SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo từ giấy, bìa cho trẻ 3-4 tuổi
Trong các hoạt động không chỉ mang lại vô vàn những cảm xúc tích cực mà còn giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo vô cùng tuyệt vời với các nguyên vật liệu giấy, bìa vô cùng đơn giản và gần gũi. Trẻ 3 - 4 tuổi là lứa tuổi trẻ thích thể hiện bản thân và mong muốn được sáng tạo theo ý thích. Tuy vậy trẻ vẫn rất nhanh chán và dễ thay đổi nhu cầu chơi, vật liệu chơi, ý tưởng chơi… Vậy làm thế nào để trẻ phát huy tính sáng tạo, trẻ thực sự được trải nghiệm, được tự mình làm những điều trẻ thích theo cách riêng của mình? Có khi là những vấn đề vô cùng đơn giản nhưng sử dụng thế nào mới là điều quan trọng. Tôi đã nghĩ đến giấy. Giấy để vẽ, giấy để gấp hình và còn làm được nhiều thứ khác. Đó chính là tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm với giấy. Do đó rất cần có những biện pháp cụ thể, những kinh nghiệm thực tế khi tổ chức các hoạt động sáng tạo cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong thời đại mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo từ giấy, bìa cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo từ giấy, bìa cho trẻ 3-4 tuổi
2 Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và đã triển khai tại một số lớp 3TA, 3TC, 3TD trong năm học 2022 - 2023. 1. Các biện pháp cũ thường làm: - Trước đây việc tổ chức các hoạt động cho trẻ còn tẻ nhạt, vẫn đi theo lối mòn cũ các hoạt động của trẻ thụ động. đồ dùng đồ chơi, các nguyên vật liệu trong các hoạt động, trò chơi của trẻ đa số là đồ nhựa làm sẵn, hoặc các loại xốp màu, xốp dạ * Ưu điểm. - Giáo viên không phải mất nhiều thời gian sưu tầm, các nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. * Nhược điểm. - Mua sắm các nguyên vật liệu, đồ chơi gây tốn kém về kinh tế. - Trẻ chưa thực sự phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo khi tham gia hoạt động. - Tiến hành khảo sát chất lượng cho 75 trẻ ở các lớp 3TA, 3TC, 3TD. kết quả thu được chưa cao. Bảng khảo sát Đầu năm – Tháng 9/2022 Số trẻ 75 Tổng Tháng 9/2022 TT Nội dung số trẻ Số trẻ Tỉ lệ % 1 Trẻ tích cực, nhanh nhẹn tham gia vào các hoạt 40 53 động. 5 Trẻ có những sáng tạo mới trong các hoạt động. 75 21 28 6 Trẻ yêu thích, hào hứng khi tham gia vào các hoạt 32 42 động nhóm, tập thể - Với những khảo sát ban đầu như trên, chúng tôi thấy trẻ chưa tích cực, sáng tạo trong các hoạt động. Vì vậy cần áp dụng các biện pháp mới để phát huy hết tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong các hoạt động, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 2. Các biện pháp mới 2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể. Để tổ chức các hoạt động từ giấy, bìa nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ thì cần thiết phải xây dựng chương trình xuyên suốt chủ đề ngay từ đầu năm học. Bởi vậy trong năm học 2022 - 2023 tôi xây dựng lịch thực hiện các hoạt động học - chơi với giấy bìa, để lồng ghép trong các chủ đề với một số nội dung vô cùng phong phú, đa dạng theo thời gian biểu sau: 4 2.2 Tìm hiểu, lựa chọn và sưu tầm nguyên vật liệu. - Giấy bìa là một trong những loại nguyên liệu phong phú, dễ kiếm, dễ tìm và dễ sử dụng. Bởi vậy tôi đã lựa chọn giấy, bìa làm học liệu để trẻ chơi học. + Giấy trang trí: giấy màu, giấy nến, giấy sần, giấy báo, giấy vụn, giấy vẽ + Bìa: Các loại bìa cattong, lõi giấy vệ sinh, vỏ hộp thuốc, bìa màu, bưu thiếp, bìa sần + Giấy báo họa cũ cũng là một nguyên vật liệu mang lại nhiều ý tưởng sáng tạo cho tôi và trẻ của mình. Ngoài ra còn các nguyên vật liệu kèm theo: các loại màu, các chai lọ kích cỡ khác, sỏi, cát, nhũ màu, nắp chai, ghim, kéo, hồ, dập ghim, mẫu trên ảnh, Hộp que đè lưỡi, Cốc giấy, ... Hình ảnh 1: Tìm hiểu và lựa chọn nguyên vật liệu - Để có thể thu thập được phong phú đa dạng các nguyên vật liệu từ giấy thì đối tượng đầu tiên chúng tôi nghĩ đến đó là các bậc phụ huynh ở lớp mình phụ trách. Chúng tôi đã triển khai ý tưởng đến các bậc phụ huynh thông qua trao đổi hàng ngày, qua zalo nhóm lớp và qua các góc tuyên truyền. đều nhận được sự thấu hiểu giúp đỡ và chia sẻ của các bậc phụ huynh. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh tại lớp tôi đã có rất nhiều phụ huynh tham gia ủng hộ các loại giấy bìa khác nhau như: giấy báo, bìa cattong, bìa hộp thuốc, giấy gói quà và một số nguyên vật liệu khác như: Màu nước, bông gòn, cúc áo, dây trang kim Nhờ có sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh chúng tôi đã tìm kiếm được rất nhiều các loại nguyên vật liệu cần thiết. Hình ảnh 2: Phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu Bản thân chúng tôi đã sưu tầm những tờ báo họa cũ từ thư viện của các nhà trường, các loại sách vở cũ không sử dụng, những hình ảnh con vật, đồ chơi ngộ nghĩnh. Ngoài nguyên vật liệu như giấy bìa, thì các nguyên liệu trang trí, dụng cụ tạo hình cũng là một yếu tố quan trọng giúp trẻ thực hiện sáng tạo và tạo thành các sản phẩm từ giấy bìa. 2.3. Thiết kế các hoạt động học, hoạt động thí nghiệm, trải nghiệm, trò chơi từ giấy, bìa nhằm rèn luyện và phát huy tính tích cực, sáng tạo cho trẻ. Để trẻ phát huy tính tích cực, sáng tạo khi tham gia các hoạt động từ giấy, bìa chúng tôi đã, tìm kiếm và thiết kế các đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động như: Hoạt động học, hoạt động thí nghiệm, trải nghiệm hoặc tổ chức các trò chơi từ giấy, bìa. Từ những nội dung cơ bản trên, chúng tôi đã xây dựng các nội dung cụ thể và chi tiết từ việc chơi cái gì, chuẩn bị nguyên liệu gì và hướng dẫn cách chơi như thế nào cụ thể như sau: * Thiết kế hoạt động học. - Tôi đã vận dụng các nguyên vật liệu giấy bìa vào rất nhiều các hoạt động học cho trẻ trong các chủ đề. 6 Tên thí nghiệm, STT Chuẩn bị Cách thực hiện thực nghiệm Cắt các nét chéo tạo thành cánh Chong chóng chong chóng, gắn que và dùng 4 giấy, kéo, bìa quay lực thổi hoặc nơi có gió để quan sát sự chuyển động Cho trẻ kéo giấy, vò giấy, xe Âm thanh của dấy, giật giấynghe âm thanh, 5 Các loại giấy giấy tạo âm lượng to nhỏ khi làm các thao tác Dùng ống hút thổi màu trên Thổi màu trên Giấy A0, A4 trắng, màu 6 giấy tạo các hình, họa tiết và giấy nước, ống hút sáng tạo theo ý thích Hình ảnh 9,10: thí nghiệm hoa nở dưới nước. Hình 11: sự kỳ diệu của giấy ăn Hình ảnh 12: thí nghiệm thổi mầu trên giấy Ngoài các thí nghiệm từ chất liệu giấy trên tôi còn xây dựng và thiết kế một số trò chơi sáng tạo hình thức tổ chức hoạt động khác như •Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi với giấy và bìa hộp Tên trò chơi Chuẩn bị- Cách làm Cách chơi Trẻ luồn chân và cho người vào chỗ rỗng đứng xếp thành hàng Cô dùng các vỏ thùng sữa ngang khi có hiệu lệnh “bắt đầu” khoét rỗng giữa và trang Trò chơi 1: Ô tô bắt đầu chạy và bạn nào đến đích trí mắt mũi, miệng và các đua. đầu tiên. Nâng cao độ khó những hoa văn theo ý thích của lần chơi sau: Chơi đua đường trẻ, cho trẻ tự trang trí ngoằn nghèo, đua theo tín hiệu bánh xe đầu ô tô. đèn, và chọn chơi sáng tạo từ những chiếc ô tô đua theo ý thích. Trẻ có thể bò, trườn, nằm, bước Sử dụng các thùng cattong Trò chơi 2: Ma qua, hoặc tìm đường ra, xếp các to cứng dựng thành các trận tấm cartong rời và chơi theo ý tường thành, các hang, các thích và óc sáng tạo của trẻ ví dụ: đường di chuyển chơi chốn tìm, nhảy qua rào cản 8 Tên trò chơi Chuẩn bị- Cách làm Cách chơi Trẻ buộc dây và di chuyển bàn Trò chơi 10: Bàn Dùng các tấm bìa cattong chân giấy tới đích hoặc cùng nhóm chân giấy cắt thành các bàn chân bạn di chuyển hai bàn chân bằng cách đặt kế tiếp các bàn chân giấy Dùng lõi của giấy vệ sinh, Trò chơi 11: sỏi. Trẻ lắc lõi giấy để nghe được âm Hộp âm thanh Cho sỏi vào trong lõi giấy thanh từ bên trong. sau đó bịt 2 đầu của lõi giấy. Nhờ có sự đa dạng từ các thí nghiệm phong phú, hệ thống trò chơi nên khi đưa vào các hoạt động tổ chức vô cùng thu hút trẻ và trở thành một động lực để trẻ tích cực hoạt động và sáng tạo hơn. Hình ảnh 13: trò chơi vận động ô tô đua Hình ảnh 14: trò chơi thả bi Hình ảnh 15. Trò chơi ném vòng giấy 2.4. Tăng cường hoạt động nhóm khi tham gia chơi. Ở lứa tuổi mầm non, môi trường tốt nhất để trẻ hình thành kỹ năng làm việc nhóm có thể chính là lớp học của trẻ và yếu tố phát triển kỹ năng hoạt động nhóm tốt nhất là hoạt động vui chơi vì ở đó trẻ có cơ hội được gần gũi bạn bè, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau thỏa thuận, đàm phán, thiết lập mối quan hệ với bạn cùng chơi một cách chân thực và rõ nét và thoải mái nhất. Làm việc nhóm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách tự khẳng định bản thân mình trong môi trường tập thể, đồng thời giúp trẻ có thể phát huy cá tính, sự sáng tạo, biết hợp tác với những đứa trẻ khác để hoàn thành những công việc chung. Giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc nhóm thông qua các hoạt động trong trường mầm non là rất quan trọng, đồng thời mang lại hiệu quả cao. Để tổ chức hoạt động nhóm tôi đã chọn hình thức thông qua các trò chơi, các thí nghiệm. Trong quá trình trẻ hoạt động nhóm khi vui chơi tại các hoạt động trong ngày tôi để trẻ tự vùng vẫy, các con sẽ tự trao đổi, tương tác với nhau và cũng có thể sẽ đưa ra được phương án giải quyết vấn đề dù chưa phải tối ưu nhất nhưng đó là những thành quả ban đầu cô giáo ghi nhận và khen ngợi. Trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm để trẻ có cơ hội thể hiện bản thân, được trải nghiệm nhiều hơn tôi luôn chú ý giao nhiệm vụ cho từng nhóm khi tham gia trò chơi một cách cụ thể và cùng trẻ thỏa thuận điều kiện khi tham gia để trẻ có trách nhiệm và tập trung chú ý hơn vào hoạt động của mình đồng thời thấy vui sướng, tự tin vì những gì mình làm được.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_sang_tao_tu_gia.doc