SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà

Trẻ trong độ tuổi 3-4 vô cùng hiếu động và tò mò về thế giới xung quanh. Các con không ngừng đặt ra câu hỏi và nhờ có ngôn ngữ những thắc mắc của trẻ được giải đáp, có kiến thức về thế giới, sáng tạo và tích cực hơn. Việc chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ có thể ảnh hưởng không tốt đến trẻ cũng như thiếu hụt khả năng truyền tải thông tin sau này. Ngôn ngữ chính là phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ, giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói mạch lạc. Đó là nền tảng để tiếp nhận nhiều tri thức mới. Ngôn ngữ dùng để giao tiếp và truyền đạt, trao đổi kiến thức việc chuẩn bị cho trẻ có được ngôn ngữ mạch lạc cũng là hành trang bổ trợ kiến thức ngôn ngữ giao tiếp, giúp cho trẻ có thể học tập tốt là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục mầm non. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3-4 tuổi là rất quan trọng đối với trẻ nhỏ trong việc trao đổi thông tin chính xác với bạn bè, người thân trong gia đình và những người xung quanh theo cách có ý nghĩa nhất. Là một giáo viên mầm non, người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, tôi suy nghĩ và nhận thấy rằng việc rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3- 4 tuổi là việc làm cần thiết. Chính vì vậy nên tôi đã lựa chọn đề tài :“Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà ”.
docx 18 trang lethu 02/08/2024 900
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà
 2
với bạn bè, người thân trong gia đình và những người xung quanh theo cách có 
ý nghĩa nhất. Là một giáo viên mầm non, người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, 
tôi suy nghĩ và nhận thấy rằng việc rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc 
cho trẻ 3- 4 tuổi là việc làm cần thiết. Chính vì vậy nên tôi đã lựa chọn đề tài 
:“Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian 
nghỉ dịch ở nhà ”
II. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
 * Về thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 3 năm 
2022
 * Phối hợp với phụ huynh lớp 3 - 4 tuổi C2 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Trong cuộc sống, chúng ta đều phải sử dụng ngôn ngữ để nhận thức thế 
giới, giao tiếp với mọi người và tư duy. Trẻ mầm non bắt đầu học ngôn ngữ, mà 
chủ yếu là hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, hiểu diễn đạt lời nói của 
mình trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
 Đối với trẻ Mầm non, ngôn ngữ không phải là một bộ “quy tắc và ngữ 
pháp” mà ngôn ngữ là công cụ để trẻ biểu đạt ý nghĩ, tình cảm, cảm xúc và 
mong muốn của mình với người khác và qua đó người khác hiểu được trẻ. Ngôn 
ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, 
giáo dục thẩm mĩ và phát triển thể lực cho trẻ.
 Trẻ 3-4 tuổi chưa nói được rõ lời vì ở lứa tuổi này trẻ đang trong quá 
trình phát triển về âm, nếu được sửa trẻ có thể tự điều chỉnh nói cho đúng. Lớn 
dần lên trẻ mới định hình được cách phát âm được coi là chuẩn mực. Ngôn ngữ 
của trẻ được hình thành trên cơ sở các phản xạ có điều kiện, dựa trên tác động 
của các yếu tố từ môi trường bên ngoài kích thích vào trung tâm nghe. Giáo 
viên, các bậc phụ huynh cần phải chuẩn bị kiến thức để tập cho trẻ thói quen nói 
phát âm đúng. Các bộ phận, chức năng của trẻ sẽ hoàn thiện hơn theo thời gian. 
Giáo viên phải giúp trẻ nhận thức được rằng nói ngọng, nói lắp là sai, phải tập 
phát âm lại nhiều lần, phải uốn nắn lại để trẻ hiểu và diễn đạt đúng âm, đủ tiếng. 
Bên cạnh đó, cũng cần phải có sự phối hợp từ phía cộng đồng (gia đình, xã hội). 
Nếu chỉ cô giáo sửa lỗi ở trường thì chưa đủ nếu về nhà ông bà, bố mẹ không 
lưu ý sửa. Nó có thể làm mất đi các kỹ năng ngôn ngữ mà trẻ học được từ lớp 
học Mầm non. 
 Phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo 
dục toàn diện cho trẻ nhỏ.Việc giúp trẻ phát triển vốn từ, phát âm chính xác, 4
 2. Khó khăn
 Năm học 2021-2022 là một năm học rất đặc biệt do tình hình dịch bệnh 
covid 19 diễn biến phức tạp nên cô và trẻ chưa thể đến trường học trực tiếp được 
mà cô và trẻ học kết nối qua phần mềm zoom, qua video giáo viên gửi, đó là 
một khó khăn đối với cô và trẻ.
 Nhận thức của trẻ không đồng đều, khả năng sáng tạo của trẻ còn hạn chế.
 Một số trẻ còn nhút nhát nên ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức. Khả năng 
giao tiếp của trẻ còn nhiều hạn chế, vốn từ của trẻ chưa phong phú. Một số trẻ 
diễn đạt chưa mạch lạc, trẻ còn nói ngọng, nói lắp, nói nhiều từ ngữ địa phương, 
nói thiếu âm chính, sai chính tả như “quả chuối” thành“ quả chúi”, “cái mũ” 
thành “ cái mủ”,.
 Một số ít phụ huynh chưa nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động giáo 
dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ như thế nào nên chưa quan tâm đúng mức đến 
việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 
3. Khảo sát thực tế 
Ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát 22 cháu lớp 3-4 tuổi C2, kết quả như sau: 
Nội dung khảo Tốt Khá Trung bình Yếu
sát
 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ 
 lượng % lượng % lượng % lượ lệ
 ng %
Nói mạch lạc, 
rõ ràng đủ câu, 4 18 5 23 7 32 6 37
không nói lắp 
nói ngọng 
 Vốn từ của trẻ 5 23 4 18 7 32 6 27
 Khả năng nghe 
 hiểu của trẻ 4 18 5 23 6 27 7 32
 Khả năng diễn 
 đạt của trẻ 3 14 5 23 8 36 6 27
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Biện pháp 1: Nghiên cứu tham khảo, tự học tập nâng cao trình độ chuyên 
môn 6
lắp, tôi xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ một năm như 
sau: 
 Tháng 9 -10-11: Tôi tập trung vào việc luyện tai nghe cho trẻ nhằm giúp trẻ 
phát triển thính giác, âm vị, cô giáo cho trẻ nghe những bài hát, câu truyện, ca 
dao, đồng giao...phù hợp với từng chủ đề, nhằm đổi mới, tạo sự hứng thú cho 
trẻ, kích thích trẻ, giúp trẻ tích cực hơn. Trẻ sẽ tự làm giàu vốn từ của mình khi 
được nghe hát, nghe truyện kể trong đó có các lời đối thoại giữa các nhân vật, 
những từ ngữ mới, trẻ hiểu tình huống chuyện và những ngôn ngữ cần nói để sử 
lý tình huống đó.
 Tháng 12 - 01- 02: Để phát triển vốn từ cho trẻ, tập cho trẻ phát âm rõ ràng, 
cho trẻ tập luyện phát âm với các bài đồng dao. Phát triển vốn từ cho trẻ thông 
qua trò chơi: đố con gì kêu, gọi tên đồ vật, tôi luôn quan tâm tạo cho trẻ hình 
thành thói quen tập trung chú ý, luyện khả năng thính giác thông qua các trò 
chơi : Tai ai tinh, ai đoán giỏi,..Trong quá trình cho trẻ chơi cô giáo nhanh nhạy 
chú ý phát hiện và sửa sai ngay cho trẻ lỗi phát âm, để trẻ sửa sai ngay, trẻ được 
nói lại ngôn ngữ chuẩn giúp trẻ nhớ lâu, và nói đúng hơn các từ ngữ sai vừa 
được cô giáo sửa trong cả quá trình chơi.
 Ví dụ cô cho trẻ chơi trò chơi : “ Nhìn nhanh nói đúng , khi hình ảnh con 
gì xuất hiện thì trẻ nói nhanh tên con đó, cô chia sẻ hình ảnh con lợn lên thì có 
một trẻ nói nhanh “con nợn” cô giáo chú ý đến phát âm của trẻ và sửa sai ngay 
cho trẻ “con lợn ” rồi khuyến khích trẻ nói lại 2-3 lần cùng cô . Từ đó trẻ sẽ 
phát âm đúng hơn những từ ngữ cô đã sửa.
 Tháng 03 – 04 : Ở giai đoạn này, tôi đi sâu hơn vào việc tăng vốn từ cho 
trẻ thông qua các bài thơ, bài hát, câu truyện.. Những tác phẩm văn học đã trở 
thành nội dung, phương tiện hữu hiệu để giáo dục trẻ, thơ ca và truyện chứa đầy 
những nội dung lý thú, những hình tượng nghệ thuật trong sáng, vốn ngôn từ 
giàu chất tình cảm, vốn từ của trẻ sẽ được tăng thêm phong phú hơn. 
 Trong các bài hát, các câu truyện khi cô đọc, hát cho trẻ nghe, cô hát và đọc 
đúng, chuẩn ngữ pháp, trẻ lắng nghe và cảm thụ được những cái hay cái đẹp 
trong những tác phẩm đó. Từ đó trẻ được khám phá thêm nhiều từ ngữ mới, lạ 
đặt những câu hỏi để hỏi cô. Trẻ em hỏi nhiều câu hỏi:
“ Cái gì đây”, “ Cái này để làm gì?”...Lúc này cô giáo cần là người kịp thời giải 
thích những thắc mắc của trẻ, cho trẻ nhắc lại câu trả lời đó nhằm phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ nhiều hơn. 
 Xây dựng kế hoạch giáo dục nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên trong 
việc áp dụng nội dung, hình thức phương pháp để tổ chức các hoạt động giáo 8
giúp trẻ tôi lại hỏi ngược lại lần nữa: “Ai yêu quý và học tập cô Út nhỉ?”. Lúc
này trẻ sẽ có câu trả lời đầy đủ và rõ ràng, đó là: “Con yêu quý và học tập cô Út
ạ”.
 Nhờ có kỹ năng quan sát, nghe, nói đọc và trả lời các câu hỏi của trẻ tôi 
thấy trẻ thể hiện tình cảm của mình bộc lộ lên qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, lời 
nói. Đây cũng chính là những bước để tôi nắm bắt được đặc điểm tâm, sinh lý 
của từng trẻ trong lớp. Từ đó, tôi đưa ra những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ 
và chủ động điều chỉnh linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm phát triển nhận 
thức của trẻ.
 Qua hoạt động kết nối với trẻ vào mỗi tối thứ 6 hàng tuần tôi thấy hoạt động 
làm quen với văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Bởi vì qua những 
câu chuyện, bài thơ trẻ được nghe, tính cách của nhân vật trẻ rất dễ nhớ, dễ 
thuộc, qua đó phát triển tư duy ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, cung cấp vốn từ, 
tiếng, rèn luyện thêm cách phát âm, thể hiện giọng nói từng nhân vật giúp trẻ 
hiểu được mối quan hệ của từng nhân vật đó.
 VD: Kể chuyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ” tôi sử dụng giáo án điện tử 
thiết kế phim hoạt hình đẹp, hấp dẫn trẻ và sử dụng giọng kể phù hợp với tính 
cách của từng nhân vật giúp trẻ tích hoạt động tương tác cùng cô tích cực hơn, 
hứng thú hơn.Tôi đàm thoại nhiều với trẻ, hỏi lần lượt trẻ để trẻ được nói nhiều 
hơn.
 - Trong câu truyện có những nhân vật nào?
 - Con thấy bác Gấu như thế nào?
- Bác có giọng nói ra sao? 
Rồi cô cho trẻ nhắc lại những lời thoại của bác Gấu. Tương tự với chú Thỏ nâu 
và chú Thỏ trắng cô cũng cho trẻ nhắc lại lời thoại của từng nhân vật, khuyến 
khích trẻ nói theo cô.
 Từ đó trẻ thích được nhắc lại, được đóng vai các nhân vật và nhắc lại ngôn 
ngữ của nhân vật đó giúp cho ngôn ngữ của trẻ phong phú hơn, mạch lạc hơn.
 Tôi thấy rằng đa số trẻ đều rất hứng thú, ngôn ngữ của trẻ tăng lên nhiều, trẻ 
mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, ngôn ngữ của trẻ phong phú hơn, mạch lạc 
hơn.
 Thông qua hoạt động kết nối làm quen với văn học. Tôi củng cố kiến thức cho 
trẻ giúp trẻ hiểu được nội dung ý nghĩa của tác phẩm, biết trả lời các câu hỏi mạch 
lạc rõ ràng. Hiểu và biết ý nghĩa các từ khó trong từng tác phẩm Văn học. Qua đó 
mở rộng và phát triển trí tưởng tượng, tư duy, sáng tạo, trẻ thêm yêu cái đẹp, cái tốt, 
ghét cái xấu, từ đó giúp trẻ phát triển và hoàn thiện nhân cách.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_mach_lac_cho_tre_3.docx