SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ theo hướng tích cực, đổi mới cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Châu Sơn

Trong công tác giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trong quá trình nhận thức những sự vật hiện tượng, muốn cho trẻ phân biệt các vật này với vật khác, biết được tên gọi, hình dạng, công dụng và những thuộc tính cơ bản của vật, nếu chỉ cho trẻ xem xét mà không dùng từ ngữ để giải thích, hướng dẫn và khẳng định những kết quả đã quan sát được thì những tri thức mà trẻ thu được đó nhất định sẽ hời hợt, nông cạn, có khi còn sai lệch. Khi đứa trẻ đã lớn nhận thức của trẻ cũng phát triển. Trẻ không chỉ nhận thức những sự vật, hiện tượng trẻ không trực tiếp nhìn thấy mà trẻ muốn biết cả về quá khứ cả về tương lai, trẻ muốn biết công việc của người lớn, của bố mẹ, của Bác Hồ, của chú bộ đội, của chú cảnh sát,....Để đáp ứng những nhu cầu đó trẻ không có cách nào khác là thông qua lời kể của người lớn, thông qua các tác phẩm văn học,... có kết hợp với hình ảnh trực quan.

Học thuyết Mác - Lênin đã chỉ ra rằng: Ngôn ngữ bắt đầu từ lao động, bắt nguồn từ nhu cầu giao tiếp giữa con người với con người trong lao động và trong cuộc sống. Ở đứa trẻ ngôn ngữ phát triển trong nhu cầu giao tiếp giữa trẻ với thế giới xung quanh. Trẻ bắt chước mọi người và được mọi người dạy nói..

Trẻ em là niềm hy vọng của mỗi gia đình và là tương lai cho cả thế giới ngày mai. Chính vì lẽ đó mà công tác chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt vai trò của các cô giáo mầm non, của các bậc cha mẹ là những người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ lại càng trở nên quan trọng bởi vì họ là người giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tích cực nhất và góp phần đào tạo các em trở thành con người hoàn thiện cả về nhân cách.

docx 19 trang lethu 31/01/2025 470
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ theo hướng tích cực, đổi mới cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Châu Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ theo hướng tích cực, đổi mới cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Châu Sơn

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ theo hướng tích cực, đổi mới cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Châu Sơn
 PHỤ LỤC
 TÊN MỤC SỐ TRANG
 Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Đối tượng nghiên cứu 3
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 3
 Phần II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận 4
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.1. Thuận lợi 4
2.2. Khó khăn 5
2.3 Kết quả, số liệu khảo sát đầu năm 5
3. Một số biện pháp cụ thể
3.1. Biện pháp .Tự học tập bồi dưỡng chuyên môn cho 
 6
bản thân
3.2. Phối kết hợp với cha mẹ trẻ giúp trẻ nâng cao khả 
 7
năng tập trung
3.3. Biện pháp 3: Tăng cường thiết bị, đồ dùng dạy học
 8
3.4. Biện pháp : Sử dụng các hình thức khen thưởng, 
 10
tuyên dương
3.5. Biện pháp 5: Thực hiện tổ chức tốt biện pháp giáo 
dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua các hoạt động giáo 11
dục
3.6. Biện pháp 6: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ 
 13
làm trung tâm
3.7. Biện pháp 7: Tổ chức cho trẻ các trò chơi 14
4. Kết quả đạt được 18
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận 19
2. Khuyến nghị 19 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ theo hướng tích cực, đỗi mới cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non.
mà phải có ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ thể hiện được đầy đủ những nhu 
cầu và nguyện vọng của mình.
 Với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 tuổi, vốn từ và ngôn ngữ của trẻ đang phát 
triển mạnh mẽ. Vì vậy, cần thiết phải quan tâm phát triển để hướng đến kết quả 
mong đợi tối ưu nhất về phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong độ tuổi.
 Để đạt được hiệu quả giáo dục trẻ nói chung và hoạt động cho trẻ phát triển 
ngôn ngữ nói riêng, đòi hỏi mỗi giáo viên mầm non luôn phải tìm tòi các giải pháp 
tổ chức thực hiện các họat động chăm sóc, giáo dục trẻ tốt nhất. Với ý nghĩa cho 
trẻ phát triển ngôn ngữ theo hướng tích cực và đổi mới trong độ tuổi. Và đó cũng 
là lý do tôi chọn đề tài SKKN ““Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ theo 
hướng tích cực, đổi mới cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non”.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Ngôn ngữ là phương tiện chủ đạo để trẻ phát triển ngôn ngữ và phát triển ở 
trẻ kỹ năng diễn đạt, sử dụng câu, từ, đọc kể diễn cảm.. .để làm tiền đề cho sự phát 
triển toàn diện ở trẻ. Vì vậy cần thiết phải có biện pháp để khai thác tối ưu khả 
năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động đổi mới và tích cực. Đây 
chính là cơ cở lý luận để tôi xây dựng các biện pháp cho để tài sáng kiến kinh 
nghiệm.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ theo hướng tích cực, đổi mới cho trẻ 
3-4 tuổi trong trường mầm non
 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
 Trẻ Mẫu giáo bé C1 khảo sát chất lượng về mặt phát triển ngôn ngữ tích 
cực cho trẻ, thông qua việc khảo sát khả năng nghe và trả lời được câu hỏi của 
người đối thoại, kể lại được những sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân, đề 
nghị người khác đọc sách cho nghe, tự giở sách xem tranh.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 Điều tra thực trạng.
 Phương pháp trực quan, gián tiếp.
 Phương pháp dùng lời.
 Phương pháp thực hành.
 Phương pháp so sánh, đối chiếu.
 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được áp dụng cho lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1.
 Thời gian: Thời gian là từ tháng 9/ 2018 đến tháng 4/ 2019 và những năm 
tiếp theo.
PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 2/17 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ theo hướng tích cực, đỗi mới cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non.
 Bản thân là giáo viên trẻ luôn quan tâm, chăm sóc trẻ chu đáo, có lòng nhiệt 
huyết với nghề. Luôn sáng tạo, tìm tòi, thu thập các tài liệu, nghiên cứu các hình 
thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 Một số phụ huynh luôn ủng hộ về đồ dùng, phế liệu cho lớp như: Ủng hộ đồ 
chơi (gấu bông), tranh truyện, sách báo cũ, vải, bông, chai lọ... để làm đồ dùng, đồ 
chơi phục vụ cho hoạt động.
 2.2. Khó khăn
 Đồ dùng trực quan còn ít chưa đa dạng phong phú, thẩm mỹ chưa đạt, giá 
trị sự dụng chưa cao . Đặc biệt là đồ dùng cho trẻ hoạt động còn ít.
 Bản thân chưa có nhiều thời gian nghiên cứu sâu để hiểu rõ Chương trình 
GDMN, mục tiêu, kết quả mong đợi của từng độ tuổi, để lựa chọn nội dung, hoạt 
động và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động.
 Một số trẻ mới đi lớp nên chưa có nề nếp học tập, chưa mạnh dạn tự tin. 
Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, nhiều trẻ phát âm chưa rõ, chưa đạt vốn từ theo yêu 
cầu độ tuổi, chưa diễn tả được ý muốn hiểu biết của mình với người khác.
 2.3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện
 Để tiến hành tổ chức thực hiện các giải pháp của đề tài, tôi xác định các mục 
tiêu giải quyết của các giải pháp qua các nội dung khảo sát chất lượng cho trẻ phát 
triển ngôn ngữ theo hướng tích cực, đổi mới như sau:
 Bảng 1: Khảo sát trẻ tháng 9/2018
 Số trẻ đạt tỷ lệ Số trẻ 
 Nội dung khảo sát trên 33 trẻ (%) chưa đạt tỷ lệ (%)
 Lắng nghe và trả lời được câu hỏi 12 36 % 21 64%
 của người đối thoại.
 Kể lại những sự việc đơn giản đã 13 39% 20 61%
 diễn ra của bản thân
 Đề nghị người khác đọc sách cho 8 24% 23 76%
 nghe, tự giở sách xem tranh.
 Từ kết quả khảo sát, tôi đánh giá các khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ 
theo yêu cầu độ tuổi là thấp. Tôi xác định tiến hành đưa ra các biện pháp nhằm 
quan tâm, tìm tòi các giải pháp tổ chức tốt cho trẻ phát triển ngôn ngữ theo 
hướng tích cực, đổi mới.
3. Biện pháp thực hiện.
3.1. Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động giáo dục dựa trên cách học và hứng 
thú nhận thức của trẻ
 Đảm bảo nguyên tắc “Lấy trẻ làm trung tâm”, tôi luôn quan tâm tới hứng 
thú, nhu cầu, khả năng của trẻ để biết trẻ thích cái gì? Trẻ có muốn tham gia
 4/17 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ theo hướng tích cực, đỗi mới cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non.
Bước 4: Tổng kết
 Giáo viên cùng trẻ tóm tắt toàn nội dung của quá trình hoạt động.
 Phát hiện - Thảo luận - Đưa ra kết luận.
Bước 5: Bước đánh giá, kết thúc hoạt động
 Tạo cho trẻ cảm giác hoàn thành nhiệm vụ, tạo hứng thú cho hoạt động tiếp 
theo.
 Cùng tham gia dọn dẹp sau hoạt động.
 Dạy cho trẻ ý thức giữ gìn, bảo vệ đồ dùng, đồ chơi.
Bước 6: Phối hợp với cha mẹ học sinh
 Đầu năm trao đổi với CMHS về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ.
 Huy động phụ huynh ủng hộ sách truyện.
 3.2. Biện pháp 2: Nắm vững yêu cầu nội dung phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ trong độ tuổi
 Trước hết, để đảm bảo nắm vững yêu cầu giáo dục trẻ, cơ sở chủ đạo quan 
trọng để giáo viên cần học tập nắm vững đó là các nội dung trong chương trình 
giáo dục mầm non, được ban hành kèm theo thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT 
ngày 30 tháng 12 năm 2016 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo sửa đổi, bổ xung 
một số nội dung của chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm thông tư số 
17/2009/TT- BGDĐT ngày 25/7/2009, tôi chủ động nghiên cứu các nội dung yêu 
cầu và kết quả mong đợi cần nắm vững trong thực hiện chương trình giáo dục đó 
là:
 Nội dung nghe:
 Giúp trẻ nghe hiểu các từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện 
tượng gần gũi, quen thuộc.
 Hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản.
 Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng.
 Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.
 Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò vè phù hợp 
với độ tuổi.
 Nội dung nói:
 Phát âm các tiếng của tiếng việt.
 Bày tỏ tình cảm nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu đơn 
mở rộng.
 Trả lời và đặt các câu hỏi: Ai?; Cái gì?; Khi nào?; Ở đâu?
 Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép.
 Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao 
tiếp.
 Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè.
 6/17 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ theo hướng tích cực, đỗi mới cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non.
dựng môi trường phát triển ngôn ngữ dựa theo nguyên tắc sau:
 Tạo môi trường ngôn ngữ đa dạng, sinh động, tạo sự hấp dẫn lôi cuốn trẻ, 
phù hợp với độ tuổi.
 Tận dụng không gian, ví trị hợp lý để tạo ra môi trường ngôn ngữ cho trẻ
 + Môi trường trong lớp: Sử dụng chữ cái trong môi trường lớp học để trẻ có 
nhiều cơ hội tiếp xúc với chữ.
 + Môi trường ngoài lớp: Tận dụng các vị trí, khu vực hợp lý để trang trí môi 
trường thân thiện, đẹp mắt, lôi cuốn trẻ.
 Ví dụ: Vẽ các câu truyện cổ tích, các hình ảnh thân thiện với trẻ hay treo các 
bức tranh do cô và trẻ tự tay làm.. .xung quanh lớp học hay bên ngoài lớp học như: 
các mảng tường, đường lên, xuống cầu thang, sân trường.
 Trẻ được khuyến khích đọc sách và kích thích sự phát triển đọc viết, tương 
tác với các chữ viết trong môi trường, trong các trò chơi và các phương tiện chơi 
như: trong các thẻ lô tô, ký hiệu, các nhãn mác phù hợp ở trong lớp.
 Để xây dựng môi trường hiệu quả tôi căn cứ vào các nội dung của hoạt động 
cho trẻ đã được cụ thể hóa trong chương trình giáo dục để từ đó tư duy nội dung 
về môi trường cần xây dựng ở các không gian cụ thể của lớp.
 * Góc sách truyện
 Góc sách truyện là một góc được bố trí tại một không gian hợp lý trong nhóm 
lớp có không gian yên tĩnh để luyện tập kỹ năng đọc - hiểu giúp trẻ thể hiện được 
ý tưởng, khám phá sở thích bản thân và tìm hiểu thế giới xung quanh.
 Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu:
 + Sách đa dạng (khuyến khích trẻ mang những cuốn sách hay từ nhà đến lớp 
để cùng chia sẻ).
 + Con rối và các hoạt động mở rộng sau khi đọc sách.
 + Văn phòng phẩm và công cụ viết
 + Kệ sách để trưng bày những cuốn sách hay, hấp dẫn.
 + Chỗ ngồi có đủ ánh sáng.
 + Có bàn, ghế tựa, gối, đệm, thú êm giúp góc trở nên ấm cúng hơn.
 Xây dựng góc sách để trong các giờ chơi trẻ sẽ chủ động xem tranh, xem 
sách. Thông qua đó để làm quen với nội dung của các tác phẩm văn học. Thông 
qua các tranh chuyện, trẻ tự đặt câu hỏi về nội dung các bức tranh, tư duy về các 
bức tranh thành những câu chuyện theo trí tưởng tượng của trẻ. Tự trả lời cho 
những câu hỏi mà trẻ tự đặt ra, hoặc các câu hỏi mà cô gợi mở cho trẻ tìm hiểu..
 8/17

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_theo_huong_tich_cu.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ theo hướng tích cực, đổi mới cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường.pdf