SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 3-4 tuổi khi tham gia hoạt động góc

Hoạt động góc trong trường mầm non là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Trẻ em đến trường không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe được học tập mà quan trọng nhất là trẻ được vui chơi…Không những thế, thông qua các hoạt động góc hàng ngày còn giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình với bạn bè, cộng đồng, làm cho thế giới xung quanh của các bé đẹp hơn và rộng lớn hơn, tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các bé.

Trong trường mầm non có rất nhiều các môn học và các hoạt động giúp trẻ phát triển nhận thức là cơ sở ban đầu hình thành nhân cách trẻ. Chính vì vậy giáo viên cần tổ chức cho trẻ hoạt động góc để nó trở thành phương tiện giáo dục trẻ em, có giá trị quyết định sự thành công trong việc phát triển tình cảm xã hội - phát triển thẩm mỹ - phát triển thể chất - phát triển ngôn ngữ - phát triển nhận thức.

doc 12 trang lethu 18/10/2024 540
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 3-4 tuổi khi tham gia hoạt động góc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 3-4 tuổi khi tham gia hoạt động góc

SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 3-4 tuổi khi tham gia hoạt động góc
 nhân, trẻ mạnh dạn, tự tin trong tất cả các hoạt động nhất là đối với những trẻ 
nhút nhát như cháu Minh Anh, Minh Đức, Việc vận dụng đề tài này vào thực tiễn 
rất nhiều giáo viên cũng như trẻ mầm non luôn tạo được sự hứng khởi trong hoạt 
động góc. Chính đề tài này đã thực sự, tạo điều kiện gợi mở phương pháp cho
giáo viên, cho trẻ có nhiều cơ hội được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, linh hoạt 
sáng tạo hơn trong hoạt động. 
 * Phạm vi áp dụng đề tài: 
 Đề tài “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 3-4 
tuổi khi tham gia hoạt động góc” được áp dụng trong phạm vi trường mầm non ở 
các vùng miền huyện nhà và các trường trong và ngoài tỉnh
 Nội dung của đề tài được viết trên tinh thần tổng hợp những kinh nghiệm 
của bản thân, chủ yếu là những biện pháp tích cực, thiết thực phù hợp với công 
tác chăm sóc giáo dục trẻ.
 II. NỘI DUNG:
II.1. Thực trạng:
 Năm học 2019-2020 bản thân tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân 
công phụ trách lớp mẫu giáo bé (3-4 tuổi). Tổng số cháu trong lớp (24cháu).
 Để biết được chính xác khả năng tham gia chơi ở các góc tôi đã tiến hành 
khảo sát để nắm tình hình, đặc điểm của trẻ tôi thấy được kết quả ban đầu như 
sau:
 Kết quả
 STT Nội dung
 Số lượng Tỷ lệ
 1 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động góc. 11/24 45,8 %
 Trẻ biết tự trả lời các câu hỏi đơn giản và 
 2 12/24 50 %
 biết thực hiện nhiệm vụ cô giao.
 Trẻ biết chơi hòa đồng với các bạn chơi 
 3 10/24 41,6 %
 trong nhóm.
 Trẻ tự tin mạnh dạn trong giao tiếp với 
 4 11/24 45,8 %
 cô,với bạn.
 Trẻ tự mình thể hiện mong muốn, suy 
 5 10/24 41,6 %
 nghĩ của mình. 
 Trẻ hứng thú vowowia vai chơi, tham 
 6 11/24 45,8%
 gia hoạt động chơi.
 Với kết quả như trên, tôi rất băn khoăn làm thế nào để phát huy tích cực chủ 
động hứng thú tham gia hoạt động góc một cách có hiệu quả, mang lại kết quả 
cao cho trẻ ở lớp mình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. 
Căn cứ vào tình hình thực tế, bản thân đã suy nghĩ tìm tòi đưa ra những 
 giải pháp tối ưu nhất, có hiệu quả nhất để thực hiện đề tài. Trong quá trình 
thực hiện đề tài bản thân tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: VD: Góc xây dựng gần với góc bán hàng để trẻ có thể đi lại dễ dàng trao 
đổi mua bán đồ.
 Ở các góc chơi tôi còn trang trí tranh chủ đề phù hợp. Tôi sử dụng những 
hình ảnh gần gũi và dễ hiểu, đẹp, hấp dẫn nhưng phù hợp với nội dung giáo dục 
để trang trí. Tôi trang trí phải theo hình thức “mở” trẻ để trẻ có thể lấy, tháo lắp, 
trẻ có thể tự mình sắp xếp theo ý thích 
 VD: Góc xây dựng tôi treo hình ảnh các chú thợ xây, ở mảng tường gắn 
những ống nhựa để trang trí hoa, cây xanh ở trên đó. Các hình ảnh đó đều có thể 
tháo lắp, thay đổi dễ dàng. Trẻ có thể tự mình lấy đồ dùng để hoạt động, có thể 
lắp ghép để trang trí góc theo ý thích của trẻ.
 VD: Ở chủ điểm gia đình tôi làm một số hình ảnh lô tô về các trang phục: 
quần áo, giầy dép, mũ để khi trẻ chơi các thành viên trong gia đình tự thỏa thận 
chọn các trang phục phù hợp với mình để gắn lên. Với những hình ảnh gần gũi 
như vậy, tôi thấy trẻ có thể hiểu được người đó là ai (bác sỹ, chú thợ xây, em bé 
học bài, cô bán hàng Qua những hình ảnh đó, trẻ có thể liên tưởng đến công 
việc của những người đó ở ngoài đời mà trẻ đã gặp và trẻ có thể đóng vai thành 
họ, trẻ rất hào hứng để thể hiện vai chơi và tham gia trò chơi. Trẻ có thể tái hiện 
lại hành động chơi một cách tích cực theo suy nghĩ của trẻ. 
 Giữa các nhóm chơi, tôi bố trí có khoảng ngăn cách. Các góc có biển tên 
góc và có ký hiệu của trẻ khi trẻ chọn các nhóm chơi, tự điều chỉnh nhóm chơi.
 Trong lớp việc bố trí sắp xếp nhóm lớp tôi chú ý theo dạng sắp xếp “trang 
trí mở” gây hứng thú. Tôi nghĩ môi trường như là người giáo viên thứ hai của trẻ 
nhằm tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm, thỏa mãn nhu cầu vui chơi, tò mò, 
khám phá của trẻ. Do vậy, công tác xây dựng môi trường này được thực hiện 
xuyên suốt, kịp thời phù hợp với chủ đề đang thực hiện trong chương trình. Tôi 
chú ý tất cả đồ dùng đồ chơi, hình ảnh trang trí đưa vào trong nhóm lớp để cho 
trẻ hoạt động đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. 
 VD: Ở góc bé thích khám phá tôi dành riêng một kệ để các đồ dùng 
nguyên liệu phế phẩm mà cô sưu tầm trong đó có phụ huynh đóng góp. Sau khi 
đem gia công làm sạch, để đảm bảo an toàn cho trẻ cần loại những vật dụng có 
thể gây trầy xước, tai nạn cho trẻ. Cô để phế phẩm phế liệu như: Nắp vỏ chai, vỏ 
hủ sữa chua, rau câu, lõi giấy vệ sinh, lõi chỉ, đĩa nhạc cũ, các hộp bánh kẹo, hộp 
bìa cứng. Các loại chai lọ bằng nhựa. Tôi không sử dụng chai thủy tinh vì thủy 
tinh rất dễ vỡ và gây tai nạn cho trẻ. 
 Một việc làm rất hiệu quả là tận dụng các sản phẩm của trẻ trong giờ hoạt 
động vui chơi, tạo hình ngoài tiết học, hay tổ chức ngoài giờ để trang trí cho các 
góc thêm sinh động và tạo hứng thú cho trẻ được khoe sản phẩm từ đó trẻ hứng 
thú để được thể hiện ý tưởng của mình. Qua các giờ hoạt động tôi cho trẻ tự vẽ 
cắt dán tạo ra sản phẩm mỗi ngày cô chọn vài sản phẩm đẹp. Cho trẻ dán sản Nhóm bán hàng cô bán hàng biết trưng bày hàng hóa đẹp gọn gàng , biết vui vẽ 
niềm nở vớ khách hàng ...Tôi luôn lựa chọn nội dung chơi phù hợp với trẻ để thu 
hút trẻ tham gia vào hoạt động 
 Góc nghệ thuật cho trẻ thực hiện những bức tranh hay trang trí thể hiện sự 
khéo léo đôi bàn tay phát triển tư duy cho trẻ giúp trẻ tìm tòi sáng tạo khi thực 
hiện sản phẩm của mình 
VD góc xây dựng thi bác kỉ sư trưởng sẽ chi đạo công nhân làm việc và biết xây 
dựng khuôn viên theo chủ đề biết giới thiệu công trình của mình làm ra
 Từ những nội dung chơi như trên tôi thấy rằng các cháu rất hứng thú tham gia 
vào hoạt động và biết làm ra sàn phẩm đẹp biết thể hiện vài chơi của mình hòa 
đồng với bạn bè biết chấp nhận sự phân công của nhóm trưởng .Chính nhờ nội 
dung chơi của các góc luôn được thay đổi théo chủ đề mà các cháu lớp tôi rất tích 
cực tham gia vào hoạt động rất có hiệu quả. 
II.2.c. Biện pháp 3: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu trong 
các góc chơi.
 Trẻ nhỏ thường thích hoạt động với đồ dùng đồ chơi. Đồ dùng đồ chơi đảm 
bảo đẹp về màu sắc, phong phú về chủng loại, cũng như đảm bảo an toàn và phù 
hợp đối với trẻ. Đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp có tính mới, lạ, có tính mở nhưng 
đảm bảo an toàn. Các nội dung chơi mà giáo viên đưa ra đòi hỏi trẻ phải có đầy 
đủ đồ dùng đồ chơi. Đồ dùng đồ chơi là phương triện trực quan hữu hiệu để kích 
thích trẻ tích cực tham gia hoạt động. Bởi vậy, ngay từ đầu năm học bản thân tôi 
đã tích cực tham mưu với BGH nhà trường, hội cha mẹ học sinh để lên kế hoạch 
mua sắm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với nội dung 
giáo dục, đảm bảo bền, đẹp, an toàn, hiệu quả sử dụng cao, lựa chọn đồ dùng 
mang tính mở. Tôi tham mưu với BGH nhà trường, ban chấp hành hội cha mẹ 
học tổ chức khảo sát thị trường để lựa chọn những đồ dùng phù hợp. Bám sát vào 
kế hoạch hoạt động giáo dục của lớp, tôi đã xây dựng kế hoạch sử dụng dồ dùng 
đồ chơi. Trong đó, có đồ dùng hoạt động góc để thuận tiện trong việc lựa chọn và 
mua sắm. Mặt khác, cũng để tạo sự mới mẻ, hấp dẫn cho trẻ, tôi đã phối hợp với 
giáo viên trong lớp mình cùng làm đồ dùng cho trẻ. Với những chất liệu đơn 
giản, dễ kiếm tìm, dễ sưu tầm như bìa cát tông, lịch cũ, giấy màu tôi đã tạo ra 
các đồ dùng, đồ chơi sinh động, phong phú, đẹp, hấp dẫn trẻ.
 VD: Góc sách truyện: Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ cô giúp trẻ đóng 
thành các quyển sách, sau đó cho trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào. Mỗi 
trẻ cảm nhận được cái đẹp riêng về quyển sách mình tự làm.
 Góc phân vai: Chơi bán hàng, gia đình, tôi thấy hiện nay có các loại vỏ hộp 
bánh, hộp sữa, hộp đựng mỹ phẩm thường có màu sắc rất đẹp nên tôi đã tận dụng 
làm đồ chơi nấu ăn: xoong, nồi, bát, và để trưng bày cho cửa hàng bách hóa. cung cấp cho trẻ một số kinh nghiệm, hiểu biết để trẻ có thể chơi tốt nội dung 
chơi của mình. Trong khi hoạt động tôi gợi ý cho trẻ tự lựa chọn đồ dùng, đặt tên 
trò chơi, khơi gợi những hiểu biết của trẻ đã có, khuyến khích để trẻ nảy sinh ý 
tưởng mới. 
 VD: Trò chơi bán hàng trẻ chơi Mẹ nấu ăn cho gia đình, tôi gợi ý, gia đình 
có em nhỏ thì mẹ phải làm gì? Em nhỏ phải ăn những món ăn gì, theo các con 
mình nên chơi trò gì phù hợp hơn nhỉ?... Tôi động viên trẻ thay đổi vai chơi để trẻ 
nào cũng được trải nghiệm lần lượt các vai chơi.
II.2.g. Biện pháp 5. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh.
 Muốn có được nhiều đồ dùng đồ chơi phong phú và đa dạng thì tôi cụng đã 
kết hợp với phụ huynh để được hổ trợ những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương 
để làm cho đồ dùng đồi dào hơn , phong phú hơn đồng thời cụng giúp trẻ hoạt 
động một cách tích cực hơn 
 GV phối kết hợp với phụ huynh là một việc rất quan trọng nhằm giúp trẻ tích 
cực, chủ động tham gia hoạt động góc. Bởi phụ huynh là người hiểu rõ nhất đặc 
điểm của trẻ. Để phát huy tính tích cực của trẻ, trẻ không chỉ được chơi ở lớp mà 
phải được chơi ở gia đình, mọi lúc mọi nơi. Các kiến thức môi trường xung 
quanh, kỹ năng xã hội phần lớn trẻ học được từ gia đình. Tuy nhiên, nhiều gia 
đình quá bận rộn với công việc chưa có thời gian để chăm sóc trẻ, để chơi cùng 
trẻ. Cũng có những phụ huynh lại không muốn cho con tham gia vào các hoạt 
động vì sợ con bẩn, vì sợ con mệt... Nhưng làm như vậy sẽ tạo cho trẻ một thói 
quen ỷ lại, thụ động. Vậy, làm thế nào để tuyên truyền với phụ huynh một cách 
thuyết phục, đạt kết quả cao, phối kết hợp thật tốt? Đây cũng là vấn đề không đơn 
giản trong công tác tuyên truyền với phụ huynh. Hằng ngày vào lúc đón trẻ, trả 
trẻ tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ để phụ huynh 
biết. Thông qua bảng tuyên truyền, tôi dán những mục tiêu trẻ cần đạt được trong 
chủ đề... Từ đó, tôi trò chuyện, động viên phụ huynh dành thời gian để chơi cùng 
con, học cùng con. Thường xuyên cho trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh, 
cho trẻ tham gia các hoạt động đơn giản cùng bố, mẹ, anh, chị để trẻ được khám 
phá, trải nghiệm. Ví dụ trẻ nhặt rau cùng mẹ, trẻ chăm sóc hoa cùng bố...
 Tổ chức họp phụ huynh của lớp theo định kỳ. Trong buổi họp giáo viên 
thông báo cụ thể về nội dung hoạt động của lớp, trao đổi với cha mẹ về kinh 
nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, tuyên truyền kiến thức khoa học về nuôi dạy trẻ, 
giải đáp những thắc mắc cho cha mẹ trẻ khi cần thiết. Cha mẹ cần luôn khen ngợi 
những ưu điểm của trẻ, để trẻ cảm thấy tự tin hơn.. Ở lứa tuổi này, trẻ học bằng 
chơi, thông qua hoạt động vui chơi để trẻ được học được trải nghiệm, phụ hyynh 
không nên gò bó áp đặt trẻ, không nhồi nhét kiến thức vào đầu trẻ. Phụ huynh cần 
nắm bắt khả năng, sở thích của con mình để động viên cho con sự tự tin, có động 
lực để phát triển. Tôi trao đổi về nội dung giáo dục ở trường, bởi cha mẹ nên 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_c.doc