SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời
Trong thực tế, ở trường mầm non nơi tôi công tác nói chung và ở lớp tôi đang giảng dạy nói riêng, việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ đã được quan tâm nhưng chưa đạt được kết quả cao, hình thức giảng dạy của nhiều giáo viên mầm non còn chưa linh hoạt, sáng tạo, do đó chưa khơi gợi được hứng thú và sự tích cực trong trẻ. Từ thực trạng trên, là giáo viên mầm non được phân công lớp mẫu giáo bé (3- 4 tuổi) tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các hoạt động vui chơi hoạt động ngoài trời cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. Tôi nghĩ môi trường hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và vận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: vì sao, làm thế nào…và sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, ta sẽ giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé (3- 4 tuổi) thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời” để làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời
Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, nó chi phối đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ ‘‘Học mà chơi- Chơi mà học’’. Thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời, trẻ phát triển thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Đối với trẻ hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh, được tìm tòi, khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động. Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời. Nhưng làm thế nào để tổ chức được hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó. Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém trẻ dễ dàng tham gia vào các hoạt động nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc. Trong thực tế, ở trường mầm non nơi tôi công tác nói chung và ở lớp tôi đang giảng dạy nói riêng, việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ đã được quan tâm nhưng chưa đạt được kết quả cao, hình thức giảng dạy của nhiều giáo viên mầm non còn chưa linh hoạt, sáng tạo, do đó chưa khơi gợi được hứng thú và sự tích cực trong trẻ. Từ thực trạng trên, là giáo viên mầm non được phân công lớp mẫu giáo bé (3- 4 tuổi) tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các hoạt động vui chơi hoạt động ngoài trời cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. Tôi nghĩ môi trường hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và vận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: vì sao, làm thế nàovà sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, ta sẽ giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé (3- 4 tuổi) thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời” để làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này. 2/22 Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời - Trường cũng trang bị nhiều đồ dùng, đồ chơi đa dạng, phong phú để cô và trẻ hoạt động. - Năm học 2015- 2016, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp Mẫu giáo bé C6. - Giáo viên của lớp đều có trình độ đạt chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Sĩ số học sinh của lớp là 38 cháu, trong đó hầu hết các cháu đều ngoan ngoãn, ham học hỏi, thích tìm tòi khám phá. - Bản thân thường xuyên học hỏi đồng nhiệp qua các buổi hoạt động ngoài trời và tự tìm hiểu qua các loại sách báo đồng thời có kế hoạch sắp xếp hoạt động vui chơi theo từng chủ đề với sự hứng thú của trẻ. - Phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu cho các hoạt động và học sinh thì tích cực tham gia các hoạt động. 2.3 Khó khăn - Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế. Trẻ dễ dàng cuốn hút vào các hoạt động nhưng cũng nhanh chóng phân tán tư tưởng, tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú. - Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. - Đa số phụ huynh ở lớp đều là cán bộ, công nhân, bận rộn đi làm nên thời gian trò chuyện cùng trẻ về thế giới xung quanh còn hạn chế, đa phần là cô cung cấp cho trẻ kiến thức. - Tài liệu phổ biến về các trò chơi dân gian chưa nhiều. 3, Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ mẫu giáo bé. 3.1 Biện pháp 1: Khảo sát tính tích cực của trẻ – Để nắm được tình hình, khả năng của trẻ từ đó tôi lên kế hoạch một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ, tôi đã xây dựng các tiêu chí đánh giá tính tích cực của trẻ Tính tích cực của trẻ Tiêu chí đánh giá – Trẻ biết được mình là ai, cả về bản thân và trong Sự mạnh dạn, tự tin mối quan hệ với người khác Khả năng giao tiếp của trẻ – Trẻ biết diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác 4/22 Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời các đồ dùng, dụng cụ cho trẻ tham gia lao động, làm thí nghiệm. Những đồ chơi cho trẻ chơi đóng vai, đồ chơi cát. Hình ảnh một số dụng cụ mà tôi thường chuẩn bị trẻ hoạt động ngoài trời + Hoặc cũng có thể tận dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên (Lá vàng rơi. Cành cây khô) hoặc những nguyên vật liêu mở (hột, hạt, cọng rau muống ngâm nước..) để trẻ phát huy tối đa sự sáng tạo, tích cực hoạt động của mình + Tìm hiểu tâm lí và tình trạng sức khoẻ của từng trẻ trước khi khám phá. + Tạo cơ hội để trẻ nói về những suy nghĩ của mình. + Nhắc trẻ uống nước, đi vệ sinh trước khi ra sân. - Những công việc này tưởng chừng như rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn, là tiền đề quyết định sự thành công của buổi hoạt động ngoài trời. 3.3. Biện pháp 3: Tổ chức quan sát trực tiếp các đối tượng, thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với môi trường sống: - Hoạt động ngoài trời là cơ hội tốt nhất để tổ chức các hoạt động đa dạng tích cực của trẻ, trong quá trình hoạt động trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên: với mây, với nắng và gió, với hoa, lá, cỏ, cây Vậy nên khi tổ chức cho trẻ quan sát cần cho trẻ quan sát trực tiếp nhất là trẻ phải được thường xuyên quan sát môi trường sống, trong quá trình quan sát, khả năng tri giác của trẻ chính xác hơn, nhanh nhạy hơn, óc quan sát sắc nhọn và tinh tế hơn. Vì khi quan sát trẻ sẽ được 6/22 Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời + Ai là người trồng và chăm sóc cho cây hoa? + Để vườn hoa thêm đẹp, các con phải làm gì? Không nên kéo dài thời gian quan sát bởi vì sẽ có thể làm phản tác dụng giáo dục trẻ. Trẻ cần được hoạt động và kết thúc trong tâm trạng tích cực 3.4.Biện pháp 4: Đa dạng các trò chơi ngoài trời: Trường tôi là một trường có diện tích sân chơi rộng, sĩ số cháu một lớp không đông nên việc tổ chức cho các cháu vui chơi hoạt động ngoài trời có nhiều thuận lợi. Riêng với lớp tôi ngoài việc tách nhóm cho cháu hoạt động tôi còn chủ động tìm tòi những nội dung hoạt động ngoài trời, những trò chơi vận động, trò chơi dân gian gắn liền với chủ điểm và gắn với những mốc thời gian phù hợp: * Các trò chơi phát triển giác quan: Trẻ lắng nghe tiếng động, tiếng gió thổi, tiếng kêu ở đâu, lá rụng, chim hót, ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi lá cây, cảm nhận ánh nắng mặt trời, qua trò chơi ai tinh mắt, đoán cây qua lá, đoán vật bằng tay, đoán xem tiếng động gì, ai thính tai * Các trò chơi tăng cường nhận thức của trẻ: Trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá để biết được tính chất của chúng Chơi với lá cây, hột hạt, giấy: như xếp lá, hột hạt thành những hình dạng khác nhau theo trí tưởng tựơng của trẻ như hình bông hoa, căn nhà, con bướm., gấp giấy thành máy bay, thuyền Hình ảnh trẻ chơi với hột hạt 8/22 Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời 10/22 Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời Tranh tài vẽ đẹp Xem ai sáng tạo Được các bạn khen Được khen cái mà được khen. VD:Trò chơi bẫy cá : Chơi tập thể với số lượng từ 10 bạn trở lên. Luật chơi : Khi nghe hiệu lệnh thì những bạn làm bẫy sẽ ngồi xuống , những bạn nào còn nằm trong vòng tròn thì sẽ bị bắt và thay thế làm bẫy. Cách chơi : Chia làm hai nhóm, một nhóm làm bẫy và nhóm còn lại làm cá. Nhóm làm những con cá thì hai tay chụm lại, lượn sóng chạy ra chạy vào vòng tròn còn những bạn làm bẫy thì nghe hiệu lệnh nắm chặt tay và ngồi xuống. Khi bắt đầu chơi cả hai nhóm đều hát bài hát cá vàng bơi. Khi đã bắt hết cá thì các bạn đổi vai cho nhau.Với trò chơi này giúp cho trẻ củng cố lại các bài hát mà trẻ đã được học và phát triển các cơ cho cho trẻ nhanh nhẹn qua các hoạt động chạy, uốn lượn tay khi chạy đồng thời kích thích cho trẻ hứng thú khi được vận động chơi. Thông qua những câu chuyện kể trong lớp cô có thể gợi ý cho trẻ một số hình ảnh trong sân trường và trẻ có thể sáng tạo câu chuyện trong chuyện qua hình ảnh đó. 3.6. Biên pháp 6: Vai trò của giáo viên trong định hướng tổ chức hoạt động cho trẻ: Đối với giáo viên cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học tập qua sách báo, nắm bắt sự đổi mới của quá trình hoạt động để trẻ có kiến thức sâu đáp ứng được yêu cầu ham học hỏi khám phá của trẻ. Luôn có ý tìm tòi và sưu tầm những trò chơi hay lạ, những đề tài khám phá để hướng trẻ quan sát thử nghiệm . Sáng tạo trong đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật liệu đơn giản, gần gũi xung quanh trẻ mà hiệu quả và nâng cao yêu cầu từ trò chơi đó. Luôn có hướng thay đổi cách hướng dẫn đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu mới mẻ, phong phú để tạo hứng thú thu hút trẻ tham gia hoạt động. Nắm bắt được ý trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ dựa vào ý trẻ để giúp trẻ phát triển theo mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới. Cô luôn tạo cơ hội để trẻ nói theo suy nghĩ của mình. 4. Kết quả đạt được 12/22
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_c.doc