SKKN Một số biện pháp nâng cao việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Trong những năm gần đây giáo dục mầm non đã và đang tiến hành tổ chức các hoạt động theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Trường Mầm non Hoa Mai luôn thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các nội dung giáo dục được thực hiện linh hoạt, sáng tạo và lồng ghép vào mọi hoạt động trong ngày của trẻ. Việc tổ chức các trò chơi vận động cũng được tổ chức thường xuyên vào hoạt động ngoài trời hàng ngày với khoảng thời gian khoảng 10-15 phút, nhưng nội dung của các buổi chơi chưa được phong phú, hình thức tổ chức chưa được linh hoạt, sáng tạo. Một số giáo viên trẻ chưa hiểu hết được tác dụng của trò chơi vận động đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, ngoài việc chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển, trẻ cần có sự giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xuyên có mục đích với người lớn dưới hình thức trò chơi. Đặc biệt là các trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làm sẽ cho trẻ sảng khoái, tinh thần vui vẻ, trẻ sẽ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn. Nên chưa có sự đầu tư tìm tòi về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các trò chơi vận động cho linh hoạt, sáng tạo, chưa biết lồng ghép trò chơi vận động vào các hoạt động hàng ngày của trẻ.
docx 27 trang lethu 02/08/2024 720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
 Phần I. MỞ ĐẦU
1. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm.
 Ngay từ những ngày đầu đời của trẻ, việc chơi đùa đóng một vai trò rất 
 quan trọng, đó là cách học sơ khai của trẻ. Qua những trò chơi, trẻ khám phá 
 được bản thân, mối quan hệ với bố mẹ, bạn bè, và thế giới xung quanh mình. 
 Khi tham gia các trò chơi, chúng vừa là một người chơi vừa là một nhà 
 nghiên cứu nghiệp dư. Chúng sẽ thắc mắc tại sao cái xúc xắc kêu ra tiếng, 
 tại sao chong chóng lại có 3 cánh, mẹ có vui không nếu mình đổ nước ra cả 
 nhà thế này...?
 Bên cạnh sự phát triển những mối quan hệ đó, các trò chơi cũng sẽ giúp 
 trẻ phát triển những kỹ năng vận động và logic Chẳng hạn như chơi trò 
 gia đình, nó sẽ tạo nhận thức cho trẻ suy nghĩ về mái ấm, vai trò của bố mẹ... 
 Chúng cũng sẽ khám phá được các tình huống, vị trí. Nếu bố mẹ tham gia 
 vận động cùng trẻ, trò chơi có thể xây dựng cho chúng thêm tính tự tin. Trò 
 chơi vận động là hoạt động cần thiết và thiết yếu để giúp trẻ phát triển toàn 
 diện ở lứa tuổi mẫu giáo nên rất cần được phát triển. Trò chơi vận động 
 thường dễ chơi, dễ hòa nhập, bất cứ nơi đâu: trong nhà, ngoài sân, ngoài 
 ngõ... đều có thể tổ chức trò chơi vận động cho trẻ. Vì vậy trò chơi vận động 
 là phương tiện của giáo dục thể chất là hoạt động có ý thức, nhằm đạt được 
 kết quả, những mục đích có điều kiện đã đặt ra. Do vậy, giúp trẻ phát triển 
 là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non. Đối 
 với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ ngoài việc chăm sóc cẩn thận và nuôi 
 dưỡng theo nhu cầu phát triển, trẻ con cần phải có sự giao tiếp tình cảm, 
 luyện tập thường xuyên có mục đích với người lớn dưới hình thức trò chơi. 
 Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể 
 làm cho trẻ sảng khoái tinh thần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và được làm quen thông qua chơi trò chơi. Từ đó giúp trẻ hiểu hơn về mọi mặt 
như: Đức – Trí - Thể - Mĩ.
 PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1. THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG 
CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI.
 Trong những năm gần đây giáo dục mầm non đã và đang tiến hành tổ 
chức các hoạt động theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm” nhằm nâng cao chất 
lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Trường Mầm non Hoa Mai luôn thực hiện 
tốt các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non 
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các nội dung giáo dục được thực hiện linh hoạt, 
sáng tạo và lồng ghép vào mọi hoạt động trong ngày của trẻ. Việc tổ chức 
các trò chơi vận động cũng được tổ chức thường xuyên vào hoạt động ngoài 
trời hàng ngày với khoảng thời gian khoảng 10-15 phút, nhưng nội dung của 
các buổi chơi chưa được phong phú, hình thức tổ chức chưa được linh hoạt, 
sáng tạo. Một số giáo viên trẻ chưa hiểu hết được tác dụng của trò chơi vận 
động đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, ngoài việc chăm sóc cẩn 
thận và nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển, trẻ cần có sự giao tiếp tình cảm, 
luyện tập thường xuyên có mục đích với người lớn dưới hình thức trò chơi. 
Đặc biệt là các trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làm sẽ cho trẻ 
sảng khoái, tinh thần vui vẻ, trẻ sẽ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn. 
Nên chưa có sự đầu tư tìm tòi về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức 
các trò chơi vận động cho linh hoạt, sáng tạo, chưa biết lồng ghép trò chơi 
vận động vào các hoạt động hàng ngày của trẻ.
 Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu và áp dụng một 
số biện pháp nâng cao việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 chất như bé Quang, An Nhiên. Một số bạn quá hiếu động như cháu Vũ 
 ảnh hưởng tới việc cung cấp kiến thức trong quá trình dạy.
 • Thời gian tổ chức chơi còn hạn hẹp vì trò chơi không thể diễn ra trong 
 suốt cả một hoạt động của trẻ mà chủ yếu được lồng ghép tích hợp vào 
 các hoạt động.
 • Khả năng chú ý có chủ đích của trẻ 3 tuổi còn chưa cao. Trẻ dễ dàng 
 nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh tự rút ra khỏi cuộc chơi nếu không 
 còn hứng thú.
 • Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các trò chơi theo từng chủ đề còn ít, chưa 
 phong phú.
 • Hơn nữa tâm lí của trẻ mẫu giáo bé còn chưa ổn định, ở lứa tuổi này trẻ 
 đang trải qua “Thời kì khủng hoảng tuổi lên ba”.
 Nguyên nhân
 • Một số trẻ được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ, ít có cơ hội được rèn luyện 
 nên lười vận động, có một số trẻ chưa học qua lớp nhà trẻ nên chưa có 
 nền nếp.
 - Chương trình giáo dục của trẻ được phân bố đều các hoạt động trong 
 ngày nên thời gian tổ chức trò chơi vận động cho trẻ còn ít.
 - Khả năng lĩnh hội kiến thức của các cháu không đồng đều.
 - Nhiều phụ huynh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của trò chơi vận 
 động đối với sự phát triển của trẻ.
Chương 2. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐÃ DƯỢC ÁP DỤNG TẠI ĐƠN VỊ
a. Biện pháp 1: Sưu tầm lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với trẻ theo 
từng chủ đề.
 • Sắp xếp các trò chơi theo đúng chủ đề là rất cần thiết. Tôi đã nghiên cứu 
 kế hoạch thực hiện chương trình cả năm học, dựa vào đặc điểm tình hình 
 tâm, sinh lý trẻ cùng với sự phát triển vận động và nhận thức của trẻ. - Trò chơi vận động: “Thi xem ai nhanh”;“Bé đi chợ tết”;“Bày mâm 
mũ quả”; “ Chuyền bóng qua đầu”;.
 • Trò chơi dân gian :“Rồng rắn lên mây”;“Nu na nu nống”;“Ném còn”.
 • Trò chơi vận động:“Trời nắng trời mưa”; “Về đúng vườn”;“Gieo 
 hạt”; “Hái quả”;“Chuyển quả”.
 • Trò chơi dân gian: “Rồng rắn lên mây”; “Mèo đuổi chuột”.
 * Chủ đề 6: Phương tiện và quy định về giao thông.
 - Trò chơi vận động: “Bánh xe quay”,“Ai nhanh nhất”;“Thuyền vào 
bến”; “Ô tô vào bến”;“Đèn xanh, đèn đỏ”; “Máy bay”; “Ô tô và chim sẻ”; 
“Về đúng bến”; “Tín hiệu”.
 - Trò chơi dân gian : “Kéo cưa lừa xẻ”; “Dung dăng dung dẻ”
 • Chủ đề 8: Nước và các hiện tượng tự nhiên.
 - Trò chơi vận động: “Trời nắng trời mưa”; “Nắng mưa”;“Nhảy qua 
suối”; “Tung và bắt bóng”; “Ném bóng vào chậu”.
 - Trò chơi dân gian :“ Nhảy lò cò”; “Lộn cầu vồng”.
 • Chủ đề 9: Quê hương- Bác Hồ.
 - Trò chơi vận động: “Ai nhanh hơn”;“Thi xem tổ nào nhanh”.
 • Trò chơi dân gian: “Trốn tìm”; “Bịt mắt bắt dê”;“ Thả đỉa ba ba”.
 • Kết quả: Với cách sắp xếp các trò chơi phù hợp theo từng chủ đề. Trẻ 
 lớp tôi hứng thú, tích cực hơn rất nhiều mỗi khi được tham gia các trò 
 chơi vận động, trẻ được vận động một cách thoải mái không gò bó.
 Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Mèo và chim sẻ” dụng cụ cần 
có là mũ mèo và mũ chim sẻ. Hay đơn giản như trò chơi “Bịt mắt bắt dê” 
cũng không thể tổ chức được nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt. 
Trò chơi kéo co nếu không có một sợi dây thừng, hoặc dây vải dài và to thì 
cũng không thể tổ chức được trò chơi này... Chính vì vậy, trước khi tổ chức 
cho trẻ chơi một trò chơi nào đó giáo viên cần tìm hiểu rõ về cách chơi, luật 
chơi để từ đó chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.
 Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn, tôi đã làm thêm được một số đồ 
dùng tự tạo khác để phục vụ cho các trò chơi của trẻ và phù hợp với nội dung 
chơi như:
 + Mô hình đầu xe ô tô, xe máy, xe đạp những mô hình phương tiện giao 
thông để ứng dụng vào trò chơi “Tín hiệu” ở chủ đề giao thông.
 + Mũ các con vật, tranh ảnh, các con rối là các con vật phục vụ cho trò 
chơi như: “Tìm về đúng chuồng”; “Bắt bướm”. Và các đồ dùng đó được làm 
từ các nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng như: Vỏ hộp sữa, bìa cứng, 
thùng cát tông, quả bóng nhựa bị xịt hơi, xốp, ống nước nhựa, giấy màu, giấy 
báo, lốp xe máy, lốp ô tô, đã được thiết kế tạo ra những đồ dùng phù hợp 
với từng trò chơi tương ứng với từng chủ đề, những đồ dùng này tuy đơn 
giản nhưng có tác dụng thu hút sự tham gia của trẻ vào hoạt động rất lớn. Trẻ 
thích thú khi được đội trên đầu chiếc mũ hình con chim, hay con cáo hoặc 
được khoác vào cơ thể mô hình xe đạp bằng bìa
 Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi vận động nào 
đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có 
hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị 
đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.
 * Chuẩn bị địa điểm để tổ chức cho trẻ chơi. ( Đồ dùng đồ chơi)
( Địa điểm cho trẻ chơi ) + Hay trò chơi “Nu na nu nống”; “ Dung dăng dung dẻ” phù hợp với 
chủ đề: “ Nước và các hiện tượng thiên nhiên”. Tôi đã thay đổi lời của trò 
chơi:
 Nu na nu nống
 Nu na nu nống. 
 Sấm động mưa rào. 
 Rủ nhau chạy vào. 
 Chạy mau kéo ướt.
 Dung dăng dung dẻ
 Dung dăng dung dẻ. 
 Dắt trẻ đi chơi 
 Những buổi đẹp trời 
 Tìm nơi râm mát 
 Cùng nhau ca hát
 Cất tiếng cười vang 
 Nhảy múa nhịp nhàng 
 Cho người khoan khoái.
 + Trò chơi “ Lộn cầu vồng”; “ Tập tầm vông” lời ca phù hợp với chủ 
điểm “Bản thân”:
 Lộn cầu vồng
 Lộn cầu vồng
 Nước trong, nước chảy 
 Các bạn nam giỏi
 Các bạn gái tài
 Cùng nhau thi đua 
 Tham gia học tập.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_viec_to_chuc_tro_choi_van_don.docx