SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vận động trong hoạt động giáo dục Âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non A Thị trấn Văn Điển
Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và động tác nhảy múa hoặc sử dụng dụng cụ âm nhạc, gõ đệm theo bài hát góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Tất cả các động tác vận động theo nhạc như: gõ nhịp, âm hình, tiết tấu, múa.. .đều thực hiện nhiệm vụ chung là cảm nhận tiết tấu âm nhạc, nhưng mỗi loại vận động lại có chức năng riêng, do đó yêu cầu cũng khác nhau. Vỗ tay, gõ nhịp, dậm chân có tác dụng giúp trẻ nắm vững tiết tấu, nhịp, phách trong tác phẩm âm nhạc. Múa, vận động minh họa phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ, hình thành tư thế, dáng điệu, động tác đẹp. Các bài múa được xây dựng trên cơ sở nội dung, tính chất, nhịp điệu âm nhạc, lời ca nhưng không phải bài hát nào cũng xây dựng thành điệu múa. Múa có thể là những động tác minh họa, miêu tả thiên nhiên. Múa được sử dụng chủ yếu ở độ tuổi mẫu giáo. Cùng với sự phát triển của trẻ thì kỹ năng múa của trẻ ngày càng rõ ràng và đa dạng. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những xúc cảm mạnh mẽ, thôi thúc trẻ có những vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc. Trẻ 3-4 tuổi các cơ chi đã bắt đầu linh hoạt, nhu cầu vận động ngày càng lớn, đồng thời các hệ cơ quan trong cơ thể trẻ đã hoàn thiện các chức năng tâm lý: Xúc cảm, tình cảm, ghi nhớ, chú ý đã có chủ định, trẻ đã có thể ghi nhớ và thể hiện lại các vận động từ cơ bản đến phức tạp. Trong độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu biết chuyển động nhịp nhàng theo tính chất âm nhạc, biết thay đổi bước chuyển động theo nhạc. Trẻ có thể thực hiện động tác múa chuyển động nhẹ nhàng một mình hoặc phối hợp với nhóm bạn. Trẻ cũng đã có thể ghi nhớ một số động tác liên hoàn theo bản nhạc hoặc lời hát. Trẻ cũng có thể thực hiện được đúng, đẹp các động tác quy định và bước đầu biết sáng tạo động tác cho riêng mình.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vận động trong hoạt động giáo dục Âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non A Thị trấn Văn Điển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vận động trong hoạt động giáo dục Âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non A Thị trấn Văn Điển
1 ĐẶT VẤN ĐỀ Có thể nói âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Âm nhạc nảy sinh từ quá trình lao động và có sức mạnh vô cùng to lớn thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của con người và trở thành phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm giữa con người mà không cần đến ngôn ngữ, âm nhạc còn là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống của mỗi con người. Trong giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật gần gũi với trẻ, được trẻ yêu thích và là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ được cái hay, cái đẹp của nghệ thuật, giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ. Âm nhạc không chỉ đơn giản là đem lại cho trẻ những niềm vui mà nó còn gợi lên trong trẻ tình cảm với quê hương, đất nước, với con người và cuộc sống. Góp phần mở rộng sự hiểu biết về xã hội, thiên nhiên và đất nước cho trẻ. Giúp đời sống tinh thần của trẻ thêm vui tươi, hồn nhiên và được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ. Đối với trẻ, âm nhạc là cả một thế giới diệu kì, đầy xúc cảm với những lời ca, giai điệu trầm bổng, sự phong phú của âm hình tiết tấu, sự nhịp nhàng, uyển chuyển, sự khoẻ khoắn của các vận động. Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc với các động tác cơ thể hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc, dụng cụ âm nhạc gõ đệm theo nhịp điệu âm nhạc. Hoạt động này giúp trẻ phát triển cảm giác về nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra còn làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè. Trên thực tế, trong các giờ vận động âm nhạc một số trẻ kỹ năng vận động còn hạn chế, rất đơn điệu, nhiều khi vận động còn chưa đúng nhạc, chưa có tính nghệ thuật. Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động giáo dục âm nhạc. Tôi luôn băn khoăn làm thế nào để thay đổi các hình thức tổ chức và nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ, nhằm cung cấp đa dạng các kỹ năng vận động cho trẻ, giúp trẻ có thêm vốn vận động để mạnh dạn, tự tin khi tham gia mọi hoạt động nghệ thuật và từ đó tự do sáng tác, phát triển các vận động phù hợp cho các bài hát, các bản nhạc mà trẻ được thưởng thức, được cảm thụ. Với mong muốn đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vận động trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình và đã triển khai đạt hiệu quả tốt. * Mục đích của đề tài: - Đánh giá được thực trạng khả năng vận động theo nhạc của trẻ tại lớp mẫu giáo bé lớp C2 trường Mầm non A Thị trấn Văn Điển. - Tìm ra các biện pháp để giúp trẻ 3-4 tuổi nâng cao kỹ năng vận động trong 3 tiết tấu âm nhạc, nhưng mỗi loại vận động lại có chức năng riêng, do đó yêu cầu cũng khác nhau. Vỗ tay, gõ nhịp, dậm chân có tác dụng giúp trẻ nắm vững tiết tấu, nhịp, phách trong tác phẩm âm nhạc. Múa, vận động minh họa phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ, hình thành tư thế, dáng điệu, động tác đẹp. Các bài múa được xây dựng trên cơ sở nội dung, tính chất, nhịp điệu âm nhạc, lời ca nhưng không phải bài hát nào cũng xây dựng thành điệu múa. Múa có thể là những động tác minh họa, miêu tả thiên nhiên. Múa được sử dụng chủ yếu ở độ tuổi mẫu giáo. Cùng với sự phát triển của trẻ thì kỹ năng múa của trẻ ngày càng rõ ràng và đa dạng. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những xúc cảm mạnh mẽ, thôi thúc trẻ có những vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc. Trẻ 3-4 tuổi các cơ chi đã bắt đầu linh hoạt, nhu cầu vận động ngày càng lớn, đồng thời các hệ cơ quan trong cơ thể trẻ đã hoàn thiện các chức năng tâm lý: Xúc cảm, tình cảm, ghi nhớ, chú ý đã có chủ định, trẻ đã có thể ghi nhớ và thể hiện lại các vận động từ cơ bản đến phức tạp. Trong độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu biết chuyển động nhịp nhàng theo tính chất âm nhạc, biết thay đổi bước chuyển động theo nhạc. Trẻ có thể thực hiện động tác múa chuyển động nhẹ nhàng một mình hoặc phối hợp với nhóm bạn. Trẻ cũng đã có thể ghi nhớ một số động tác liên hoàn theo bản nhạc hoặc lời hát. Trẻ cũng có thể thực hiện được đúng, đẹp các động tác quy định và bước đầu biết sáng tạo động tác cho riêng mình. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Đặc điểm chung: Trường Mầm non A Thị Trấn Văn Điển có bề dày đạt được nhiều thành tích cao như: Liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc cấp thành phố, cờ thi đua dẫn đầu Thành phố năm 2013 - 2014; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2014; Bằng khen của UBND Thành phố năm 2015; Bằng khen Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2018. Tháng 12/2022 đón đoàn kiến tập toàn Huyện về chuyên đề “Mầm non Xanh”. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn đoàn kết, có trình độ chuyên môn vững vàng. Phòng học sạch đẹp, thoáng mát, hệ thống điều hoà hai chiều, bình nóng lạnh, máy sấy tay khô và đầy đủ đồ dùng phục vụ cho hoạt động của trẻ. Nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng phục vụ cho các hoạt động giáo dục trẻ theo thông tư 01, bảng tương tác, đồ dùng đồ chơi Montessori, Steam. phong phú, đa dạng, sáng tạo và đẹp mắt. 2. Thuận lợi: Nhà trường có đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị như: phòng nghệ thuật riêng biệt, tranh ảnh, đàn, tivi, loa. và được đầu tư đầy đủ các tài liệu, đồ dùng, 5 của phụ huynh về tầm quan trọng của việc tổ chức thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng vận động cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động giáo dục âm nhạc tại trường mầm non. (Phụ lục 2) Đồng thời, từ ý kiến của cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh sẽ giúp giáo viên nhận ra những khuyết điểm còn tồn tại, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục, đổi mới để hoàn thiện hơn. Với việc khảo sát trẻ tôi đưa ra các nội dung cụ thể như sau: - Khảo sát kỹ năng vận động và sử dụng gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu. - Khảo sát kỹ năng múa minh họa một số bài hát. - Khảo sát khả năng thể hiện các bài múa, dân vũ trong các chương trình của nhà trường. - Khảo sát khả năng thể hiện các bài múa, dân vũ trong các chương trình của nhà trường. * Kết quả: Qua khảo sát kỹ năng vận động của trẻ trước khi áp dụng biện pháp tôi thu được kết quả cụ thể như sau: 7 loại hình vận động cần dạy trẻ ở lứa tuổi này rất quan trọng. Nếu cô lựa chọn những nội dung đúng phù hợp để rèn cho trẻ thì sẽ mang lại hiệu quả cao và giúp cho trẻ có những kỹ năng vận động tốt. Nếu nội dung không phù hợp với lứa tuổi của trẻ như yêu cầu quá cao thì sẽ dẫn đến trẻ vận động quá sức ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực ở trẻ. Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu rất kỹ khi lựa chọn những loại hình vận động phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Để dễ dàng cho việc lựa chọn loại hình vận động và các động tác phù hợp với tính chất âm nhạc, tôi đã phối kết hợp cùng đồng nghiệp và tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng tháng cụ thể như sau: Loại hình vận Thời gian Chủ đề/sự kiện Tên đề tài động Cho trẻ ôn lại các vận động đơn giản VĐMH đơn giản: Tháng 8 Trung thu của lứa tuổi Nhà “Chiếc đèn ông sao” trẻ. Vận động minh họa VĐMH: “Vui đến Tháng 9 Khai giảng trường” Ngày phụ nữ Việt Nam Tháng 10 Vỗ tay theo nhịp VTTN: “Cô và mẹ” 20/10 Ngày nhà giáo VĐMH: “Thương lắm Tháng 11 Vỗ tay theo nhịp Việt Nam 20/11 thầy cô ơi” Ngày thành lập quân đội VĐMH: “Làm chú bộ Tháng 12 nhân dân Việt Nam Vận động minh họa đội” 22/12 Vỗ tay theo nhịp VTTNTT: “Sắp đến tết Tháng 1 Chào đón năm mới tiết tấu nhanh rồi” Chào đón Tết VĐMH: Tháng 2 Vận động minh họa Nguyên Đán “Bao lì xì đỏ” Ngày Quốc tế phụ nữ VTTN: Tháng 3 Vỗ tay theo nhịp 8/3 “Quà mùng 8/3” Tháng 4 Hiện tượng tự nhiên Vỗ tay theo nhịp VTTN: “Mùa hè đến” 9 họa hoàn chỉnh hay một tác phẩm nghệ thuật của nhóm trẻ. Và tôi mời từng nhóm trẻ lên biểu diễn, để cho các nhóm nhận xét chéo nhau và đưa ra những ý kiến đóng góp cho nhóm bạn. Hình ảnh minh họa trẻ đang thảo luận nhóm (Phụ lục 3) * Kết quả: Việc lựa chọn loại hình vận động và xây dựng động tác phù hợp giúp trẻ biết được với một tác phẩm bất kỳ thì lựa chọn loại hình vận động nào và động tác như thế nào là phù hợp. Đặc biệt là trẻ được tự nghĩ ra hoặc bàn bạc với nhau để tạo ra một bài vận động theo ý mình. Sau đó, khi cô giáo tổng hợp và chọn lọc những động tác của cả trẻ và cô để tạo ra một bài múa minh họa sẽ khiến trẻ hứng thú, vừa quen vừa lạ. Từ đó giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, trẻ nắm vững được kỹ năng vận động, nâng cao khả năng vận động theo nhạc cho trẻ. Đồng thời giúp trẻ mạnh dạn tự tin khi vận động, có khả năng thể hiện các bài vận động trong các chương trình sự kiện của nhà trường. Hình ảnh minh họa trẻ tham gia tiết mục văn nghệ Trung thu 2022 (Phụ lục 3) 2. Biện pháp 2: Ứng dụng phương pháp Steam để tạo sự hứng thú cho trẻ trước khi thực hiện nâng cao kỹ năng vận động cho trẻ 3-4 tuổi: Âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy việc sớm tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết. Cô giáo phải tạo được sự hứng thú để trẻ say mê, ham thích hoạt động nghệ thuật. Trước khi cho trẻ hoạt động nghệ thuật cô cần có những hình thức gợi mở, dẫn dắt giới thiệu và được xem cô làm mẫu ở mức độ hoàn thiện nhất. 2.1. Ứng dụng phương pháp Steam để tạo sự hứng thú cho trẻ trước khi vào hoạt động. * Để trẻ hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động vận động, tại các hoạt động góc, hoạt động ngoài trời hay tại các hoạt động chiều trước buổi diễn ra hoạt động vận động tôi sẽ tích hợp lồng ghép làm các dự án tạo ra các đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ âm nhạc để trẻ dùng chính những sản phẩm của mình để tham gia vào hoạt động. Tôi thực hiện như sau: - Ngay từ khi đón trẻ ở đầu tuần mới tôi sẽ trò chuyện gợi mở để giao nhiệm vụ cho trẻ về dự định làm dự án trong tuần. - Khi chuyển sang hoạt động góc tôi sẽ lấy góc Steam là góc trọng tâm và yêu cầu các trẻ ở nhóm đó thiết kế ra các đồ dùng, dụng cụ âm nhạc và hỏi trẻ dự định làm cái gì? Làm như thế nào? Các nguyên vật liệu đó lấy từ đâu?... - Từ hoạt động góc đã có bản thiết kế của các bạn tại góc Steam và các bản vẽ của góc tạo hình giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ tự do tìm kiếm nguyên vật liệu để có thể sử dụng tạo cảm hứng trong các hoạt động giáo dục âm nhạc.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_ky_nang_van_dong_trong_hoat_d.docx
- SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vận động trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi ở.pdf