SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3-4 tuổi qua hoạt động làm quen văn học
Câu nói của Bác Hồ “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ phần lớn ở công lao học tập của các cháu”. Lời của Bác đã đi vào long người tạo ra động lực to lớn cho hàng triệu người dạy và người học, đó chính là lễ và văn mà chúng ta phải truyền lại cho lớp kế cận, cho những chủ nhân tương lai của đất nước. Đất nước ta đang trong thời kì bùng nổ thông tin, buộc chúng ta phải đạt được các mục tiêu và có quyết tâm cao, lẽ tất nhiên chúng ta chưa thực hiện được tất cả các kế hoạch đề ra. Vì vậy, nhiệm vụ đó đang trông chờ vào các thế hệ mầm non chủ nhân tương lai của đất nước. Bằng các hình tượng, văn học mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên nhiên, các mối quan hệ qua lại của con người. Những hình tượng đó giúp trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn học. Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật thông qua cách đọc kể diễn cảm. Yêu cầu này đòi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú, các kỹ năng tổng hợp, kỹ năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập trung chú ý và nói biểu cảm. Những kỹ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình nhận thức có hệ thống bằng con đường luyện tập thường xuyên hàng ngày.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3-4 tuổi qua hoạt động làm quen văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3-4 tuổi qua hoạt động làm quen văn học
A. PHẦN MỞ ĐẦU * Lí do chọn đề tài Phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là thành tựu lớn nhất của con người, là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. nó là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của các thành viên trong xã hội loài người, nhờ có ngôn ngữ con người có thể trao đổi cho nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm, bày tỏ với nhau những nguyện vọng, ý muốn và cùng nhau thực hiện những dự định tương lai. Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, ngôn ngữ phát triển rất mạnh mẽ, tạo ra những điều kiện cơ hội để trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nền văn hóa loài người. Nó giúp trẻ tích lũy kiến thức, phát triển tư duy, giúp trẻ giao tiếp được với mọi người xung quanh, là phương tiện giúp trẻ điều chỉnh, lĩnh hội những giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Ngày nay trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, chúng ta thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục - phát triển toàn vẹn nhân cách trẻ. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lỹ trẻ em. Bên cạnh đó, ngôn ngữ còn là phương tiện giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm: sự phát triển về đạo dức, về tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này đến người khác với một mục đích nhất định nào đó, Khi giao tiếp người ta trao đổi tư tưởng tình cảm với nhau, tác động đến nhau; những tư tưởng, trí tuệ của người này được truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác - đó là nhờ ngôn ngữ - một trong những động lựcđể bảo tồn sự tồn tại của xã hội loài người. Ngôn ngữ là phương tiện tư duy. Tư duy của con người là sự phản ánh thế giới khách quan xung quanh chủ yếu được tiến hành dưới hình thức ngôn ngữ. Ngôn ngữ là hình thức tồn tại, là phương tiện vật chất để thể hiện tư duy. Về phương diện này, tư duy là cái được biểu hiện còn ngôn ngữ là cái để biểu hiện tư duy. Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ có thể hình dung như hai mặt tờ giấy, đã có mặt này thì phải có mặt kia. Vì thế, trường mầm non là nơi tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn vẹn nhân cách cho trẻ, trong đó vai trò của giáo dục và hoạt động tích cực của từng các nhóm trẻ có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ của từng trẻ nói riêng. Thấm nhuần câu thơ: Chưa là mẹ nhưng chứa chan tình mẹ Bởi yêu nghề nên quý lớp măng non trong trường sư phạm cũng như trong thực tế giảng dạy tôi đã nắm được đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca 2 B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN U.Sinxki đã nhận định “tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn quý của mọi tri thức”. Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc giáo dục cho trẻ. Trước hết, ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh song sự lĩnh hội những tri thức đó lại không thể thực hiện được khi không có ngôn ngữ.Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi suy nghĩ và công cụ của tư duy. Trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh, trong quá trình nhận thức những sự vật hiện tượng, muốn cho trẻ phân biệt được các vật này với vật khác, biết dược tên gọi, hình dạng, công dụng và những thuộc tính cơ bản của vật, nếu chỉ cho trẻ xem xét mà không dung từ ngữ để giải thích, hướng dẫn và khẳng định những kết quả đã quan sát dược thì những tri thức mà trẻ thu được đó nhất định sẽ hời hợt, nông cạn, có khi còn sai lệch hẳn. Trong khi nhận thức những sự vật đó, trẻ phải dung từ để gọi tên sự vật, tên các chi tiết, đặc điểm, tính chất, công dụng của sự vật, từ đó trẻ biết phân biệt sự vật này với sự vật khác. Khi đứa trẻ đã lớn nhận thức của trẻ phát triển. Trẻ không chỉ nhận thứ những sự vật hiện tượng trẻ không trực tiếp nhìn thấy. Trẻ muốn biết cả về quá khứ, tương lai: trẻ muốn biết cả công việc của người lớn, của bố mẹ, của Bác Hồ, của chú bộ độiSự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tủy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Đối với trẻ 3 - 4 tuổi, sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hóa vốn từ, ngôn ngữ của trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trtj tự hơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện. Khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển. Câu nói của Bác Hồ “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ phần lớn ở công lao học tập của các cháu”. Lời của Bác đã đi vào long người tạo ra động lực to lớn cho hàng triệu người dạy và người học, đó chính là lễ và văn mà chúng ta phải truyền lại cho lớp kế cận, cho những chủ nhân tương lai của đất nước. Đất nước ta đang trong thời kì bùng nổ thông tin, buộc chúng ta phải đạt được các mục tiêu và có quyết tâm cao, lẽ tất nhiên chúng ta chưa thực hiện được tất cả các kế hoạch đề ra. Vì vậy, nhiệm vụ đó đang trông chờ vào các thế hệ mầm non chủ nhân tương lai của đất nước. Bằng các hình tượng, văn học mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên nhiên, các mối quan hệ qua lại của con người. Những hình tượng đó giúp trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn học. Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật thông qua cách đọc kể diễn cảm. Yêu cầu này đòi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú, các kỹ năng tổng hợp, kỹ năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập trung chú ý và nói biểu cảm. Những kỹ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình nhận thức có hệ thống bằng con đường luyện tập thường xuyên hàng ngày. 4 - Một số phụ huynh chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của bậc học mầm non. - Một số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ, trình độ nhận thức của trẻ chưa đồng đều, một số trẻ còn quá e dè, nhút nhát, một số lại quá hiếu động. - Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, mới có 2 năm trong nghề nên vốn kinh nghiệm tích lũy chưa được nhiều. - Đội ngũ giáo viên trong trường trẻ, phần nhiều trong độ tuổi sinh nở và nuôi con nhỏ nên thời gian trao đổi kinh nghiệm giữa đồng nghiệp còn bị hạn chế. 6 Biện pháp 2: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ kể chuyện, đọc thơ Tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết trong chương trình đổi mới. Hiện nay, nếu cô tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Vì thế, ngay từ đầu năm học, tôi đã đi sâu vào tạo môi trường bằng cách đưa hình ảnh nhân vật của các câu chuyện nổi bật vào góc văn học và một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường. Vẽ và sưu tầm một số bộ truyện tranh ngoài chương trình để đưa vào giảng dạy, vận động phụ huynh đóng góp truyện tranh đưa vào góc văn học cho trẻ hoạt động hàng ngày. Hình ảnh góc văn học Những câu chuyện được thể hiện trên các mảng tường trong không gian rộng giúp trẻ dễ tri giác, trẻ được thảo luận, bàn bạc về câu chuyện. Từ đó, trẻ biết vận dụng những kiến thức đó vào kể chuyện một cách dễ dàng. Ngoài việc tạo các bức tranh trên mảng tường, những tập tranh truyện, tranh thơ tôi còn đi sâu vào làm một số đồ dùng trực quan cho trẻ hoạt động như: một số rối dẹt, rối ngón tay, tận dụng những truyện tranh cũ, những sản phẩm vẽ của trẻ, cắt dán bồi bìa cứng cho trẻ ghép tranh kể chuyện hoặc cắt dời các con vật cho trẻ tự chọn nhân vật để kể chuyện theo nội dung thơ truyện đã học hoặc sáng tạo theo ý tưởng của bản thân trẻ. Điều đặc biệt hơn nữa, tôi làm ra các loại rối tay cho trẻ hoạt động. Hình ảnh rối ngón tay tự tạo 8 Các con rối cầm tay sẽ luôn cuốn trẻ vào với câu chuyện và góp phần tích cực trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ không chỉ thích xem kịch rối mà còn thích tự mình tham gia diễn rối. Đồng thời, trẻ sẽ nhận ra rằng các vai diễn khác nhau thì cần có giọng điệu khác nhau, thậm chí có những trẻ bình thường thì nói kém nhưng lúc lên sân khấu thì thay đổi hẳn, vì lúc này trẻ cần phải nói bằng giọng của nhân vật. Hình ảnh trẻ diễn kịch: "Thỏ con ăn gì" Hình ảnh cô diễn rối tay truyện: "Bác Gấu đen và hai chú thỏ" 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_mach_lac_cho_tre_3.doc