SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi Trường Mầm non Thanh Minh, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc
Ở giai đoạn này trẻ đạt được những thành tích vĩ đại mà ở các giai đoạn trước hoặc sau không thể có được, trẻ học nghĩa và cấu trúc của từ, cách sử dụng từ ngữ để truyền tải suy nghĩ và cảm xúc của bản thân, hiểu mục đích và cách thức con người sử dụng chữ viết. Chính vì vậy dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ 3 tuổi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi sẽ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác và điều đó có ảnh hưởng đến các lĩnh vực phát triển khác của trẻ. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhận thức, giải quyết vấn đề và chức năng tư duy ký hiệu tượng trưng ở trẻ. Vì vậy, phát triển ngôn ngữ là một trong các nhiệm vụ hàng đầu góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non. Với tất cả những những lý do trên, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt nhất có thể, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Chính vì vậy mà tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi trường mầm non Thanh Minh- Thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc” để nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp để ngôn ngữ của trẻ được phát triển tốt hơn.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi Trường Mầm non Thanh Minh, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi Trường Mầm non Thanh Minh, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP THÀNH PHỐ Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến thành phố Vĩnh Yên. (Cơ quan thường trực: Phòng Kinh tế thành phố Vĩnh Yên) Tên tôi là: Trần Thị Tuyết Nhung Chức vụ: Giáo viên Đơn vị/địa phương: Trường mầm non Thanh Minh- Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc Điện thoại: 0978542255 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm cấp thành phố xem xét và công nhận sáng kiến cấp thành phố cho tôi đối với sáng kiến đã được hội đồng sáng kiến cấp trường công nhận sau đây: 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi trường mầm non Thanh Minh thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc ” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nhằm đề xuất một số biện pháp trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi trường Mầm non Thanh Minh thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 05/9/2022 4. Nội dung cơ bản của sáng kiến Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động Biện pháp 2. Tích cực trò chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, thông qua các hoạt động hàng ngày để phát triển ngôn ngữ cho trẻ Biện pháp 3: Sử dụng tranh ảnh trong các hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ Biện pháp 4: Tích cực thiết kế, sử dụng trò chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ Biện pháp 5: Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong mọi hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ Biện pháp 6: Phối, kết hợp với phụ huynh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. LỜI GIỚI THIỆU Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản của con người nó là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển nhân cách. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường mầm non. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ như: nghe, nói, tiền đọc và tiền viết mà còn giúp trẻ phát triển tư duy, nhận thức, tình cảm, kỹ năng xã hội... Đó là chiếc cầu nối giúp trẻ bước vào thế giới lung linh, huyền ảo, rực rỡ sắc màu của xã hội loài người. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con người. Nhờ có ngôn ngữ, con người mới có phương tiện để nhận thức và thể hiện nhận thức của mình, để giao tiếp và hợp tác với nhau Nhờ có ngôn ngữ mà chúng ta có thể trao đồi thông tin một cách nhanh nhất, nhiều nhất, đầy đủ nhất, có thể hiểu nhau, chia sẻ, hợp tác với nhau trong quá trình lao động sản xuất, chinh phục tự nhiên và cải tạo xã hội. Mặt khác, nhờ có ngôn ngữ mà con người trên khắp mọi miền tổ quốc, từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ khắp nơi trên thế giới, con người ở các thời đại khác nhau, các thế hệ khác nhau đều có thể giao lưu, tìm hiểu, học hỏi lẫn nhau cùng nhau lĩnh hội kho tàng trí thức cua nhân loại để hình thành, phát triển nhân cách, tâm lý. Song ngôn ngữ không phải là cái bẩm sinh, mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình đứa trẻ sống và giao lưu với những người xung quanh, và tiếng “mẹ đẻ” là cơ sở phát triển trí tuệ là vốn quý của mọi tri thức. Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, ngôn ngữ phát triển rất mạnh mẽ, tạo ra những điều kiện cơ hội để trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử- xã hội của nền văn hoá loài người. Nó giúp trẻ tích luỹ kiến thức, phát triển tư duy, giúp trẻ giao tiếp được với mọi người xung quanh, là phương tiện giúp trẻ điều chỉnh, lĩnh hội những giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Chính vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt là đối với giáo dục mầm non. Vì như chúng ta đều biết, giáo dục mầm non là giai đoạn giáo dục đầu tiên, giai đoạn tạo nền móng cơ sở vững chắc cho sự phát triển về mọi mặt của trẻ sau này. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3- 4 tuổi nói riêng thì phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Bởi vì, ngôn ngữ chính là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lý của trẻ em. Bên cạnh 3 - Sáng kiến này được áp dụng trong quá trình dạy trẻ thông qua lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi trường mầm non Thanh Minh– Thành phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc. - Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Nhằm đề xuất một số biện pháp trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ nhằm góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi trường Mầm non Thanh Minh thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 6. NGÀY ÁP DỤNG SÁNG KIÉN Ngày sáng kiến được áp dụng: Ngày 05 tháng 09 năm 2022 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 7.1. Cơ sở nghiên cứu của sáng kiến 7.1.1. Cơ sở lý luận Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh hay chậm tùy thuộc vào điều kiện sống, quan hệ giao tiếp với những người xung quanh đây là giai đoạn trẻ đang học bắt chước người lớn, chính thời điểm này cô giáo sẽ dạy trẻ, uốn nắn trẻ cách nói từng câu, cách phát âm rõ ràng. Muốn làm được điều đó người giáo viên phải có ý thức trau dồi ngôn ngữ tự học, tự rèn luyện cho mình cách nói rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, nói chuyện với trẻ cởi mở, thân ái, lịch sự. Ngay từ nhỏ, trẻ cần được tập nói ngôn ngữ, tập nghe âm thanh ngôn ngữ như một thói quen thường trực góp phần thúc đẩy quá trình học nói ở trẻ nhanh chóng và hiệu quả. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là bước đầu hình thành cho trẻ những năng lực ngôn ngữ như: nghe lời nói và phát âm, khả năng sử dụng từ ngữ, các kiểu câu tiếng Việt và đặc biệt là lời nói mạch lạc trong giao tiếp và học tập. Trong tâm lý học, ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người và nó là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người hoạt động ham hiểu biết tìm tòi, khám phá chân lý. Tuy nhiên vốn từ của trẻ cũng rất khác nhau, có trẻ từ vài trăm từ nhưng cũng có trẻ tới vài ngàn từ với từng trường hợp cụ thể, với những trẻ có vốn từ phát triển phong phú sẽ mạnh dạn hơn trong giao tiếp, ngược lại thì ngại giao tiếp và gặp nhiều cản trở trong việc phát triển sau này. Như vậy có thể nói ngôn ngữ của trẻ tiến bộ nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào điều kiện sống, quan hệ giao tiếp với những người xung quanh. Đây là giai đoạn trẻ đang học nói hay bắt chước người lớn và chính thời điểm này cô giáo sẽ dạy trẻ, uốn nắn trẻ cách nói rõ câu, cách phát âm rõ ràng... Trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo 3 tuổi nói riêng, nhu cầu về nhận thức rất lớn, các con khao khát được khám phá thế giới xung quanh mình. Trong đó ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người, nhờ có ngôn ngữ mà con người khi giao tiếp có kar năng hiểu biết lẫn nhau, cho dù ngôn ngữ 5 - Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt là mẫu giáo trẻ bắt đầu hiểu biết và lĩnh hội những khái niệm, quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội. Muốn cho trẻ hiểu và lĩnh hội được những khái niệm đạo đức này, chúng ta không thể chỉ thông qua những hoạt động cụ thể hoặc những sự vật, hiện tượng trực quan đơn thuần mà cần phải có ngôn ngữ. , - Ví dụ: Thông qua các hoạt động ở trường mầm non, cô giáo sử dụng ngôn ngữ để giúp trẻ lĩnh hội những quy tắc, chuẩn mực hành vi đối với thiên nhiên và những người xung quanh: biết giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường, kính yêu, chăm sóc ông bà, cha mẹ, biết vâng lời người lớn => Ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào việc trang bị cho trẻ hiểu biết về nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức và rẻn luyện cho trẻ những tình cảm, hành vi, đạo đức phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống. * Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ - Ngôn ngữ có tầm quan trọng trong quá trình tác động có mục đích, có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực để cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, nghệ thuật. Giáo dục trẻ lòng yêu cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp. - Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, trẻ có thể tìm thấy những hình tượng nhân vật điển hình, mỗi nhận vật mang một sắc thái riêng, vẻ đẹp riêng; trẻ còn được đắm chìm trong thế giới nghệ thuật ngôn từ. Ví dụ: khi được nghe kể chuyện “Chú dê đen” trẻ tìm thấy ở chú dê đen những nét đặc trưng: thông minh, dũng cảm, còn dê trắng thì nhút nhát, sợ sệt, , từ đó giúp trẻ luôn tư duy, xử lý tình huống hàng ngày luôn luôn thông minh, sáng tạo như chú dê đen=> ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào quá trình giáo dục cho trẻ những tình cảm thẩm mỹ cao đẹp. * Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thể chất cho trẻ - Giáo dục thể chất cho trẻ trong trường mầm non là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động, rẻn luyện cơ thể, giữ gìn vệ sinh, tổ chức tốt chế độ sinh hoạt hợp lí nhằm bảo vệ và làm cho cơ thể trẻ phát triển hài hòa cân đối, sức khỏe tăng cường và đạt đến trạng thái hoàn thiện về mặt thể chất. - Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, cô giáo và người lớn đã dùng ngôn ngữ hướng dẫn trẻ thực hiện tốt các yêu cầu do mình đề ra, góp phần làm cho cơ thể trẻ phát triển Ví dụ: - Trong giờ thể dục giáo viên dùng lời, tạo điều kiện giúp trẻ thực hiện chính xá các động tác thể dục làm cho cơ thể trẻ phát triển cân đối Hay trong giờ ăn, giáo viên dùng ngôn ngữ để động viên trẻ để trẻ các loại thức ăn đa dạng như: ăn tôm cua, cá, trứng, thịt, sữa thì cung cấp cho cơ thể nhiều chất đạm, ăn các loại rau, củ, quả sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin 7
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_mau_giao_3.doc