SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non

Trong những năm gần đây, giáo dục mầm non đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn bỏ đi những gì không phù hợp. Giáo dục mầm non đã tiến hành đổi mới toàn diện các mặt: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, môi trường hoạt động và cách đánh giá. Như vậy, đổi mới môi trường hoạt động được coi là bước tiến lớn, đòi hỏi các nhà giáo dục phải tìm kiếm cách thức tổ chức môi trường tích cực bởi môi trường hoạt động là một trong ba yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mầm non (bản thân trẻ, người lớn, môi trường). Thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện nay với phương pháp dạy học: “Lấy trẻ làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong các hoạt động của trẻ. Nhưng theo Tiến sĩ Phạm Toàn viết trong cuốn Tâm lý học trẻ em đã kết luận: Tính tích cực, chủ động có liên hệ mật thiết đến sự nhút nhát và thiếu tự tin của con người. Đứa trẻ không thể mạnh dạn và thể hiện nhu cầu mong muốn của mình với người lớn. Cảm giác lo lắng và sợ hãi là một trạng thái giúp chúng ta đối phó với những kinh nghiệm mới và tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ con có nhiều nỗi sợ hãi vì trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú. Điều này lại càng thể hiện rõ nét hơn ở trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi.
docx 12 trang lethu 19/06/2024 1881
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non
 tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp và qua tài liệu tạp chí giáo 
dục mầm non để giúp tất cả học sinh trong lớp mình đều tích cực, mạnh dạn, chủ 
động, tự tin trong mọi hoàn cảnh và tôi quyết định lựa chọn đề tài “Một số biện 
pháp phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi trong các hoạt 
động giáo dục ở trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2022-
2023
 * Mục đích ngiên cứu:
 - Tìm ra các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ như: 
Trẻ mạnh dạn giao tiếp với mọi người, tích cực tham gia các hoạt động, tự tin, chủ 
động đưa ra các ý kiến của mình, biết xử lí các tình huống xảy ra.
 - Phát triển ở trẻ trí thông minh, tìm tòi sáng tạo.
 - Nâng cao năng lực hội nhập, nâng cao khả năng nhận thức của trẻ về thế 
giới xung quanh, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Tạo nền tảng vững chắc 
cho bước tiến sau này của trẻ.
 * Phạm vi nghiên cứu:
 - Nghiên cứu việc phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi 
trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non và có thể áp dụng cho trẻ lứa tuổi 
mẫu giáo.
 * Đối tượng nghiên cứu:
 - Trẻ 3- 4 tuổi lớp mẫu giáo bé C4 trong trường mầm non A xã Vạn Phúc 
huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội.
 * Thời gian nghiên cứu:
 - Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 04/2023 - Trường mầm non A xã Vạn Phúc có 2 điểm trường: Điểm trường trung tâm 
nằm ở thôn 2, điểm trường lẻ nằm ở thôn 1.
 - Trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ 2 và chuẩn Quốc gia mức 1. Trường 
luôn thực hiện tốt công tác thi đua, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của huyện 
Thanh Trì, đạt được nhiều thành tích, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng 
cao.
 - Tổng số học sinh toàn trường là 395 trẻ, với 46 đồng chí cán bộ, giáo viên 
và nhân viên. Trong đó, 83% giáo viên đứng lớp có trình độ trên chuẩn.
 - Với quy mô toàn trường có 13 lớp học trong đó:
 + 3 lớp mẫu giáo lớn
 + 2 lớp mẫu giáo nhỡ
 + 4 lớp mẫu giáo bé
 + 4 lớp nhà trẻ
 - Năm học 2022- 2023, bản thân tôi và đồng nghiệp cùng lớp được Ban giám 
hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo bé C4, lớp tôi có tổng số học 
sinh là 25 trẻ, trong đó học sinh nam: 15 trẻ, học sinh nữ: 10 trẻ.
2.2. Thuận lợi
 - Cơ sở vật chất:
 + Ban giám hiệu nhà trường trang bị đầy đủ đồ dùng, sáng tạo trong thiết kế 
các phòng chức năng, các khu vực, sân vườn thành không gian nghệ thuật đẹp, lôi 
cuốn trẻ, có nhiều tài liệu, sách báo, tạp chí liên quan đến các hoạt động giáo dục 
trẻ.
 - Giáo viên:
 + Bản thân tôi luôn yêu nghề mến trẻ, say sưa với công việc, tích cực học hỏi 
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng nghiệp làm với tôi đã nhiều năm 
dạy trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi nên phần nào đã giúp đỡ tôi hiểu rõ đặc điểm, tâm 
sinh lý trẻ để từ đó giúp trẻ phát huy được tính tích cực, chủ động.
 + Nhờ vào các đợt bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ và nhiệm vụ cụ thể của từng 
năm học do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức và những buổi dự giờ hội giảng, 
được sự góp ý của đồng nghiệp nên tôi đã học hỏi và rút ra được những kinh nghiệm 
bổ ích phục vụ cho giờ dạy ngày càng tốt hơn.
 - Học sinh:
 + 100% cháu trong lớp có cùng độ tuổi.
 - Phụ huynh:
 + Rất tin tưởng và nhiệt tình giúp đỡ giáo viên. Có tinh thần phối hợp với giáo 
viên trong việc giáo dục trẻ.
2.3. Khó khăn
 Bên cạnh những thuận lợi trên, tôi cũng gặp phải một số khó khăn sau: mở.
 Tư duy của trẻ lứa tuổi mẫu giáo chủ yếu là tư duy trực quan hình ảnh. Việc 
cung cấp cho trẻ các hình ảnh trực quan sinh động, màu sắc phù hợp sẽ thu hút sự 
chú ý của trẻ và các đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt sẽ hấp dẫn trẻ, khi trẻ được tận mắt 
nhìn, sờ mó, khám phá trên các đồ dùng, đồ chơi sẽ kích thích sự hứng thú, sáng 
tạo của trẻ, từ đó trẻ sẽ tích cực, chủ động tham gia vào giờ học.
 * Cách làm
 a. Xây dựng môi trường học tập theo hướng mở tạo nhiều cơ hội cho trẻ hoạt 
động dê dàng, thuận tiện
 - Trước hết, chúng tôi đổi mới cách trang trí lớp theo hướng mở phù hợp với 
từng chủ đề, sự kiện. Các đồ dùng, đồ chơi, hình ảnh trang trí không dán cố định 
mà được bố trí để trẻ dễ dàng lấy và sử dụng theo ý thích, ý tưởng của trẻ.
 Ví dụ: Góc văn học, tôi làm những kệ gỗ nhỏ có dây treo đặt các bộ rối tay, 
gấu bông, rối que, hay các hộp đựng sách truyện từ fomex, như vậy không gian hoạt 
động của góc vừa mang tính thẩm mỹ vừa tiện lợi cho trẻ khi lấy, cất. (Hình ảnh 1)
 b. Sắp xếp bố trí các góc hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp
 - Về hình thức bố trí các góc trong lớp, chúng tôi thiết kế như sau:
 + Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào.
 + Sắp xếp các góc có chỗ hoạt động chung và hoạt động cá nhân, tạo điều kiện 
cho trẻ hoạt động với hình thức phong phú, đa dạng.
 + Các góc có khoảng cách hợp lý đảm bảo an toàn, vận động của trẻ.
 + Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động, giữa các góc có lối đi rõ ràng để trẻ 
có thể thiết lập các mối quan hệ trong khi chơi.
 c. Làm phong phú tên gọi, các mảng trang trí, đồ dùng, đồ chơi ở góc phù 
hợp chủ đề nhằm hấp dân trẻ
 - Đặt tên góc đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nội dung hoạt động và từng chủ 
đề, sự kiện đang thực hiện.
 Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Gia đình” bộ sách truyện đặt tên là “Thư viện 
của gia đình bé”, sang chủ đề “Thế giới thực vật” bộ sách truyện có tên là “Thư 
viện của các loại cây”.
 d. Xây dựng môi trường hoạt động có học liệu đa dạng khuyến khích trẻ sử 
dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau
 - Ngoài những đồ dùng, đồ chơi nhà trường cấp phát do lớp đăng kí thì tôi còn 
sưu tầm các nguyên vật liệu gần gũi với trẻ để làm rất nhiều đồ chơi tự tạo cho trẻ 
sử dụng. Bên cạnh đó, trong giờ đón, trả trẻ tôi có thông báo cho các bậc phụ huynh 
nắm bắt được phần việc mà tôi đã giao cho trẻ để phụ huynh giúp con hoàn thành 
nhiệm vụ như sưu tầm chai, lọ, tranh ảnh, sách báo.... bỏ đi. Từ những nguyên liệu 
đó, tôi tận dụng làm thành đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. * Thực hành, trải nghiệm trong các giờ học có chủ đích:
 Với yêu cầu bức thiết của thời đại, để tăng sự hứng thú khám phá kiến thức 
của trẻ mầm non, các phương pháp dạy học truyền thống dần được thay bằng các 
phương pháp dạy học tích cực. Một trong số các phương pháp đó là dạy học dưới 
hình thức trải nghiệm.
 * Cách làm cũ:
 - Các hoạt động thực hành, trải nghiệm trong các giờ học chỉ được tổ chức 
trong lớp.
 - Các chủ đề, nội dung thực hành, trải nghiệm cho trẻ còn ít, máy móc và phụ 
thuộc nhiều vào khung chương trình định sẵn.
 - Quá trình thực hành, trải nghiệm thường chỉ tổ chức trong giờ học hoạt động 
khám phá.
 * Cách làm mới:
 - Giáo viên linh hoạt thay đổi các không gian cho trẻ thực hành, trải nghiệm.
 Ví dụ: Ở hoạt động khám phá, nếu trước kia chỉ thực hiện trong lớp, thì nay 
chúng tôi đã có nhiều thay đổi, linh hoạt và phong phú hơn. Trẻ được học ngay tại 
sân trường, khám phá những sự vật, hiện tượng có trong khuôn viên nhà trường 
như: Khám phá nước- sỏi- cát, chúng tôi sử dụng khu vui chơi cát- nước của nhà 
trường để trẻ được học, được chơi, được thực hành.
 + Tạo sự hấp dẫn, mới mẻ về chủ đề, nội dung cho trẻ trải nghiệm.
 Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới thực vật” có thể chia ra thành các chủ đề, nội dung 
nhỏ để trẻ trẻ thực hành, trải nghiệm như “Sự kì diệu của các loại hoa”, “Cây xanh 
quanh bé”, “Quá trình phát triển của cây”...
 + Linh hoạt, sáng tạo cho trẻ được trải nghiệm ở nhiều môn học.
 * Hoạt động khám phá:
 Thực hành, trải nghiệm được thể hiện ở quá trình trẻ sử dụng các giác quan để 
khám phá, để cảm nhận đặc điểm của các sự vật, hiện tượng; thể hiện ở các thí 
nghiệm khoa học hay các trò chơi.
 Ví dụ: Hoạt động Staem “Trứng nổi - Trứng chìm” ( Hình ảnh 3- Video 2: 
Đường link: )
 * Mục đích- yêu cầu:
 - Trẻ có thể nhận biết về muối và công dụng của muối, trẻ nhận biết được 
tính chất của muối
 - Trẻ có kỹ năng làm việc nhóm, phối hợp cùng bạn làm thí nghiệm.
 - Trẻ vui vẻ hứng thú tham gia tiết học
 - Trẻ hào hứng đặt các câu hỏi “Tại sao?”, “Làm thế nào?”,...
 - Biết giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh.
 * Hoạt động trải nghiệm: - Hoạt động trải nghiệm:
 + Bước 1: Một số trẻ vận động theo ý tưởng của trẻ
 + Bước 2: Cả lớp vận động theo đội hình theo các đội hình khác nhau
 + Bước 3: Trẻ ở 3 tổ lên vận động theo đội hình hàng ngang
 + Bước 4: Nhóm bạn trai-bạn gái lên vận động trên sân khấu
 + Bước 5: Cá nhân trẻ lên vận động trên sân khấu
 * Hoạt động làm quen văn học
Với môn học này trẻ được thực hành, trải nghiệm trong việc suy nghĩ, tư duy để trả 
lời các câu hỏi, hay bắt chước giọng nói của nhân vật, đóng kịch, đóng tiểu phẩm, 
tập kể lại chuyện, diễn rối....
 Ví dụ: Trẻ tập đóng kịch câu chuyện “Cây rau của Thỏ Út”
 - Mục đích:
 + Trẻ hiểu sâu sắc nội dung truyện và biết đánh giá về từng nhân vật.
 + Biết đóng kịch và thể hiện vai diễn, giọng điệu từng nhân vật.
 - Chuẩn bị: Máy tính, tivi, loa, mũ nhân vật, cây, vườn rau nhà Thỏ.
 - Hoạt động trải nghiệm:
 + Bước 1: Một trẻ đóng vai nhân vật ra gặp gỡ cả lớp, hỏi lại trẻ tên truyện, 
trẻ nói lên suy nghĩ của mình về nội dung câu chuyện theo ý hiểu của trẻ.
 + Bước 2: Tập đóng kịch
 + Cho trẻ nhận vai nhân vật (Người dẫn truyện, Thỏ mẹ, Thỏ anh, Thỏ em 
và Thỏ út)
 + Trẻ nhận xét về tính cách nhân vật, lời thoại nhân vật trẻ cần thể hiện.
 + Trẻ đóng kịch theo vai nhân vật trẻ đã nhận.
 (Lưu ý: Trong hoạt động này, cô cho trẻ ở từng tổ lên đóng kịch, đảm bảo tất 
cả các trẻ trong lớp đều được tham gia)
 * Hoạt động tạo hình
 Đây là một môn học mang lại nhiều hình thức trải nghiệm phong phú cho trẻ 
cả về nội dung và không gian trải nghiệm. Trong môn học này, trải nghiệm chính 
là việc trẻ hoạt động với các màu sắc; sử dụng nhiều kĩ năng tạo hình khác nhau 
như: Vẽ, tô màu, xé dán, nặn, gấp, in vân tay, đồ...để sáng tạo ra các sản phẩm theo 
hứng thú, khả năng và sở thích của trẻ. (Hình ảnh 5- Video 3: Đường link: )
 - Vẽ :
 Ví dụ: Vẽ hoa hướng dương, vẽ các loại quả, vẽ về nghề bé thích, vẽ quà tặng 
chú bộ đội, vẽ hoa quả ngày tết, vẽ con vật sống trong rừng,vẽ theo đề tài tự chọn, 
vẽ hoa tặng mẹ vẽ cảnh đẹp quê hương bé thích, vẽ tranh sáng tạo ...
 - Nặn:
 Ví dụ: Nặn cái bát, cái cốc, nặn đôi đũa, nặn quả bóng, nặn bánh, nặn quả bé 
thích, nặn hoa mùa xuân, nặn các con vật, nặn bánh xe

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_cua_tr.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong các hoạt động.pdf