SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 3-4 tuổi
Đối với trẻ, âm nhạc là cả một thế giới kì diệu, đầy xúc cảm với những lời ca, giai điệu trầm bổng, sự phong phú của âm hình tiết tấu, sự ngộ nghĩnh của các hình tượng, sự nhịp nhàng, uyển chuyển, sự khỏe khoắn của các vận động, không những thế âm nhạc là phương tiện phát triển năng lực thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể chất cho trẻ, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách. Với vai trò như vậy, âm nhạc đã trở thành một nội dung cần thiết trong chương trình giáo dục mầm non, trong đó hoạt động dạy trẻ vận động theo nhạc đóng vai trò quan trọng. Trẻ mẫu giáo rất thích âm nhạc, nhất là vận động theo nhạc. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những xúc cảm mạnh mẽ, thôi thúc trẻ có những vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc. Đối với trẻ mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh, trẻ vận động phối hợp với đặc tính của âm nhạc, vận động là dụng cụ thể hiện hình tượng âm nhạc. Hoạt động này giúp trẻ phát triển cảm giác về nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra nó còn thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, giúp trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè. Các động tác múa giúp trẻ có những kỹ năng vận động đẹp, từ đó biết so sánh lựa chọn vẻ đẹp của múa. Trẻ mầm non rất thích được vận động theo nhạc nhưng những kỹ năng vận động của trẻ còn rất đơn điệu. Xuất phát từ những vai trò, thực tế và với mong muốn nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ, tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 3- 4 tuổi”.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 3-4 tuổi
nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng vận động theo nhạc cho trẻ trong các trường mầm non. 1.3. Phạm vi áp dụng đề tài: - Đề tài này trước hết áp dụng đối với trẻ 3-4 tuổi lớp tôi đang phụ trách sau đó áp dụng rộng rãi đối với các lớp mẫu giáo trong toàn trường. 2. Néi dung 2.1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu: Năm học 2018 – 2019 bản thân tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo bé với tổng số 20 cháu, có một số cháu chưa học qua lớp nhà trẻ nên có phần ảnh hưởng đến việc học của trẻ. Phần lớn bố mẹ của các cháu là dân tộc BruVân Kiều, công việc chủ yếu là làm nương rẫy nên việc quan tâm đến con em còn hạn chế. * Đặc điểm tình hình của lớp Thực hiện kế hoạch huy động số lượng đạt chỉ tiêu của nhà trường giao, ngay từ đầu năm học tôi đã huy động đầy đủ số lượng là 20 cháu đạt 100% số trẻ. Trong đó trẻ dân tộc Vân Kiều là 17 cháu, trẻ người kinh là 3 cháu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài bản thân gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.2. Thuận lợi: - Bản thân luôn được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đã tạo điều kiện mua sắm đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như tài liệu, trang thiết bị phục vụ giảng dạy. - Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, năng động sáng tạo, có trình độ trên chuẩn, có ý thức học hỏi đồng nghiệp qua các phương tiện thông tin đại chúng. - Được nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn định kì, nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên, được cấp các tài liệu để bồi dưỡng thêm chuyên môn nghiệp vụ. - Bản thân luôn yêu nghề, mến trẻ, yêu thích ca hát, có khả năng năng khiếu âm nhạc tốt. Có năng lực chuyên môn vững vàng và tổ chức tốt các hoạt động âm nhạc. 2.3. Khó khăn: - Phần lớn trẻ là con em người dân tộc BruVân Kiều, khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt còn hạn chế, nên bản thân gặp không ít khó khăn trong việc giao tiếp với trẻ 2 * Biện pháp 1: Phân tích nội dung tác phẩm để lựa chọn hình thức vận động phù hợp. Vận động là công cụ để giúp trẻ thể hiện bài hát do đó với mỗi bản nhạc hay bài hát mang đến cho trẻ, tôi phân tích nội dung tác phẩm (tính chất âm nhạc: cấu trúc, tiết tấu, giai điệu, nhịp điệu) để hình dung cách thể hiện tác phẩm để lựa chọn hình thức vận động phù hợp. Với những bài hát rõ nhịp, phách, có giai điệu tươi vui, có cấu trúc cân đối tôi có thể lựa chọn hình thức vận động theo nhịp, phách, hoặc các loại hình tiết tấu. Ví dụ: Với bài hát “Chiếc khăn tay, nào chúng ta cùng tập thể dục” tôi chọn hình thức vận động theo tiết tấu chậm. Bài hát “ Hoa bé ngoan, Chú bộ đội” tôi chọn hình thức vận động múa minh họa. Ví dụ: Bài “Cái mũi, Đường và chân” tôi cho trẻ múa minh họa. Những đoạn nhạc, những bài hát sôi động “ Con cào cào, Nắng sớm..” tôi có thể cho trẻ tập những bài thể dục nhịp điệu hay các động tác erobic khoẻ khoắn. Sau khi lựa chọn hình thức vận động, tôi cùng trẻ xây dựng các động tác cụ thể phù hợp. Việc lựa chọn hình thức vận động và các động tác phù hợp với tính chất âm nhạc sẽ giúp cho quá trình lĩnh hội các kỹ năng vận động của trẻ sẽ thuận lợi hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. * Biện pháp 2: Làm mẫu các động tác vận động cần rõ ràng, đúng tính chất âm nhạc. Đây là biện pháp quan trọng giúp trẻ nắm vững kỹ năng vận động. Vận động theo nhạc là hoạt động mang tính sáng tạo nên trước khi định hướng các động tác vận động, tôi thường tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ khả năng sáng tạo của mình và cho trẻ thực hiện thử. Ví dụ : Với bài hát “Một con vịt” vận động minh họa, tôi tiến hành các bước làm mẫu một cách chính xác từng động tác một theo lời bài hát, vừa làm vừa phân tích cho trẻ quan sát kĩ sau đó cho trẻ vận động thử cô quan sát sửa sai và tiến hành làm mẫu lần 3. Với những bài vận động theo nhịp, phách, tiết tấu trẻ đã biết, tôi để cho trẻ nhớ lại hình thức vận động và thực hiện thử ghép vào lời hát. Ví dụ: Vỗ tay theo tiết tấu chậm bài “Nhà của tôi” cho trẻ vỗ tay không nhạc, khi trẻ tương đối thuần thục thì tôi mới sử dụng nhạc cho trẻ vận động. Nhằm mục đích trẻ biết lắng nghe giai điệu, tiết tấu bài hát để vận động. 4 môi trường âm nhạc cho trẻ không những trong lớp mà còn tạo môi trường ngoài lớp học một cách phong phú hấp dẫn. Ví dụ: Trong giờ thể dục sáng, thay cho những hiệu lệnh của cô giáo là một số vận động theo nhạc với các bài hát phù hợp với chủ điểm. Như trong chủ đề “ nghề nghiệp”, tôi chọn bài hát “Làm chú bộ đội” có tiết tấu đơn giản, rõ ràng về nhịp phách để cho trẻ tập đi giống các chú bộ đội hành quân. Bằng việc cho trẻ đi hay bước theo nhạc trong giờ thể dục giúp trẻ thêm hoạt bát và là cơ sở của vận động chính xác theo nhạc. Ngoài các giờ hoạt động âm nhạc có nội dung trọng tâm dạy vận động theo nhạc, tôi lồng ghép vào các hoạt động khác như khám phá khoa học, làm quen với toán, tạo hình... một mặt để gây hứng thú cho trẻ vào giờ học, thay đổi trạng thái hoạt động của trẻ trong quá trình học tập đồng thời giúp trẻ có thêm cơ hội thực hành, ôn luyện, củng cố các kỹ năng vận động theo nhạc. Ví dụ: Tiết khám phá xã hội “Trò chuyện về chú bộ đội” cô sẽ gây hứng thú với vận động bài “Làm chú bộ đội”, như thế tiết học sẽ thêm phần hứng thú cũng là cơ hội trẻ vận động theo nhạc. Trong hoạt động chiều tôi cũng dành thời gian để rèn và dạy trẻ vận động theo nhạc. Tôi có thể ôn luyện một số vận động trẻ đã được học trong các giờ hoạt động có chủ đích hoặc có thể tập một số bài múa phục vụ cho các hoạt động lễ hội, hội thi, hội diễn. Trong trường mầm non thường tổ chức các ngày hội đến trường của bé, hội trung thu, ngày lễ, các hội thi, hội diễn, đây cũng là những cơ hội để trẻ thể hiện khả năng vận động theo nhạc của mình. Việc biểu diễn các tiết mục này trong các ngày lễ, hội giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tạo cho trẻ niềm vui, những cảm xúc mạnh mẽ, tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc và góp phần năng cao kỹ năng vận động theo nhạc của trẻ. Như vậy ở trường từ khi đón và trả trẻ âm nhạc luôn xuất hiện bên trẻ không những trong tiết học, ngoài tiết học mà bất cứ mọi lúc mọi nơi tôi đã dạy cho trẻ vận động theo nhạc giúp trẻ thêm mạnh dạn, tự tin và thích vận động theo nhạc. * Biện pháp 5: Bồi dưỡng năng khiếu vận động theo nhạc của trẻ. Tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng vận động theo nhạc của trẻ lại khác nhau. Vì thế qua những tiết vận động theo nhạc tôi quan sát phát hiện năng khiếu của trẻ để có hướng bồi dưỡng. Tôi thường cho các trẻ có năng khiếu luyện tập tham gia các tiết mục văn nghệ ở trường thông qua các hội diễn, các ngày hội, ngày lễ (ngày 6 Với kết quả đạt được như vậy kỹ năng vận động theo nhạc của trẻ ở lớp tôi đã được nâng lên rõ rệt, trẻ rất hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc đặc biệt là vận động theo nhạc đạt kết quả tốt. + Đối với trẻ thì trẻ tích cực hoạt động, mạnh dạn, tự tin khi thể hiện năng khiếu cũng như kỹ năng vận động theo nhạc. + Đối với giáo viên tôi đã biết vận dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp cũng như cách tổ chức tiết học nhẹ nhàng, lôi cuốn được sự tập trung chú ý cao độ của trẻ. Biết cách trang trí tạo môi trường âm nhạc trong và ngoài lớp phong phú hấp dẫn. + Đối với phụ huynh thì đã nhận thức được tầm quan trọng của vận động theo nhạc đối với trẻ, từ đó phụ huynh càng quan tâm đến năng khiếu vận động theo nhạc cho trẻ đã kết hợp với giáo viên sưu tầm phế liệu làm thêm đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động âm nhạc đạt kết quả tốt. 3. Phần kết luận: * Ý nghĩa của đề tài. Hoạt động làm nâng cao kĩ năng vận động cho trẻ mầm non có tầm quan trọng vô cùng to lớn đến sự phát triển nhận thức của trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển các giác quan. Để đạt được hiệu quả cao giáo viên cần nắm vững tâm sinh lí, khả năng vận động của trẻ ở lứa tuổi này, thay đổi nhiều hình thức, tạo điều kiện cho trẻ thể hiện kĩ năng vận động của mình mọi lúc, mọi nơi. Phối hợp với phụ huynh để tạo tính mạnh dạn tự tin thể hiện các kĩ năng vận động. Bản thân tôi qua quá trình tổ chức cho trẻ vận động theo nhạc cũng đã tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm cho mình và được rèn luyện khả năng âm nhạc của bản thân: - Muốn tổ chức tốt cho trẻ vận động theo nhạc thì người giáo viên luôn suy nghĩ tìm tòi những biện pháp tối ưu nhất, phù hợp nhất để dạy trẻ nâng cao kĩ năng vận động theo nhạc đạt kết quả. - Bản thân luôn trao đổi học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp và thường xuyên học tập và rèn luyện để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. - Thường xuyên thay đổi môi trường học tập để tạo sự hấp dẫn, phong phú, trang trí lớp phù hợp với chủ đề, chủ điểm đặc biệt ở góc nghệ thuật. - Thường xuyên tổ chức cho trẻ được vận động theo nhạc ở mọi lúc, mọi nơi. 8
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_ky_nang_van_dong_theo_nhac_ch.doc