui qua ống
 Mục đích yêu cầu của vận động này là trẻ phối hợp chân, tay nhịp nhàng và định 
hướng để có thể đi theo hướng thẳng và chui được qua ống mà không chạm vào ống. 
Trong khi trẻ thực hiện, tôi luôn bao quát quan sát trẻ vè rèn trẻ kỹ năng thực hiện. Trẻ 
tập sai tôi cho trẻ tập lại, phân tích tập lại cho trẻ quan sát kỹ hơn. Đồng thời tôi khích 
lệ trẻ để trẻ có thể tự tin khi tham gia vận động. bản như dùng bút để vẽ hình người, nhà cây, dùng kéo để cắt theo đường thẳng, sử 
dụng đất nặn: Lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt kỹ năng xé: Xé dải dài, xé vụn, xé theo vết 
chấm lỗkỹ năng dán: chấm hồ 
 Ví dụ: Để tài “Vẽ xương rồng”.
 Hình ảnh 3: Trẻ vẽ xương rồng
 Tôi hướng dẫn trẻ cách cầm bút bằng tay phải, giữ giấy bằng tay trái để vẽ và 
khi vẽ xong trẻ dùng sáp màu và di màu nhẹ nhàng, không trờm ra ngoài. Trẻ hứng thú 
vẽ và tạo ra sản phẩm
* Hoạt động âm nhạc:
 Giáo dục âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật,thể hiện tình yêu thương con 
người . khi trẻ vận động theo nhạc trong giờ âm nhạc trẻ rất hứng thú, thông qua các 
bài vận động giúp trẻ rèn luyện các khớp ngón tay, cổ tay, cơ thể linh hoạt, phản xạ 
nhanh
 VD: Dạy trẻ vận động bài hát: Gia đình gấu”. Tôi cho trẻ vận động theo ý thích 
của trẻ,hay hướng trẻ vận động các động tác theo các câu hát
3.4. Biện pháp 4: Rèn kỹ năng vận động cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
* Hoạt động ngoài trời
 Thông qua hoạt động ngoài trời giúp hình thành và phát triển kỹ năng vận động, 
góp phần quan trọng vào việc phát triển vận động cho trẻ. hoạt động ngoài trời là cần 
thiết và rất hữu ích, qua đây giáo viên trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng về cách tổ 
chức các trò chơi dân gian và trò chơi vận động và ở mỗi trò chơi đều rèn cho trẻ những 
kỹ năng trong hoạt động. 
 Khi trẻ chơi cầu trượt liên hoàn trẻ bước lên bậc thang, trẻ trượt xuống cầu trượt 
qua đó rèn cho trẻ kỹ năng trèo lên xuống bậc, trượt chui qua ống qua đó sẽ giúp cho 
trẻ có kỹ năng bò chui qua ống. 
 Hình ảnh 4: Trẻ hoạt động ngoài trời

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_ky_nang_van_dong_cho_tre_3_4.docx