SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học

Văn học là người bạn không thể thiếu đối với trẻ thơ. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống, thế giới xung quanh trẻ, văn học nuôi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng trong sáng tạo nghệ thật. Đặc biệt thông qua hoạt động làm quen văn học, giúp trẻ phát triển về tư duy, ngôn ngữ, trẻ có thể cảm nhận được cái hay cái đẹp của thiên nhiên xung quanh. Phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non.Trong hệ thống kiến thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non phải kể đến hoạt động làm quen văn học, đây cũng là một chuyên đề trọng tâm của bậc học mầm non trong những năm gần đây. Vì vậy đem văn học đến với trẻ là một việc làm quan trọng cần thiết, cho trẻ làm quen với văn học là phát triển vốn từ, ngôn ngữ cho trẻ qua các tác phẩm văn học. Qua đó cô giáo sẽ giúp trẻ hiểu được nội dung của các tác phẩm văn học mà trẻ được làm quen, trẻ sẽ hiểu và phân biệt được cái đúng, cái sai, cái hay, cái đẹp, cái thiện, cái ác.... Từ đây cô giáo sẽ giáo dục trẻ biết nói lời hay, học tập và nêu gương làm việc tốt, đây chính là nền móng để hình thành nhân cách con người ở trẻ. Cho trẻ làm quen văn học là trẻ được làm quen với cách diễn đạt, nói đủ câu, rõ nghĩa, mạch lạc, nói không bị ngọng và mở rộng và tích lũy vốn từ cho trẻ một cách phong phú hơn.
doc 17 trang lethu 27/06/2024 1430
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học
 Đề tài: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt 
động làm quen văn học”
ĐẶT VẤN ĐỀ:
 1.1. Lý do chọn đề tài: 
 Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện 
cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ, là cơ sở để hình thành nhân 
cách con người ở trẻ và chuẩn bị cho trẻ bước vào bậc học tiếp theo một cách thuận 
lợi và tốt nhất.
 Trong hững năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước nhu cầu gửi con 
vào trường mầm non của nhân dân là rất lớn. Chính vì vậy mà quy mô giáo dục 
mầm non ngày càng phát triển, mạng lưới giáo dục mầm non trên cả nước ngày 
càng được củng cố và phát triển rộng rãi trong cả nước với chủ trương đa dạng hóa 
các loại hình công lập, dân lập, tư thục...Theo quyết định số 161/2002/CĐ-TTGngày 
15/11/2002 của thủ tướng Chính phủ “Về một số chính sách phát triển giáo dục 
mầm non” được ban hành và triển khai thực hiện. Cùng với sự phất triển của sự 
nghiệp giáo dục với tôi là một giáo viên mầm non, tôi thiết nghĩ mình phải thực hiện 
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp mình phụ trách. Để làm được điều 
này tôi luôn quan tâm đến vấn đề toàn diện cho trẻ và việc “Một số biện pháp phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học” là vấn 
đề tôi muốn chia sẻ trong bản sáng kiến này, nhằm áp dụng vào các hoạt động chăm 
sóc giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng. Để phần nào giúp trẻ 
có ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc cho trẻ chuẩn bị ở các bậc học mầm non tiếp theo.
 Văn học là người bạn không thể thiếu đối với trẻ thơ. Nó đem lại cho trẻ những 
hiểu biết đầu tiên về cuộc sống, thế giới xung quanh trẻ, văn học nuôi dưỡng và phát 
triển trí tưởng tượng trong sáng tạo nghệ thật. Đặc biệt thông qua hoạt động làm 
quen văn học, giúp trẻ phát triển về tư duy, ngôn ngữ, trẻ có thể cảm nhận được cái 
hay cái đẹp của thiên nhiên xung quanh. Phát triển ngôn ngữ là một trong những 
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm 
non.Trong hệ thống kiến thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non phải kể đến hoạt 
 2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
 - Đối tượng nghiên cứu là trẻ 3-4 tuổi 
- Thời gian nghiên cứu: 
 5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tìm hiểu đặc điểm nhận thức của từng trẻ.
- Phương pháp phối hợp với gia đình trẻ.
- Phương pháp tự làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo.
- Phương pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi vào dạy học.
- Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
- Phương pháp tích hợp dạy trẻ trong các hoạt động khác.
- Phương pháp khảo sát trên trẻ.
 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
 2.1. Cơ sở lý luận: 
 Chúng ta thấy ở trẻ 3 tuổi phát triển rất nhanh về mặt thể lực và tâm lý, ngôn ngữ 
ngày càng đóng vai trò quan trọng với trẻ. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là cả một 
quá trình trẻ có thể nói từ những câu đơn giản đến phức tạp, từ những giai đoạn 
khác nhau và tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.
 Ở trẻ 3 - 4 tuổi trẻ có thể dùng lời nói của mình để diễn đạt điều trẻ muốn, có thể 
trao đổi, nói chuyện với mọi người xung quanh tuy nhiên cấu trúc câu nói còn 
nhiều câu chưa hoàn thiện. Nhưng khả năng nói và trình bày ý nghĩa, và hiểu ngôn 
ngữ hoàn cảnh cũng bắt đầu xuất hiện. Sự phát triển ngôn ngữ gắn liền với sự phát 
triển tư duy đã giúp trẻ có nhận thức về thế giới bên ngoài do đó trẻ luôn tìm tòi và 
khám phá thế giới xung quanh trẻ 
 Thông qua các tác phẩm văn học trẻ sẽ hiểu và biết rõ hơn về các điều xảy ra 
trong cuộc sống xung quanh trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi sẽ giúp trẻ 
dễ dàng tiếp cận với các môm học khác, đặc biệt qua hoạt động làm quen văn học 
giúp cảm thụ cái hay cái đẹp xung quanh trẻ từ đó giúp trẻ ngày càng hoàn thiện 
hơn trong việc phát triển ngôn ngữ.
 2.2. Thực trạng vấn đề
 2.2.1. Thuận lợi.
 4 cho từng cá nhân trẻ một cách hợp lý, thích hợp. 
 2.3.2. Phối hợp và tuyên truyền với phụ huynh
 Muốn hoạt động làm quen văn học được tổ chức có hiệu quả thì việc tuyên 
truyền tới các bậc phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động rất quan trọng 
và cần thiết.
 Để tuyên truyền được tới các bậc phụ huyh tôi đã tuyên truyền bằng một số 
hình thức như: 
 + Vận động phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi, 
sưu tầm tranh ảnh, truyện dân gian để làm góc thư viện phục vụ cho hoạt động làm 
quen văn học của trẻ đạt hiệu quả cao.
 VD: Khi dạy trẻ câu chuyện “ Vì sao thỏ cụt đuôi” tôi đã vận động phụ huynh 
sưu tầm ủng hộ những tấm gỗ, ống nhựa, những tấm vải dạ, bìa cát tông... để làm sa 
bàn mô hình kể chuyện, thông qua đó trẻ rất hứng thú vào hoạt động và nhớ hiểu nội 
dung câu chuyện một cách nhanh hơn và hứng thú hơn.
 + Trao đổi trò chuyện với các bậc phụ huynh về việc phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ bằng việc các bậc phụ huynh hãy quan tâm tới trẻ nhiều hơn, trò chuyện, vui 
chơi với con trẻ nhiều hơn khi trẻ ở nhà để từ đó giúp trẻ có được kỹ năng giao tiếp 
 6 sử dụng ở lần kể thứ hai cho trẻ qua mô hình trẻ được quan sát trò chuyện và trả lời 
các câu hỏi: 
 Các con vừa nghe câu chuyện gì?
 Trong câu chuyện con thấy có những nhân vật nào?
 Có những chú kiến gì?
 Những chú kiến tham gia vào cuộc thi gỉ?.....
 Cô sẽ đàm thoại với trẻ theo nội dung câu chuyện qua mô hình từ đó trẻ hiểu 
và biết rõ hơn về các nhân vật, nội dung câu chuyện và qua những lần trả lời câu hỏi 
của cô sẽ giúp trẻ nói đầy đủ câu, rõ ràng, mạch lạc, vốn từ của trẻ sẽ phong phú 
hơn.
 2.3.5.Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. 
 Bên cạnh việc phối hợp làm đồ dùng, đồ chơi, sử dụng đồ dùng đồ chơi có 
hiệu quả thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình phát triển ngôn ngữ 
cho trẻ thông qua hoạt động làm quen văn học cũng rất quan trọng. Bởi đối với văn 
học không phải đề tài nào cô giáo cũng làm được đồ dùng hoặc đem, nhân vật, đối 
tượng trong câu chuyện ra giới thiệu với trẻ mà phải dùng các hình ảnh, video, 
thông qua màn hình vi tính hay máy chiếu để giới thiệu cho trẻ biết. Vì vậy để việc 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ được tốt hơn tôi đã đưa biện pháp ứng dụng công nghệ 
 8 trò chơi co còn cung cấp thêm vốn từ mới cho trẻ khong chỉ vậy thông qua trò chơi 
còn tạo điều kiện cho trẻ chơi đoàn kết với bạn hơn. Khi tích hợp vào các trò chơi 
này tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia chơi, chơi đoàn két với bạn hơn, qua dó đã 
phát triển được vốn từ cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn và còn phát triển thể chất cho trẻ 
một cách toàn diện.
 VD: Khi dạy câu chuyện “ Nhổ củ cải” tôi cho trẻ vận động theo nhạc baì hát “ 
Củ cải trắng” để gây hứng thú cho trẻ vào bài học qua đó trẻ hứng thú hơn vào bài 
học.
 VD: Trong hoạt động ngoài trời cô dạy và cho trẻ kể những sự vật hiện tượng 
xung quanh cuộc sống hàng ngày, những điều trẻ biết, tưởng tượng... trẻ phải tự lựa 
chọn nội dung hình thức ngôn ngữ. Khi kể trẻ sẽ phải sắp xếp chúng theo một trình 
tự nhất định . Tôi cho trẻ kể các sự vật, hiện tượng dưới sự giúp đỡ của người lớn 
trẻ có thể kể được như: trời âm u, có mây đen, có gió to và có mưa. 
2.3.7. Khảo sát trên trẻ.
 Thông qua việc áp dụng các biện pháp đã nêu trên để khẳng định lại một lần 
nữa về chất lượng và hiệu quả của việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Tôi tiến hành 
áp dụng một biện pháp nữa đó là: Cuối mỗi chủ đề tôi sẽ khảo sát trẻ theo phiếu 
đánh giá sự phát triển của trẻ 3-4 tuổi, với các nội dung ở lĩnh vực phát triển ngôn 
ngữ. Qua đó tôi sẽ biết thêm được khả năng lĩnh hội kiến thức của trẻ
 VD: Tôi sẽ dựa vào các tieu chí đânhs giá trẻ ở lĩnh vực phát triển ngon ngữ để 
đặt ra câu hỏi phù hợp:
- Biết sử dụng các từ: Dạ, thưa,vâng ạ... trong giao tiếp
- Sử dụng câu đơn câu ghép; kể lại được những sự việc đơn giản diễn ra
của bản thân.
- Trẻ đọc thuộc, các bài thơ, ca dao, đồng dao... phù hợp với độ tuổi 
- Kể lại truyện đơn giản đã được nghe dưới sự giúp đỡ của người lớn.
- Nói rõ các tiếng trong tiếng việt
- Biết đề nghị người khác đọc sách cho nghe; tự giở sách xem tranh; nhìn vào 
 tranh minh họa gọi tên nhân vật trong tranh.
 Kết quả qua khảo sát trẻ thực tế so với áp dụng sáng kiến
 10 của cô còn thiếu câu từ còn nhiều thì đến cuối năm trẻ đã nói đầy đủ câu từ, rõ ràng 
mạch lạc và số trẻ nói ngọng cũng giảm đi.
 - Qua quá trình thực hiện các biện pháp trên tôi thấy trẻ trong lớp tôi tích cực 
tham gia vào các hoạt động của lớp tổ chức ở mỗi hoạt động trẻ đã tự mình thể hiện 
bản thân thông qua các hành động và lời nói.
 - Tuyền truyền thành công tới các bậc phụ huynh về việc phát triển ngôn ngữ 
cho trẻ không chỉ là trách nhiệm của mỗi giáo viên, của nhà trường mà còn là trách 
nhiệm của các bậc phụ huynh của toàn xã hội. Vì vậy muốn cho trẻ phát triển ngôn 
ngữ một cách tốt nhất thì gia đình đã phối hợp với cô giáo, nhà trường và xã hội để 
tạo cho trẻ một môi trường học tập lành mạnh có đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ 
cho việc học tập và vui chơi của trẻ.
 - Thông qua việc nghiên cứu sáng kiến cũng giúp bản thân tôi luôn tìm tòi và 
hiểu kỹ hơn về tình hình phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua đó tôi có thể xây 
dựng những phương pháp giảng dạy tốt và có những hoạt động dạy tốt trong các 
hoạt động chung trên lớp nhất là trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông 
qua hoạt động làm quen văn học.
 2.4.2. Ứng dụng
 Muốn cho trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất thì trước hết cha mẹ trẻ 
phải chăm sóc, tạo môi trường giáo dục lành mạnh trong gia đình trẻ. Chamej, ông 
bà và các thành viện trong gia đình phải luôn trò chuyện, giao tiếp với trẻ để trẻ 
mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp, tạo diều kiện cho trertieeps xúc với văn học ở 
mọi lúc mọi nơi.
 Nhà trường kết hợp với gia đình để xây dựng môi trường ngôn ngữ ở trường 
cho trẻ. 
 Có sự kết hợp chặt chẽ của cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong xã hội cùng 
tham gia vào việc chăm sóc giáo dục trẻ.
 Mỗi thành viên trong nhà trường đều là một tuyên truyền viên luôn nâng cao 
tinh thần trách nhiệm trong công tác của mình để đạt kết quả cao nhất.
 Qua đề tài nghiên cứu khoa học của mình, tôi không chỉ mong muốn áp dụng 
vào một năm học để nâng cao sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ đạt kết quả cao, mà nó 
 12

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_3_4_tuoi_t.doc