SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với văn học
Đối với trẻ mầm non cũng vậy, ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ có thể bày tỏ, thể hiện, trao đổi và giao tiếp cùng bạn bè, cô giáo và mọi người xung quanh trong quá trình học tập, vui chơi. Mọi đứa trẻ đều cần được giao tiếp để cởi mở hơn với thế giới, tăng cường sự nhận thức, phát triển tư duy. Tạo nền tảng để trẻ có khả năng tự định hướng chính xác hơn trong quá trình trưởng thành sau này. Đặc biệt là giai đoạn trẻ từ 3 - 4 tuổi, giai đoạn mà trẻ bắt đầu biết khám phá môi trường xung quanh, đặt ra những câu hỏi cho mọi thắc mắc. Quá trình chuyển đổi từ tư duy đến từ ngữ diễn ra ngày càng nhanh hơn trong trí não của trẻ. Đây là khoảng thời gian “ vàng ” học ngôn ngữ tạo nên hiệu quả vượt trội. Khi được chú trọng phát triển ngôn ngữ sẽ giúp trẻ có cơ hội rèn luyện khả năng nói, phát âm cũng như tích lũy được thêm nhiều vốn từ. Nhờ vậy khả năng ngôn ngữ của trẻ không những ngày càng hoàn thiện mà còn tạo cho trẻ sự tự tin với chính bản thân trẻ từ đó tích cực chủ động trong mọi hoạt động và có nhiều cơ hội để thành công hơn trong tương lai. Thế nhưng trong xã hội thực tế hiện nay, có rất nhiều trẻ nhút nhát, kém tự tin, khả năng ngôn ngữ yếu, hạn chế về các kỹ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Điều này có thể do trong xã hội hiện nay nhiều bậc phụ huynh quá bận rộn, thời gian giao tiếp với con quá ít, chưa thực sự quan tâm đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đặc biệt là khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đời sống công nghệ cao, những thành viên trong các gia đình ít giao tiếp với nhau, điều này diễn ra trong thời gian dài hình thành nên những đứa trẻ thụ động, ít giao tiếp ngôn ngữ, nghiện công nghệ và tất nhiên khả năng ngôn ngữ mạch lạc yếu.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với văn học
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Khoa học huyện Thanh Trì Trình Ngày Họ và Nơi công Chức độ tháng Tên sáng kiến tên tác danh chuyên năm sinh môn Trường “Một số biện pháp phát Hoàng mầm non triển ngôn ngữ mạch lạc Thị 14/07/198 Giáo Đại B Thị cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 Hồng 3 viên học Trấn Văn tuổi thông qua hoạt động Hạnh Điển làm quen với văn học” 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mẫu giáo 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 5/09/2021 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: a. Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với văn học”. b. Biện pháp : 1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng, rèn luyện nghệ thuật đọc kể diễn cảm cho bản thân và nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu có liên quan. 2. Biện pháp 2: Thiết kế giáo cụ trực quan, đồ dùng sáng tạo có thẩm mĩ để hỗ trợ tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Biện pháp 3: Tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học. 4. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động làm quen văn học nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 5. Biện pháp 5: Sửa ngọng và sửa nói lắp cho trẻ. 6. Biện pháp 6: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh. c. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Giáo viên có trình độ, kiến thức chuyên môn và có nhiều năm kinh nghiệm, nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 - 4 tuổi. + Đồng nghiệp, Phụ huynh phối kết hợp với giáo viên để cùng thực hiện những biện pháp cần thiết. MỤC LỤC Nội dung Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 2.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 2.1.Thuận lợi 4 2.2. Khó khăn 4 3. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 4 3.1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng, rèn luyện nghệ thuật đọc kể diễn cảm 5 cho bản thân và nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu có liên quan 3.2. Biện pháp 2: Thiết kế giáo cụ trực quan, đồ dùng sáng tạo có thẩm 6 mĩ để hỗ trợ tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3.3. Biện pháp 3: Tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học. 10 3.4. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động làm quen văn học nhằm phát 13 triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3.5. Biện pháp 5: Sửa ngọng và sửa nói lắp cho trẻ. 18 3.6. Biện pháp 6: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh 19 4. KẾT QUẢ 20 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 22 1. Kết luận 22 2. Khuyến nghị, đề xuất 22 3 Xuất phát từ những điều này tôi đã trăn trở, suy nghĩ và lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với văn học” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này. * Mục đích nghiên cứu: Khảo sát khả năng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi. Xây dựng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với văn học. * Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nhằm giúp trẻ 3 - 4 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động làm quen với văn học. * Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận Phướng pháp điều tra Phương pháp quan sát Phương pháp dùng lời Phương pháp nêu gương Phương pháp cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm * Phạm vi nghiên cứu: Trẻ lớp mẫu giáo bé C4 ở trường mầm non năm học 2022 – 2023. * Kế hoạch nghiên cứu: Từ ngày 5/9/2022 đến ngày 20/9/1022: Chọn đề tài và tranh bị lý luận. Từ ngày 20/9/2022 đến ngày 1/4/2023: Tiến hành nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với văn học. Từ ngày 1/4/2023 đến 10/4/2023: Phân tích kết quả và viết sáng kiến kinh nghiệm. 5 2.1. Thuận lợi: - Cả hai giáo viên phụ trách lớp có trình độ chuyên môn trên chuẩn. Bản thân tôi có nhiều năm kinh nghiệm, nên nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 - 4 tuổi. Cả hai cô đều nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có lòng say mê với nghề, luôn tự tìm tòi, học hỏi, phấn đấu để tìm ra những phương pháp, hình thức dạy học phù hợp, sáng tạo và hấp dẫn trẻ nhằm kích thích trẻ tự trải nghiệm, học hỏi từ đó lĩnh hội tri thức vững bước trong mọi hoạt động. - Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất. Đặc biệt là các đồ dùng, trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu cần thiết cho các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. - Trẻ đi học tương đối đều, được làm quen và củng cố thường xuyên tham gia các hoạt động mọi lúc, mọi nơi. - Đa số phụ huynh có trình độ, quan tâm tới sự phát triển của con em mình nên họ luôn tin tưởng và nhiệt tình ủng hộ giáo viên trong các hoạt động. 2.2. Khó khăn: - Đa số trẻ trong lớp có hoàn cảnh tương đối khá giả, được sinh ra trong gia đình có từ một đến hai con, được bố mẹ bao bọc quá nhiều, dẫn đến trẻ thụ động, dựa dẫm thiếu tự tin kết hợp với đời sống công nghệ, nhiều gia đình ít giao tiếp với con, hoặc ít quan tâm đến vấn đề phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Sau khi xây dựng các tiêu chí về phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 - 4 tuổi ở lớp tôi, kết quả là bảng khảo sát, đánh giá thực trạng như sau: Kết quả Nội dung Số trẻ đạt Số trẻ CĐ Trẻ mạnh dạn trả lời câu hỏi của cô 15 16 Trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc 19 12 Trẻ sử dụng từ ngữ linh hoạt, phong phú trong giao 13 18 tiếp Khả năng nghe theo yêu cầu của độ tuổi 16 15 Sủ dụng ngôn ngữ diễn đạt kể lại truyện, mô tả lại sự 11 20 việc có sự giúp đỡ - Để khắc phục và giải quyết thực trạng trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp như sau: 3. Những biện pháp thực hiện: 3.1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, rèn luyện nghệ thuật đọc kể diễn cảm cho bản thân. Biện pháp này là yêu cầu khách quan của thực tiễn, bởi một tác phẩm hay, có nội dung giáo dục tốt nhưng nó có đi vào trí nhớ vào tâm hồn trẻ hay không 7 thỏa sức lựa chọn những câu truyện, bài thơ mới, hay phù hợp với trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi với rất nhiều bài thơ câu truyện có nội dung hay và hấp dẫn, có tính giáo dục cao: Truyện “Ngôi nhà ngọt ngào, “Bài học đầu tiên của Gấu”, “Con chuột phát phì”, các bài thơ “Bé đánh răng”, “Đi học đúng giờ”, “Kẹo ngọt”, Các bài đồng dao, bài vè do cô sáng tác 3.2. Biện pháp 2: Thiết kế giáo cụ trực quan, đồ dùng sáng tạo có thẩm mĩ để hỗ trợ tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Đối với trẻ 3 - 4 tuổi tư duy trực quan là chủ yếu. Trẻ rất thích được quan sát những đồ dùng đẹp, những hình ảnh sống động. Do vậy, đây dược coi là biện pháp không thể thiếu trong các hoạt động làm quen văn học. Với các đồ dùng do cô sáng tạo phù hợp, hay những bài giảng điện tử có các nhân vật văn học, các nhân vật hoạt hình minh họa hấp dẫn, thu hút trẻ sẽ kích thích trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động ngôn ngữ, để hình thành phát triển kỹ năng ngôn ngữ mạch lạc, để trẻ tri giác sẽ lôi cuốn, thu hút trẻ, tích cực chủ động hơn trong hoạt động. Mục đích: Ngoài mục đích vừa tiết kiệm được tiền mua sắm nguyên vật liệu, tạo ra những đồ dùng, đồ chơi mang tính sáng tạo, phong phú vừa làm tăng số lượng đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, mà hiệu quả sử dụng lại khá cao đồng thời góp phần làm giảm thiểu lượng rác thải, giảm chi phí cho công tác vệ sinh môi trường, những đồ dùng sáng tạo do cô tự làm hay những bài giảng điện tử còn giúp trẻ tri giác, tư duy thông qua hình ảnh và đồ dùng trực quan hứng thú với hoạt động, ngôn ngữ được mở rộng thông qua quá trình trẻ tìm hiểu và khám phá hoạt động. Cách làm: Tùy từng đề tài, tôi nghiên cứu sao cho hợp với sở thích và nhu cầu của trẻ lớp tôi, để tự thiết kế ra các đồ dùng sáng tạo phù hợp, có tính thẩm mỹ, thân thiện với trẻ, và đặc biệt là phải kích thích được trẻ tham gia vào các hoạt động. Cụ thể, tôi tận dụng các nguyên phế liệu đã sưu tầm được như vải vụn, bông, len, cốc dùng 1 lần, hộp sữa chua để tạo ra những mẫu đồ dùng, các nhân vật biết cử động có tâm hồn và màu sắc tươi sáng, ngộ nghĩnh giúp trẻ hứng thú hoạt động hơn trong hoạt động làm quen với văn học nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Ví dụ: Với câu truyện “Rùa con tìm nhà”, tự chất liệu bìa và Fomex, tôi thiết kế một quyển truyện tranh khổng lồ để kể minh họa cho trẻ, không dừng lại ở đó quyển truyện có thể mở ra lắp ghép thành bức tranh to để trẻ hoạt động vui chơi củng cố nội dung câu chuyện.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_mach_lac_cho_tre_m.doc