SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 C tuổi Trường Mầm non Thanh Vân
Để có thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non con đường thực hiện là bắt trước và luyện tập dưới sự hướng dẫn của cô giáo, của người lớn.Với một vai trò quan trọng như vậy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhu cầu tất yếu.Trường mầm non là nơi tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn vẹn nhân cách trong đó vai trò của nhà giáo dục - của các Cô giáo mầm non có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của trẻ nói chung và sự phát triển ngôn ngữ nói riêng..Vì vậy nên người lớn, cô giáo Mầm non phải có một vốn từ phong phú, phát âm chuẩn, lời nói mạch lạc phải là khuôn mẫu để trẻ noi theo. Đặc biệt trẻ em tuổi mẫu giáo 4 -5 tuổi đang trong thời kì hoàn thiện dần về ngôn ngữ. Làm thế nào để dạy trẻ “ nói đúng ngôn ngữ tiếng Việt” là một yêu cầu vô cùng quan trọng.Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3- 4 tuổi trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 C tuổi Trường Mầm non Thanh Vân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 C tuổi Trường Mầm non Thanh Vân
3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Bùi Thị Thu Nga - Địa chỉ: Trường mầm non Thanh Vân - Số điện thoại: 0982131657 - Gmail: buithithunga.c0thanhvan@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng tạo - Tác giả: Bùi Thị Thu Nga – Giáo viên trường mầm non Thanh Vân – Tam Dương –Vĩnh Phúc 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Sáng kiến này được áp dụng vào lĩnh vực Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Mẫu giáo nhỡ 3-5 tuổi, từ đó tìm ra được một số biện pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu Từ tháng 02 năm 2018 đến tháng 2 năm 2019 7. Mô tả bản chất sáng kiến 7.1. Về nội dung của sáng kiến 7.1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến ván đề nghiên cứu * Cơ sở lí luận: Tục ngữ Việt Nam có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Dải đất Việt Nam hình chữ “S” trải dài từ Bắc vào Nam với rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu. Dân tộc ta từ ngày xưa đã xây dựng cho mình một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người. Bác Hồ kính yêu đã dạy rằng “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quí báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, tôn trọng nó”. (Ngôn ngữ và lý luận văn học – Tài liệu dùng cho các trường sư phạm mẫu giáo). Trong công tác giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với giáo dục trẻ thơ. Ngôn ngữ đã góp phần đào tạo các cháu trở thành những con người toàn diện. * Các lý thuyết liên quan: Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lý. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ được dựa trên các lý thuyết sau: * Lý thuyết hành vi chủ nghĩa về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em. Lý thuyết này coi ngôn ngữ cũng như bất kỳ hoạt động nào được hình thành do sự bắt chước, luyện tập. Điểm mạnh của lý thuyết này là đã chỉ ra cơ sở tự nhiên của hoạt động ngôn ngữ. * Lý thuyết tâm lý học Mác xít. Tâm lý học Macxit đã nhận thấy sự phát triển tâm lý trẻ chịu sự quy định của 4 yếu tố: yếu tố sinh lý; sự tích cực của cá nhân trẻ; môi trường và yếu tố giáo dục. - Tiền đề sinh lý: những sự việc trong tương lai và nhắc lại những gì đã qua, chính vì vậy bạn sẽ phải phá lên cười khi một buổi sáng bé tâm sự với bạn rằng mai này bé thích làm bác sỹ, hay giáo viên bởi đơn giản bé thấy cô giáo thật xinh hay bác sỹ thì sẽ chữa bệnh giúp mọi người. Lúc này trẻ đã có thể nói câu đầy đủ (có đủ chủ vị ngữ và động từ), sau đó hoàn thiện hơn với những câu kép, có thán từ rất ngộ nghĩnh như bé có thể cầm chiếc điện thoại lên rồi nói dõng dạc “Alo.mẹ Na à, về ngay nhéừ ừ ừ, sao, kẹt xe rồi à.nhanh lên nhé” như thật. Chúng cũng biết “hứa hẹn” một cách rất người lớn như bạn yêu cầu bé thức dậy đến lớp, bé sẽ nói gọn lỏn “con hứa 5 phút nữa con sẽ dậy”. Hơn nữa, bé yêu của bạn lúc này đã biết đặt yêu cầu, nếu bạn dẫn bé vào hàng tạp hóa mua bim bim, bé sẽ chỉ vào món snack khoai tây bé ưa thích và nói “Mua tây tây”(Mua khoai tây). Và không đơn giản, bé đã bắt đầu biết nói dối, nếu bé gây ra một lỗi gì đó bé sẽ biết cách đổ lỗi cho anh trai, hay những người xung quanh mà bé biết * Về ngôn ngữ mạch lạc: - Trẻ mẫu giáo nhỡ có vốn từ phong phú hơn trẻ mẫu giáo bé về số lượng cũng như từ loại. Trẻ sử dụng được nhiều loại mẫu câu khác nhau. - Tư duy phát triển hơn, biết so sánh, nhận ra những điểm giống và khác nhau của sự vật, hiện tượng. Ở trẻ bắt đầu xuất hiện khả năng tổng quát, đưa ra kết luận. Ngôn ngữ của trẻ rõ ràng hơn, có nội dung hơn, người nghe dễ hiểu hơn. Trong ngôn ngữ độc thoại trẻ thường dùng những câu, những đoạn ngắn. Trẻ thích được trò chuyện với người lớn. Trẻ không chỉ đàm thoại về những gì trẻ đang tri giác mà còn biết đàm thoại về những nội dung mà trẻ đã biết và biết đưa ra nhận định của mình. Mặc dù không phải lúc nào trẻ cũng đưa ra nhận định đúng. Trẻ có thể kể lại một chuyện mà trẻ biết hoạc nghe kể, có thể kể theo tranh hoặc đồ chơi, đồ vật (Kể theo mẫu của người lớn) * Mục đích của xã hội hóa Xã hội hóa giáo dục nhằm khuyến khích, huy độngvà tạo điều kiện toàn diện xã hội tham gia phát triển giáo dục. Tạo cơ hội cho mọi người, mọi lứu tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời; tiến tới một xã hội học tập. 7.1.2. Thực trạng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại trường mầm non Trong quá trình giảng dạy tại lớp 3 tuổi C của Trường mầm non Thanh Vân và nghiên cứu đề tài này tôi gặp những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau: a.Thuận lợi: Năm 2018- 2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3 tuổi c, với 27 cháu trong đó 17 cháu nữ, 10 cháu nam độ tuổi đồng đều các cháu ngoan ngoãn, mạnh dạn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và tình cảm xã hội, cảm thụ cái hay cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ. Đó là một thuận lợi lớn để tôi rèn luyện việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tôi được ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi xây dựng môi trường văn học phong phú và có nội dung đa dạng về hình thức, hài hoà về thẩm mỹ, phù hợp với khả năng nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Hiểu và làm theo được 2,3 yêu cầu liên tiếp 12 44 15 56 Phát âm rõ tiếng, phát âm các tiếng có chứa 13 48 14 52 các âm khó Trả lời và đặt câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? 19 70 8 30 Khi nào? Để làm gì? Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, phù 18 67 9 33 hợp với yêu cầu và hoàn cảnh giao tiếp bằng câu đơn, câu ghép. Làm quen với một số kí hiệu thông thường 20 57 15 43 trong cuộc sống ( nhà vệ sinh, lối ra, biển báo giao thông). Đọc thuộc lòng và diễn cảm một bài thơ. 8 30 19 70 Kể lại truyện đã được nghe 3 11 24 89 Kể chuyện sáng tạo theo tranh, theo đồ chơi 13 48 14 52 Đóng kịch theo tác phẩm văn học 5 19 22 82 Dựa vào bảng điều tra thực tế trên tôi nhận thấy trẻ còn hạn chế như: Khả năng phát â còn chưa chuẩn; Việc sử dụng từ ngữ diễn đạt trong giao tiếp với mọi người còn hạn chế; Vốn từ còn chưa phong phú, ngôn ngữ chưa mạch lạc. Trẻ chưa tự tin khi kể chuyện, đọc thơ; chưa biết sử dụng ngữ điệu của nhân vật khi kể chuyện hoặc đóng kịch theo tác phẩm văn học; chưa có tính sang tạo khi kể chuyện theo đồ chơi, theo tranh.Tôi rất lo lắng mình phải dạy trẻ như thế nào và bằng những biện pháp gì để trẻ lớp tôi phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. Qua qúa trình nghiên cứu Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ và qua thực tế dạy học tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3- 4 tuổi” làm đề tài nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến 7.2.1. Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ Môi trường cho trẻ hoạt động có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng. Vì vậy, để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, ngay từ đầu năm học tôi đã chú ý xây dựng môi trường cho trẻ đặc biệt là “ Góc thư viện sách, truyện”. Khu vực này có các loại sách, các bộ sưu tập (các con vật, các loại cây, lá, các loại hạt, hoa, các loại ô tô hay đồ chơi), tạp chí, sách, truyện tranh, bộ tranh được bày trên bàn, trên giá sách, để trẻ dễ nhìn và dễ sử dụng. Ở đây trẻ có thể xem tranh mô tả các đồ vật, kể về các con vật trong tranh hoặc cắt, dán để làm truyện tranh Qua đó, giáo viên gợi ý, tạo điều kiện cho trẻ kể lại, trao đổ với nhau về những điều mà trẻ nhìn thấy, hoặc kể chuyện sáng tạo. Khi xây dựng “ Góc thư viện sách, truyện” tôi muốn giới thiệu thêm các tác phẩm văn học trong chương trình và ngoàichương trình giáo dục đến trẻ, bởi trong tiết học thì việc cho trẻ được tiếp xúc với các tác phẩm Để tạo hứng thú cho trẻ khi tham học động văn học thì việc tạo môi trường với các nhân vật ngộ nghĩnh cho trẻ được làm quen là rất cần thiết. Tôi đã sử dụng vải vụn để khâu thành những chú rối tay ngộ nghĩnh. Sân khấu được tận dụng từ mảng tường trong lớp học. Để thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động kể chuyện và tập đóng kịch ngay từ đầu năm học tôi dùng một mảng tường để trang trí thành một sân khấu sao cho phù hợp với từng cảnh trong truyện và sử dụng vào việc kể chuyện cho trẻ nghe. Qua việc tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học như vậy tôi thấy được trẻ rất hào hứng tham gia các hoạt động đọc thơ, kể chuyện để từ đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách tự nhiện mà có hiệu quả cao nhất. 7.2.2. Biện pháp 2: Phát triển khả năng nghe và nói qua các hoạt đông trò chuyện với trẻ và tổ chức trò chơi dân gian a. Nghe. Để trẻ nói được tốt, trẻ cần được nghe các âm thanh của ngôn ngữ như: Nghe nhiều loại âm khác nhau trong các từ, các câu. Nghe ngữ điệu giọng nói thể hiện những sắc thái tình cảm khác nhau. Trẻ 4-5 tuổi, cần cho trẻ nghe để dần dần giúp trẻ phát âm đúng các âm khó như p, n, ls, x, tr, ch và các âm cuối như ếch- ất, úc - út, ân - anh, ênh - ang.... Luyện nghe cho trẻ có thể được thực hiện qua nhiều hoạt động khác nhau. Trong đó, tôi có tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian, trẻ vừa được chơi vừa được đọc lời ca của bài đồng dao.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_3_4_c_tuoi.docx