SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời
Hoạt động ngoài trời cũng là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Bởi thông qua đó, trẻ được tiếp xúc, gần gũi với thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, đồng thời được khám phá, thỏa mãn trí tò mò của trẻ. Giai đoạn trẻ đi mẫu giáo là giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời của bé. Ở giai đoạn này, trẻ hình thành, phát triển giao tiếp xã hội, phát triển về mặt tư duy, trí tuệ, thể chất và nhiều kĩ năng khác. Nếu không được tham gia các hoạt động ngoài trời, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, tình cảm, kỹ năng giao tiếp của trẻ, có thể khiến trẻ mất tự tin, thiếu sự linh hoạt, khó hòa đồng…Vì vậy, trong các hoạt động dạy và học hàng ngày của trẻ tại trường mầm non không thể thiếu hoạt động ngoài trời.
Hoạt động ngoài trời bao gồm các hoạt động có chủ đích (nhằm rèn luyện một số kiến thức, kỹ năng cho trẻ một cách khoa học, theo đúng mục tiêu của chương trình), các hoạt động giúp trẻ nhận biết và làm quen với môi trường và cuộc sống xung quanh… Có thể nói, khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, khi trẻ đùa nghịch, cười nói, chạy nhảy… thực chất là trẻ khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời
Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời” PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang được rất nhiều các cấp đặc biệt quan tâm, chú trọng đầu tư và được tiến hành đổi mới chương trình giáo dục trẻ mầm non. Trong đó, đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động sao cho phù hợp với sự phát triển của trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên vui tươi để phát huy khả năng sáng tạo của mình Ở bậc học mầm non, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo. Trẻ được ‘‘Học mà chơi- Chơi mà học’’. Đối với trẻ hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động. Thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời. Nhưng làm thế nào để tổ chức được hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ. Vì khả năng chú ý có chủ định của 3- 4 tuổi còn kém trẻ dễ dàng tham gia vào các hoạt động nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc. Ở trường mầm non tôi đang công tác nói chung và ở lớp B2 tôi đang phụ trách nói riêng, việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ đã được quan tâm nhưng chưa đạt được kết quả cao, hình thức giảng dạy của nhiều giáo viên mầm non trẻ chưa có sự linh hoạt và tính sáng tạo còn hạn chế. Từ thực trạng trên, là giáo viên mầm non được phân công lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các hoạt động vui chơi hoạt động ngoài trời cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. Tôi nghĩ môi trường hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và vận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: vì sao, làm thế nàovà sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt góp phần phát triển nhân cách cho trẻ. Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu bé 3 -4 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời” để làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này. 2 Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời” nghi hòa nhập khi đến các môi trường khác. Do đó, có thể khẳng định rằng, hoạt động ngoài trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ của trẻ. - Mặc dù vậy, trong điều kiện cơ sở vật chất chật chội hiện nay, việc tổ chức các hoạt động ngoài trời cho các bé ở trường mầm non phải luôn linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường. Bên cạnh đó, giáo viên luôn theo dõi sát sao tâm lý của trẻ, để bố trí, tổ chức các hoạt động sao cho có hiệu quả nhất. Ở trường mầm non các hoạt động ngoài trời phải được tổ chức một cách phong phú, đa dạng. Do đó có khi chỉ là những hoạt động đơn giản như: Cho các bé chơi cầu trượt, nhà bóng, đi dạo quanh sân, thi nhận biết các cây xanh, các loài hoa có trong khuôn viên nhà trường,, cũng có thể là những hoạt động cầu kì hơn như: Cho bé tham gia hội chợ của nhà trường, đi chơi công viên, tham gia các trò chơi dân gian Từ đó, hình thành cho trẻ nhiều thói quen tốt như: Xếp hàng khi đi chơi, biết giúp đỡ nhau khi tham gia các hoạt động nhóm, hình thành thói quen tự lập - Các trường mầm non nên tận dụng các hành lang để trưng bày các bức vẽ của bé, trang trí khu vực mái che sân trường từ đó tạo không gian bên ngoài sống động, khiến các bé thích thú, tăng cảm hứng cho bé khi tham gia các hoạt động do cô giáo tổ chức. Có thể thấy, cùng là một hoạt động như nhau, nhưng nắm rõ tâm lý của từng bé, sáng tạo, linh hoạt dựa trên cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường, sẽ giúp các hoạt động ngoài trời trở nên sôi nổi, hấp dẫn hơn với trẻ. II.THỰC TRẠNG 1.Đặc điểm tình hình của nhà trường Đây là một trường mầm non mới được thành lập từ ngày 1 tháng 1 năm 2014. Trường hiện có 11 nhóm lớp (3 lớp lớn, 3 lớp nhỡ, 3 lớp bé và 2 lớp nhà trẻ) với tổng số học sinh là 390. Và 40 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đa số giáo viên nhân viên trong nhà trường là ở các xã xung quanh và trong huyện Gia Lâm. Trong trường gồm có 3 ban giám hiệu (1 hiệu trưởng và 2 phó hiệu trưởng), 24 giáo viên, 7 nhân viên nấu ăn, 1 kế toán, 1 văn thư, 1 y tế và 2 bảo vệ. Trình độ đạt chuẩn là 100% trên chuẩn là 27% - Trong quá trình thực hiện biện phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động ngoài trời tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau. 2. Thuận lợi và khó khăn: a. Thuận lợi Năm học 2015 - 2016 Tôi được nhà trường phân công chăm sóc và nuôi dạy trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi, các cháu trong lớp đều ở cùng một độ tuổi sự hiểu biết của trẻ tương đối đồng đều nên việc chăm sóc và giáo dục trẻ có nhiều thuận lợi. Trường tôi đang công tác là một trường mới được thành lập nên được nhiều các cấp, ban ngành và hầu hết các bậc phụ huynh đều rất quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất để chăm sóc và giáo dục trẻ. Lớp tôi là lớp mẫu giáo bé nên được ban giám hiệu nhà trường và nhiều giáo viên quan tâm, tạo rất nhiều điều kiện để cho trẻ phát triển một cách tốt 4 Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời” * Bảng khảo sát của cô: STT Đầu năm Đạt % 1 Kiến thức sư phạm 95% 2 Kỹ năng sư phạm 70% 3 Khả năng giảng dạy và thu hút trẻ tham gia hoạt động 65% ngoài trời - Từ bảng khảo sát trên tôi nhận thấy : + Trẻ chưa thật sự chưa hứng thú, tự tin, khả năng giao tiếp của trẻ còn yếu, còn rụt rè và nhút nhát khi ra ngoài trời. Đa số trẻ còn nhốn nháo, chưa tập trung chú ý. Nhiều trẻ còn ít hiểu biết về thế giới xung quanh. + Do là một giáo viên mới nên khả năng giảng dạy và thu hút trẻ còn yếu. Cô giáo còn ít kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động, kỹ năng sư phạm chưa cao. - Từ các thực trạng trên của nhà trường tôi đã suy nghĩ và nghiên cứu một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài trời - Để nắm được tình hình, khả năng của trẻ từ đó tôi lên kế hoạch một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ, tôi đã xây dựng các tiêu chí đánh giá tính tích cực của trẻ: Tính tích cực của trẻ Tiêu chí đánh giá – Trẻ biết về bản thân mình tên, tuổi và Sự tự tin các mối quan hệ với người khác – Trẻ biết đưa ra các câu hỏi của mình cho người khác và trả lời các câu hỏi khi người khác hỏi, biết điều chỉnh Khả năng giao tiếp của trẻ giọng nói và sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, chăm chú lắng nghe người khác nói và chờ đến lượt trong giao tiếp, trò chuyện. – Trẻ thích khám phá sự vật, hiện Trẻ tò mò ham hiểu biết tượng, trẻ tìm tòi cái mới lạ có ở xung quanh. Trẻ thể hiện về một số hiểu biết về – Trẻ kể được một số đặc điểm của các thế giới xung quanh loài động vật, thực vật. - Dựa vào các tiêu chí trên tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài trời cho năm học 2015 – 2016 như sau: 6 Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời” - Sau khi xây dựng được kế hoạch hoạt động cụ thể từ đó giáo viên có thể nắm được trình tự các đề tài có phướng hướng để tổ chức được tốt các giờ cụ thể trong từng ngày, từng tuần, tháng theo kế hoạch. Linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho các giờ hoạt động. - Trẻ được hoạt động theo kế hoạch và hứng thú, nhiệt tình hơn trong các giờ hoạt động. 2 Biện pháp 2: Đa dạng các trò chơi ngoài trời a. Giúp phát triển vận động ở trẻ: [ Chơi với các bộ đồ chơi liên hoàn trong trường: Thông qua hoạt động leo trèo trên các thiết bị dụng cụ vận động ngoài trời: cầu trượt, các vận động bò trừơn trèo, tung ,ném, chuyền, bắt, leo qua các bậc thang, nhảy lò cò rèn cho trẻ sự khéo léo nhanh nhẹn của đôi bàn tay, bàn chân, giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm. 8
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_c.doc