SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng mềm chủ động, mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Tựu Liệt
Trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi lứa tuổi khủng hoảng trẻ lên 3 cũng cần được chuẩn bị tâm lý vững vàng để bước những bước đi tiếp theo cho những lứa tuổi sau đó. Tạo môi trường vui chơi học tập cho trẻ để trẻ để trẻ tự lập và chủ động hơn trong tất cả mọi việc. Các hoạt động trong trường mầm non giúp thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. Trẻ được tham gia vào các trò chơi cùng các bạn với nhiều hoạt động khác nhau theo ý thích của mình. Với trẻ mầm non vui chơi là một hình thức học tập, trẻ học qua chơi. Vì dụ khi hoạt động góc, trẻ không chỉ học qua các phần hướng dẫn, gợi mở, hóa thân cùng chơi với trẻ của giáo viên, mà còn học qua các bạn, học qua quá trình sử dụng đồ dùng, dụng cụ chơi. Trẻ được giao tiếp với các bạn, cùng cô giáo một cách tự do và thỏa mái, được hóa thân trong nhiều vai chơi khác nhau. Vì thế nó rất phù hợp để phát triển đức tính chủ động mạnh dạn tự tin. Tương tự như vậy, mỗi hoạt động với một đặc trưng khác nhau, tuy nhiên qua đó nếu trẻ được hoạt động một cách chủ động, được khích lệ để hoàn thành nhiệm vụ. Cô giáo trở thành người dẫn dắt, tạo không gian...mà còn cần tạo cho trẻ cảm giác thỏa mái như câu nói “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui của bé”. Cô giáo cần gần gũi, yêu thương tôn trọng trẻ để trẻ cảm thấy được yêu thương từ đó trẻ trút bỏ mọi cảm giác sợ hãi e dè, thỏa mái chia sẻ ý kiến, suy nghĩ của mình với cô giáo. Không những thế giáo viên cũng cần tạo môi trường để trẻ có thể giao tiếp với các bạn, cởi mở và hòa đồng. Chỉ có như vậy mới thỏa mãn được yêu cầu học tập, vui chơi, vận động của trẻ. Qua đó giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống, rèn luyện các phẩm chất mạnh dạn, tự tin và tất cả các phẩm chất khác.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng mềm chủ động, mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Tựu Liệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng mềm chủ động, mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Tựu Liệt
2 hoạt động khích lệ động viên trẻ kịp thời và phù hợp. Đó là cả một quá trình dài giúp trẻ vượt qua chính bản thân mình. Việc tổ chức các hoạt động cũng cần phải dựa trên quy tắc lấy trẻ làm trung tâm, dựa trên nhu cầu và hứng thú của trẻ. Bởi khi trẻ không hứng thú tham gia thì sẽ rất khó để trẻ tập trung chú ý tham gia, chỉ khi trẻ thật sự thích, hứng thú tham gia hết mình, giáo viên mới có thể khuyến khích để trẻ chủ động mạnh dạn tự tin thể hiện bản thân, trải nghiệm và học hỏi. Trẻ được khuyến khích để tự mình đưa ra lựa chọn, đưa ra ý kiến của mình, trẻ cũng cần được tôn trọng, được yêu thương, được đối xử công bằng. Đó chính là những nền tảng vững chắc để giúp trẻ hình thành sự tự tin. Chính vì vậy, trong năm học này, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển kỹ năng mềm chủ động, mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. * Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/ 2022 đến tháng 4/2023 * Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường mầm non nơi tôi công tác. * Phạm vi nghiên cứu: Công tác áp dụng phương pháp phát triển kỹ năng mềm chủ động, mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại trường mầm non Tựu Liệt. 4 Vai trò của cô giáo là vô cùng quan trọng, vậy cô giáo cần làm những gì, và làm như thế nào để làm tốt để tổ chức các hoạt động cho trẻ theo định hướng lấy trẻ làm trung tâm, phát triển tích cực chủ động mạnh dạn tự tin sáng tạo của trẻ. Giáo viên cần tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, nắm vững thực tế việc xây dựng môi trường giáo dục trong lớp, nắm được nhu cầu, hứng thú, tính cách, đặc điểm của từng trẻ, đặt mình vào vị trí của trẻ để phân tích, đưa ra các giải pháp phù hợp với nhu cầu, hứng thú của từng trẻ tại lớp mình phụ trách. Với những trẻ đã mạnh dạn tự tin cần giúp trẻ phát huy hơn nữa, với những trẻ nhút nhát càng cần chú ý, bồi dưỡng, động viên, khích lệ giúp đỡ trẻ để trẻ dần tiến bộ tránh tình trạng trẻ càng nhút nhát ít nói, càng ít được cô chú ý khiến trẻ càng ngày càng khép mình. Tuy nhiên mức độ can thiệp của giáo viên cần phù hợp, tránh khiến trẻ cảm thấy áp lực, sợ hãi sẽ càng làm trẻ khép mình và ngày càng nhút nhát hơn. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Đặc điểm tình hình: Trường tôi là một trường mầm non thuộc huyện ngoại thành, thành phố Hà Nội. Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm 2009, trường được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng 3 năm 2013. Trường nhiều năm liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc, các lớp học rộng rãi, sạch đẹp đã được trang bị nhiều đồ dùng đồ chơi hiện đại. Trường có 3 lớp mẫu giáo bé (3-4 tuổi), lớp mẫu giáo bé do tôi phụ trách là lớp điểm thực hiện chuyên đề “Phát triển vận động” của khối mẫu giáo bé cho toàn trường kiến tập. Phòng học rộng rãi, thoáng mát, sạch đẹp với diện tích 65m2, hệ thống điều hoà hai chiều, bình nóng lạnh, máy sấy tay khô và đầy đủ đồ dùng phục vụ cho hoạt động của trẻ. Nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng phục vụ cho các hoạt động giáo dục trẻ theo thông tư 01, ti vi kết nối mạng internet, đồ dùng đồ chơi Montessori phong phú, đẹp. 2. Thuận lợi: Ban giám hiệu: Luôn quan tâm chỉ đạo sát sao các lớp trong nhà trường, chỉ đạo giáo viên tăng cường giáo dục kỹ năng sống, ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến vào giáo dục trẻ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. Lớp có 45 học sinh, trong đó có 22 trẻ gái và 23 trẻ trai, có 3 giáo viên phụ trách đạt trình độ Đại học phạm mầm non. Đa số trẻ thông minh, nhanh nhẹn tiếp thu tốt những kiến thức Trẻ trong lớp cùng lứa tuổi đã học qua các lớp nhà trẻ từ dưới đi lên tại trường, nhanh thích nghi với môi trường, dễ đi vào nề nếp. 6 1.Biện pháp 1: Cải tạo môi trường lớp học, tạo không gian cho trẻ phát triển kỹ năng mềm chủ động, mạnh dạn, tự tin. Môi trường có sự tác động vô cùng to lớn đến sự phát triển của trẻ, một môi trường với nguyên vật liệu phong phú, có nhiều không gian cho trẻ trải nghiệm, hoạt động tích cực chắc chắn sẽ giúp trẻ có cơ hội để hình thành sự mạnh dạn và tự tin. Vì vậy giúp trẻ phát triển hơn nữa sự mạnh dạn tự tin cần phải được bắt đầu từ việc cải tạo lại không gian hoạt động, bố trí sắp xếp các góc hoạt động trong lớp. Sau khi đã tiến hành nghiên cứu lý thuyết và quan sát thực tế tôi đã bắt tay vào cải tạo các góc chơi tại lớp mình. * Cách thực hiện: Phối kết hợp với giáo viên cùng lớp sắp xếp lại các góc chơi khoa học, hợp lý hơn. Giảm bớt các mảng tường trang trí vì không có tác dụng cho trẻ hoạt động. Để một số mảng tường trống để học sinh có thể thư giãn thị lực. Một số mảng tường dùng để trưng bày sản phẩm và treo các đồ dùng, dụng cụ cho trẻ hoạt động, bố trí các trò chơi trẻ có thể chơi được. Không để các mảng tường chết cả năm học, tức là không thay đổi từ đầu năm đến cuối năm mà trang trí thuận tiện theo hình thức có thể tháo ra, thay đổi liên tục qua các khoảng thời gian khác nhau theo chủ đề. Các mảng tường cũng được sử dụng để trẻ có thể chơi hiệu quả, thay đổi để không nhàm chán. VD: Góc văn học thay vì treo các hình ảnh từ đầu năm cuối năm, tôi thiết kế dưới dạng một sân khấu, các nhân vật được thay đổi theo các câu chuyện của từng chủ đề, để trẻ có thể tận dụng kể chuyện sáng tạo. Ngoài các loại sách, tôi treo thêm các loại rối: rối que, rối tay, rối ngón tay để trẻ kể chuyện sáng tạo Góc toán, thay vì chỉ treo hình trang trí minh họa góc chơi, tôi sử dụng các quyển sổ có gắn số các chiếc túi để trẻ có thể tự làm các đồ vật và để vào đủ số lượng theo yêu cầu Góc xây dựng có thêm tranh các công trình mẫu làm gợi ý cho trẻ. Góc âm nhạc, tôi treo thêm các dụng cụ âm nhạc lên tường vừa để trẻ biết đó là góc âm nhạc, vừa tiết kiệm được diện tích lớp không để quá nhiều giá góc cồng kềnh không hiệu quả. - Tận dụng các khoảng hành lang trước và sau lớp học tạo thành không gian cho trẻ hoạt động. VD: Khoảng hành lang phía trước lớp học tạo thành góc thiên nhiên, nhưng bố trí trồng cây, có các dụng cụ cho trẻ chăm sóc, trồng cây, có sách, giấy để trẻ có thể vẽ lại những gì trẻ nhìn thấy như các loại cây, quá trình phát triển của hạt thành cây, làm thí nghiệm làm giá đỗ... - Trong mỗi góc chơi, thiết kế thêm các đồ dùng để trẻ có thể hoạt động nhiều 8 kính lúp, màu thực phẩm... - Tôi bổ sung nguyên vật liệu để trẻ có thể thao tác, trải nghiệm cho tất cả các góc chơi, cố gắng để góc chơi nào cũng có nguyên vật liệu cho trẻ trải nghiệm không riêng các góc như tạo hình. VD: Trước đây góc tạo hình thường chỉ giấy, sáp màu, kéo, hồ dán...thì bây giờ có rất nhiều nguồn nguyên liệu: lá cây, cỏ khô, vải vụn, len vụn, nhũ màu, kim sa, sỏi, đá, hoa khô, các loạt hạt, vỏ các con vật, các chất liệu màu nước, phấn màu, màu dạ, màu chì, tăm bông, các chất liệu giấy khác nhau... VD: Trước đây góc văn học thường chỉ có sách truyện, một hai loại rối, thì bây giờ có bổ sung các nguyên vật liệu tương tự góc tạo hình để khi trẻ chơi tại góc, cô có thể hướng dẫn trẻ tự làm sách truyện, làm các con rối. Trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn rất nhiều so với ngày nào cũng xem sách. VD: Góc nấu ăn thay vì chỉ có các món ăn, đồ dùng nấu ăn tôi bổ sung thêm các nguyên vật liệu để trẻ có thể tự làm các món ăn như: đất nặn vỏ kẹo để làm kẹo, giấy vụn cắt làm nem, xốp màu...Nếu như trước đây ngày nào chơi trẻ cũng chỉ có giả vờ nấu, bày biện bàn ăn, thì giờ trẻ có thể sáng tạo làm rất nhiều món ăn. - Tôi đã tham khảo rất nhiều các trang website nước ngoài, sử dụng các ngôn ngữ tìm kiếm bằng tiếng anh để tìm các bài viết của nước ngoài để làm đồ dùng sáng tạo. Tôi nhận thấy họ có rất nhiều cách làm đồ dùng sáng tạo vô cùng đơn giản, nhưng chơi được, thao tác được, trẻ nói được nhiều. Tôi phối hợp với giáo viên cùng lớp không làm những cái cầu kỳ mà không mang hiệu quả sử dụng, chú trọng càng đơn giản càng tốt và trẻ có thể làm cùng cô các đồ dùng này, sau khi làm xong có thể sử dụng. Chú trọng tận dụng những đồ dùng có sẵn nhưng dùng theo cách sáng tạo. Vừa tiết kiệm công sức, tiền bạc và thời gian, làm đồ dùng đồ chơi của tất cả các góc chơi. VD: Góc văn học trước đây chỉ có sách truyện, tôi đã bổ sung nguyên vật liệu, hướng dẫn học sinh cùng làm thêm các loại rối: rối que, rối ngón tay, rối bao tay, rối bóng, rối bằng túi giấy, rối tay, rối... VD: Góc tạo hình tạo các khuôn in rỗng cho trẻ bằng cách vẽ các loại lá cây, trái cây, các phương tiện giao thông, các đồ dùng, đồ chơi...quen thuộc cho trẻ lên bìa cừng và khoét rỗng để tạo khuôn in cho trẻ. Khi trẻ thực hiện trẻ chỉ việc đặt khuôn in lên giấy và vẽ nét theo hình dáng khuôn in để tạo hình. + VD: Tạo khuôn in sáng tạo bằng các nguyên vật liệu đơn giản. Từ chai nhựa, sử dụng phần đáy chai nhựa in màu để tạo hình bông hoa, lấy thân chai, nắp chai nhựa để in hình tròn, in các nắp chai lên giấy tạo thành hình bông hoa + Sử dụng bàn chải, dĩa thức ăn để in tạo hình + Sử dụng len, nilong, quấn vào chai nhựa để trẻ in màu
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ky_nang_mem_chu_dong_manh_d.docx
- SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng mềm chủ động, mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tạ.pdf