SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong các hoạt động của trẻ 3-4 tuổi

Trong thực tế khi đưa con tới trường, cha mẹ đều mong muốn con mình được phát triển một cách toàn diện, mạnh dạn, tự tin hơn trước đám đông. Đó là mong muốn chính đáng và cũng là mục tiêu của phương pháp dạy học mới của ngành mầm non. Không chỉ dạy trẻ kiến thức mà dạy trẻ kỹ năng sống, dạy trẻ biết cách xử lý chủ động trong các tình huống. Xuất phát từ đặc điểm trên tôi nhận thấy nhiệm vụ quan trọng mà giáo viên cần phải giải quyết khi tổ chức các hoạt động không phải đơn giản là cung cấp kiến thức phải làm sao để trẻ nói nên được ý kiến của trẻ và phải tạo cho trẻ thói quen suy nghĩ nhanh và biết bảo vệ ý kiến, tìm các cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề. Có như vậy mới thực sự giúp trẻ chủ động trong tư duy, mạnh dạn, tự tin điều này đã thúc đẩy tôi chọn đề tài :“ Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong các hoạt động của trẻ 3- 4 tuổi”

docx 13 trang lethu 08/05/2024 830
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong các hoạt động của trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong các hoạt động của trẻ 3-4 tuổi

SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong các hoạt động của trẻ 3-4 tuổi
 MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 2 
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 2 
1.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................... 2 
1.2 Cơ sở thực tiễn................................................................................................. .3 
1 Thực trạng của vân đề: ..................................................................................... ...3 
1.1. Trẻ sinh non tháng hoặc sức khỏe yếu .............................................................3 
1.2. Cảm giác sợ hãi ............................................................................................... 3 
1.3. Kỹ năng nói kém .............................................................................................. 3 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
2 Thuận lợi – khó khăn ........................................................................................... 4 
2.1. Thuận lợi : ........................................................................................................4 
2.2. Khó khăn : ....................................................................................................... 4 
2.2.1. Về phía trẻ .................................................................................................... 4 
2.2.2. Về phía giáo viên: ........................................................................................ .4 
2.2.3 Về phía phụ huynh ......................................................................................... 5 
3. Biện pháp ............................................................................................................ 5 
3.1. Biện pháp 1. Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, phù hợp để kích thích 
trẻ hoạt 
động tích cực. ......................................................................................................... 5 
3.2. Biện pháp 2: Luôn thay đổi, làm mới hình thức tổ chức hoạt động học ..........6 
3.3. Biện pháp 3. Thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa .......... 6
3.4. Biện pháp 4: Thiết kế nhiều hoạt động nhằm phát huy những thế mạnh ở 
mỗi cá nhân trẻ.................................................................................................... 7
3.5. Biện pháp 5: Trẻ em thường bắt chước, noi gương rất nhanh, chính vì vậy tôi 
đã chọn hình thức nêu gương thưởng sao ngoan, bình chọn “ngôi sao của tuần” 
vào thứ sáu cuối tuần. ........................................................................................... ..8 
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm...9
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:........................................................................... 10 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 mọi nền giáo dục hướng tới. 
1.2 Cơ sở thực tiễn 
Trong thực tế khi đưa con tới trường, cha mẹ đều mong muốn con mình được phát 
triển một cách toàn diện, mạnh dạn, tự tin hơn trước đám đông. Đó là mong muốn 
chính đáng và cũng là mục tiêu của phương pháp dạy học mới của ngành mầm 
non. Không chỉ dạy trẻ kiến thức mà dạy trẻ kỹ năng sống, dạy trẻ biết cách xử lý 
chủ động trong các tình huống. 
Xuất phát từ đặc điểm trên tôi nhận thấy nhiệm vụ quan trọng mà giáo viên cần 
phải giải quyết khi tổ chức các hoạt động không phải đơn giản là cung cấp kiến 
thức phải làm sao để trẻ nói nên được ý kiến của trẻ và phải tạo cho trẻ thói quen 
suy nghĩ nhanh và biết bảo vệ ý kiến, tìm các cách giải quyết khác nhau cho cùng 
một vấn đề. Có như vậy mới thực sự giúp trẻ chủ động trong tư duy, mạnh dạn, tự 
tin điều này đã thúc đẩy tôi chọn đề tài :“ Một số biện pháp nhằm phát huy tính 
tích cực trong các hoạt động của trẻ 3- 4 tuổi” 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 
1 Thực trạng của vân đề: 
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát, kém tự tin, chưa phát huy được tính tích 
cực, cơ bản có một số nguyên nhân sau: 
1.1. Trẻ sinh non tháng hoặc sức khỏe yếu 
Qua nhiều tài liệu mà tôi đã đuợc đọc cũng như qua thực tế chăm sóc – giáo dục 
trẻ, tôi nhận thấy những trẻ sinh non hoặc sức khoẻ yếu, hay đau ốm cũng thường 
kém mạnh dạn và ít hứng thú với những hoạt động mới, khả năng hòa đồng cũng 
chậm hơn những trẻ khác. 
1.2. Cảm giác sợ hãi 
Lo lắng và sợ hãi là một trạng thái giúp chúng ta đối phó với những kinh nghiệm 
mới và tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ con có rất nhiều nỗi sợ hãi vì trí tưởng 
tượng của trẻ rất phong phú. trọng đến việc phát huy được tính chủ động tích cực, nên có phần hạn chế tính 
mạnh dạn, tích cực chủ động của trẻ trong các giờ học. 
2.2.3 Về phía phụ huynh 
Một số phụ huynh cho rằng cứ lo cho con đầy đủ, chiều chuộng theo ý thích của 
con, còn việc dạy dỗ thì phó mặc cho giáo viên. 
Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh là công chức nhà nước nên ít 
có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà và người giúp việc, vì vậy 
việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ 
huynh còn gặp nhiều khó khăn. Từ những nguyên nhân trên và từ thực tế đã áp 
dụng tại nhóm lớp của mình, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm phát huy 
được tính tích cực trong các hoạt động ở trẻ mẫu giáo bé. 
3. Biện pháp 
3.1. Biện pháp 1. Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, phù hợp để kích 
thích trẻ hoạt động tích cực. 
Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và góp phần hình thành 
mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức 
được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về 
kế hoạch, biện pháp trang trí xắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong 
lớpphù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với 
tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ cao và kích thích tính tích cực của trẻ. Cụ thể các 
mạng hoạt động: Bản chủ đề, các góc mở, các góc hoạt động, tất cả các giá đồ chơi 
vừa tầm của trẻ, các nguyên vật liệu để ở trạng thái mở, dễ lấy, dễ cất. Trong mỗi 
góc chơi tôi thiết kể mảng mở, các mảng mở tôi thường làm bằng nhựa trong hoặc 
thảm gai trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vào làm tranh 
trang trí cho góc đó, để kích thích tính chủ động sáng tạo của trẻ. Sắp xếp đồ dùng 
chơi ở các góc. Mảng tưởng mở cho trẻ hoạt động .Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây 
dựng qui ước với trẻ về qui định trong lớp học và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong tôi luôn phải xác định rõ mục đích yêu cầu của từng thể loại dạy. Mà đặc biệt đặc 
điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ rẻ ở lứa tuổi mẫu giáo bé ( 3-4 tuổi) khả năng chú ý, 
ghi nhớ chưa cao. Trẻ chỉ có thể tập trung tối đa 15 đến 20 phút, trẻ thường dễ 
chịu ảnh hưởng tác động từ bên ngoài, (ngồi không ngay ngắn trong khi học, mất 
trật tự, không kiềm chế các hoạt động cá nhân). Trong khi đó việc trẻ tập trung, 
ghi nhớ có chủ đích và hứng thú trong giờ hoạt động chung là rất quan trọng, vì 
đây là hoạt động giúp trẻ lĩnh hội một cách bài bản, đầy đủ và khoa học nhất các 
kiến thức đơn giản và vừa sức về các lĩnh vực phát triển khác nhau. Tôi nhận thấy 
rằng nếu không thay đổi, làm mới các biện pháp và hình thức dạy học khác nhau, 
trẻ sẽ không hứng thú trong giờ học và sẽ không đạt hiệu quả cao trong giờ dạy. 
Cùng với đó khả năng tiếp thu của trẻ cũng sẽ hạn chế và trẻ sẽ có phản ứng: Chán 
học, gây mất trật tự trong lớp học. Từ đó nghiên cứu các tài liệu, suy nghĩ thay đổi 
các hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng những câu nói nhẹ nhàng, 
nét mặt vui tươi, sử dụng các trò chơi tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý 
của trẻ vào giờ học, và tiết học xuyên suốt theo một chủ đề. Qua đó, giờ học trẻ 
nào cũng hào hứng, không gò bó mà vẫn đạt kết quả cao mà lại phát huy được 
tính tích cực của trẻ. 
Trẻ hăng hái giơ tay phát biểu trong giờ học 
VD1: Tiết toán: Day trẻ ghép tương ứng 1-1 ôn hình vuông, hình tam giác 
(Chủ đề bản thân). Với mục đích yêu cầu trẻ biết ghép tương ứng 1-1 và nhận 
biết nhanh hình vuông. 
Phần ôn luyện nhận biết hình vuông, hình tam giác: Tôi cho trẻ nhận biết tên 
các hình thông qua trò chơi ảo thuật: Mỗi trẻ một chiếc khăn tay hình vuông, cho 
trẻ gấp chéo hình vuông được hình gì? - > (Trẻ nhận ra là hình tam giác), hay từ 
hình vuông gấp đôi chiếc khăn được hình chữ nhật, gấp đôi hình chữ nhật được 
hình vuông. Thông qua hình thức gấp khăn trẻ rất hứng thú và nhớ tên hình rất 
nhanh. Phần trò chơi luyện tập cô chia trẻ làm 2 đội một đội các bạn nam, 1 đội tối đa tính tích cực hoạt động của trẻ. Sau khi áp dụng biện pháp này, tôi nhận 
thấy trẻ ở lớp tôi đã chú ý, hứng thú hơn trong giờ học, đặc biệt có một số cháu 
trước đây còn khóc khi vào lớp thì nay đã thích đi học và rất hào hứng trong giờ 
học. 
3.3. Biện pháp 3. Thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa 
Có thể nói các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả các 
ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, 
giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực. Thông qua đó trẻ được học và chia 
sẻ những mong muốn của trẻ với cô giáo, bạn bè và cha mẹ. Với quan điểm như 
vậy nên tôi thống nhất với các cô giáo và ban phụ huynh lớp từ đầu năm học lên 
kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Tôi đặc biệt chú ý đến các ngày lễ 
hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3, sinh nhật 
tháng của trẻ, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ chức 
riêng như tổ chức trong lớp, dưới sân trường hay ngoài công viên nhằm lôi cuốn 
hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động. 
Trong buổi trẻ được nói lên những cảm xúc của mình, và nói lên được những lời 
chúc về bà, mẹ, về cô giáo và chúc các bạn sinh nhật trong tháng. 
Cô trò chuyện với trẻ để trẻ nói về ý nghĩa của ngày hội 
Các bé chia sẻ những cảm xúc trong ngày 20-10 
Cùng trẻ trang trí giấy mời bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng: ‘‘Để được quan 
tâm chia sẻ, để được yêu thương và hiểu các con nhiều hơn kính mời bà và mẹ bé 
tới dự ngày hội 20/10 và sinh nhật các bạn trong tháng do lớp C4 tổ chức”. 
Trẻ trang trí bưu thiếp để tặng bà, tặng mẹ.
Và còn rất nhiều các hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã tổ chức cho các con 
như: Ngày Tết Trung thu, ngày Noel, các buổi dã ngoại.... mỗi hoạt động một hình 
thức phong phú khác nhau nhưng đều hướng tới một mục đích chung đó là giáo 
dục trẻ cách thể hiện tình cảm, các con có nhiều bạn thân hơn, biết nhường nhịn và 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_trong_cac.docx