SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học cho trẻ 3-4 tuổi

Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng của con người, thông qua ngôn ngữ con người có thể giao lưu để hiểu nhau và trao đổi những thông tin cần thiết. Đối với trẻ, ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập vào thế giới xung quanh, là cơ sở để hình thành và phát triển nhân cách. Với trẻ 3 - 4 tuổi, vốn từ của trẻ tương đối phong phú về số lượng cũng như từ loại. Tư duy của trẻ phát triển hơn, có nội dung hơn. Trẻ biết phát biểu những nhận định của mình, trẻ kể lại được những chuyện mà trẻ trông thấy, nghe được. Trẻ có thể kể theo tranh, đồ chơi hoặc đồ vật mặc dù phần lớn còn bắt chước giọng kể của người lớn. Thông qua các tác phẩm văn học như chuyện kể, thơ ca, hò, vè, câu đố, tục ngữ, ca dao… Trẻ đã thực sự bị lôi cuốn vào các hoạt động khác một cách tích cực, có hiệu quả. Qua đó giáo viên có nhiều thuận lợi để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, một giờ dạy hay không chỉ dừng lại ở chỗ trẻ hiểu được điều gì? Trẻ có hứng thú lắng nghe hay không? Mà người giáo viên Mầm non cần phải giúp trẻ biết thể hiện những suy nghĩ của mình, giúp trẻ nhập vai cùng nhân vật, sống cùng nhân vật, đặc biệt trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của mình để đánh giá nhân vật, trò chuyện, đàm thoại, biết diễn đạt nguyện vọng, sự hiểu biết của mình một cách mạch lạc. Trẻ biết kể lại câu chuyện theo tranh, đồ chơi, kể chuyện sáng tạo, biết kể trình tự, diễn cảm, rõ ràng, mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp.
docx 12 trang lethu 09/08/2024 1100
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học cho trẻ 3-4 tuổi

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học cho trẻ 3-4 tuổi
 3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Lê Thị Bình
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Mầm non Hoàng Đan.
- Số điện thoại: 037.986.6084
- E_mail: lethibinh.c0hoangdan@vinhphuc.edu.vn 
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Bình
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi A4 trường mầm non.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
- Tháng 02/2018 đến tháng 02/2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung của sáng kiến
* Cơ sở lý luận 
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng của con người, thông 
qua ngôn ngữ con người có thể giao lưu để hiểu nhau và trao đổi những thông tin 
cần thiết. Đối với trẻ, ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập vào thế giới xung quanh, 
là cơ sở để hình thành và phát triển nhân cách. Với trẻ 3 - 4 tuổi, vốn từ của trẻ tương 
đối phong phú về số lượng cũng như từ loại. Tư duy của trẻ phát triển hơn, có nội 
dung hơn. Trẻ biết phát biểu những nhận định của mình, trẻ kể lại được những 
chuyện mà trẻ trông thấy, nghe được. Trẻ có thể kể theo tranh, đồ chơi hoặc đồ vật 
mặc dù phần lớn còn bắt chước giọng kể của người lớn. Thông qua các tác phẩm 
văn học như chuyện kể, thơ ca, hò, vè, câu đố, tục ngữ, ca dao Trẻ đã thực sự bị 
lôi cuốn vào các hoạt động khác một cách tích cực, có hiệu quả. Qua đó giáo viên 
có nhiều thuận lợi để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, một giờ dạy hay không 
chỉ dừng lại ở chỗ trẻ hiểu được điều gì? Trẻ có hứng thú lắng nghe hay không? Mà 
người giáo viên Mầm non cần phải giúp trẻ biết thể hiện những suy nghĩ của mình, 
giúp trẻ nhập vai cùng nhân vật, sống cùng nhân vật, đặc biệt trẻ biết sử dụng ngôn 
ngữ của mình để đánh giá nhân vật, trò chuyện, đàm thoại, biết diễn đạt nguyện 
vọng, sự hiểu biết của mình một cách mạch lạc. Trẻ biết kể lại câu chuyện theo tranh, 
đồ chơi, kể chuyện sáng tạo, biết kể trình tự, diễn cảm, rõ ràng, mạch lạc, không nói 
ngọng, nói lắp.
* Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua, việc cho trẻ làm quen với văn học là một trong những chuyên 
đề đã được Sở giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc, Phòng giáo dục và đào tạo Tam Dương 
triển khai rộng rãi về các trường mầm non, đến từng giáo viên với nhiều giải pháp 
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho 
trẻ 3 - 4 tuổi hiện nay, tôi đã đưa ra những giải pháp thực hiện một số biện pháp 
giảng dạy cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học 
cụ thể như sau:
7.3. Với các biện pháp
Biện pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm, tình hình nhận thức của trẻ
Để giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thì trước hết cô giáo phải nắm vững 
đặc điểm tâm sinh lí và hoàn cảnh của trẻ. Vào đầu năm học tôi đã tổ chức nhiều 
cuộc trò chuyện với trẻ như dạy trẻ khi đến lớp biết khoanh tay “Con chào cô giáo 
con vào lớp ạ,”, khi cần hoặc xin phép phải nói “Con thưa cô” kể cho trẻ nghe 
vài câu chuyện ngắn tương đối dễ, sau đó đặt ra các câu hỏi như: Cô vừa kể cho các 
con nghe câu chuyện gì? Trong câu chuyện có những ai? Dạy trẻ đọc một số bài thơ 
ngắn, dễ thuộc như bài “Bạn mới”, “Yêu mẹ”, Hoặc cho trẻ kể về gia đình bé, hỏi 
trẻ: Trong gia đình con có những ai? Thường làm việc gì? Ai là người hay đưa (đón) 
con đi học? Con yêu ai nhất?  Trong quá trình đó tôi luôn chú ý, quan sát, đàm 
thoại với trẻ và tiến hành khảo sát khả năng cảm thụ văn học cũng như khảo sát đặc 
điểm ngôn ngữ của từng trẻ, từ đó đề ra phương hướng giáo dục cho từng cá nhân 
và cho cả lớp một cách thích hợp. Mặt khác, gia đình là một yếu tố rất quan trọng để 
giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Từ những lời ru của bà, câu chuyện kể của ông, lời trò 
chuyện của cha mẹ, anh chị là những bài học hiệu quả nhất để giáo dục trẻ, giúp trẻ 
phát triển hơn về ngôn ngữ. Đa số trẻ ở lớp đều là con em nông thôn, sự quan tâm 
chăm sóc của cha mẹ không đồng đều, nên khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, đặc 
biệt là sự phát triển ngôn ngữ của các cháu còn gặp nhiều hạn chế Từ hoàn cảnh 
và đặc điểm tình hình nhận thức của trẻ,tôi đã lên kế hoạch giảng dạy và bồi dưỡng 
thích hợp cho trẻ.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch
Dựa vào tình hình của lớp, trên cơ sở kế hoạch năm, tháng của nhà trường, tôi đã 
xây dựng kế hoạch nhóm, lớp phù hợp với độ tuổi mình được phụ trách, và được sự 
đồng ý phê duyệt của ban giám hiệu nhà trường. Kế hoạch được triển khai cụ thể 
trong từng chủ đề, kết thúc mỗi chủ đề, tôi đánh giá từng trẻ đạt và chưa đạt yêu cầu 
từng mục tiêu của chủ đề, từ đó rút kinh nghiệm xây dựng kế hoạch cho chủ đề sau. 
Trong quá trình xây dựng kế hoạch, tôi chú ý bồi dưỡng thêm cho trẻ kể chuyện theo 
tranh, kể chuyện sáng tạo vào các buổi chiều hoặc mọi lúc, mọi nơi. Lên kế hoạch Trò chuyện với trẻ để trao đổi thông tin, nhận biết về ý nghĩ của trẻ, trò chuyện với 
trẻ được tôi tổ chức ở mọi lúc, mọi nơi, và thường xuyên trong hoạt động, mọi hoàn 
cảnh, có khi tôi trò chuyện từng trẻ, từng nhóm, khi trò chuyện tôi chú ý đến ngôn 
ngữ, cử chỉ, hành động của trẻ, nhắc trẻ nói tròn câu, nói mạch lạc, không ngắt quãng, 
không nói lắp.
Ví dụ: Tôi hỏi trẻ: Cô vừa kể cho con nghe chuyện gì? Trong câu chuyện có những 
nhân vật nào? Câu chuyện nói về điều gì?
Khi trò chuyện với trẻ tôi đặc biệt chú ý đến những trẻ rụt rè, trẻ nhút nhát Luôn 
có thái độ gần gũi với trẻ, yêu thương trẻ, động viên khuyến khích trẻ, tạo cho trẻ sự 
tự tin. Trong quá trình trò chuyện, tôi tìm cách để đưa trẻ vào cuộc trò chuyện một 
cách tự nhiên, không gò bó, áp đặt trẻ, để trẻ tự do suy nghĩ, tự do nói theo cách của 
trẻ.
Ví dụ: Tôi cho trẻ xem củ cải trắng và hỏi trẻ: Củ cải trắng có trong câu chuyện gì 
mà cô đã kể cho lớp mình nghe? Trong câu chuyện ai đã tìm thấy củ cải trắng? 
Nhưng Dê con có ăn hết củ cải trắng không mà nó đã làm gì nhỉ?
* Đàm thoại:
Đây là hình thức phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ mà tôi thường sử dụng dựa 
trên những sự hiểu biết của trẻ và các phương tiện trực quan, một mặt để củng cố 
khắc sâu kiến thức, mặt khác giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Câu hỏi đàm 
thoại được tôi xây dựng có hệ thống, từ cụ thể đến khái quát hoặc từ khái quát đến 
cụ thể để nhằm giúp trẻ trình bày sự hiểu biết của mình và trẻ biết định hướng khi 
trả lời.
Ví dụ: Tôi đọc cho trẻ nghe bài thơ “Thỏ bông bị ốm”, tôi hỏi trẻ: Các con vừa nghe 
cô đọc bài thơ gì? Bài thơ nói về bạn Thỏ bông như thế nào? (Bài thơ nói về Thỏ 
bông bị ốm) Vì sao Thỏ bông bị ốm nhỉ? (Vì Thỏ bông ăn bậy nên bị ốm) Các con 
có học theo Thỏ bông không? Con sẽ làm gì khi ăn uống nào? (Con không học theo 
Thỏ bông, con sẽ giữ gìn vệ sinh khi ăn uống và ăn chín, uống sôi).
Hoặc bài thơ “Đàn gà con”, tôi hỏi trẻ: Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Bài 
thơ nói về con gì? Các chú gà con như thế nào? (Bài thơ nói về con gà, các chú gà 
con xinh xắn, rất đáng yêu: “Lông vàng mát dịu, Mắt đen sáng ngời”)
Khi đàm thoại với trẻ, tôi luôn luôn động viên khuyến khích trẻ, khen ngợi trẻ, tạo 
hứng thú cho trẻ say mê vào hoạt động ở các lần sau.
* Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch, trò chơi phân vai:
Chơi các trò chơi này, giúp trẻ phát triển năng lực đối thoại phù hợp với ngữ cảnh 
giao tiếp, ngôn ngữ rất cần thiết giúp trẻ giao tiếp với nhau thông qua nhân vật. Qua Ví dụ: Cho trẻ xem tranh “Tết nguyên đán”
Cô hỏi trẻ: Tranh vẽ gì? Con thấy có những gì? Bố đang làm gì? Mẹ đang làm gì? 
Hoa đào có màu gì? Cây quất có màu gì? Con còn thấy gì nữa trong bức tranh?
Cô kể cho trẻ nghe: “Ngày Tết thật là vui, mẹ gói bánh chưng, bố cắm hoa vào lọ 
cả nhà cùng chuẩn bị đón tết vui vẻ”
Cô cho trẻ kể và sửa sai, đặc biệt là những trẻ nói ngọng, nói lắp, nói chưa trọn 
câu, tôi thường xuyên quan tâm để có kế hoạch bồi dưỡng các cháu nhiều hơn các 
cháu khác. Tập cho các cháu nói những câu, những từ khó trước, sau đó mới tập dần 
cho trẻ nói trọn câu, cho trẻ tham gia kể chuyện, xem sách báo, qua máy chiếu, nghe 
băng đĩa, tạo sự yêu thích cho trẻ đối với môn học, đặc biệt để trẻ mạnh dạn tự tin 
vào chính bản thân mình, từ đó trẻ được phát triển ngôn ngữ hơn.
* Kể chuyện theo trí nhớ:
Khi cho trẻ kể chuyện theo trí nhớ, tôi lựa chọn những đề tài quen thuộc với trẻ, 
những câu chuyện trẻ đã biết, đã thuộc. Khi cho trẻ kể chuyện tôi chú ý đến cách sử 
dụng ngôn ngữ của trẻ, nhắc trẻ nói trọn câu, nói đúng ngữ, nghĩa của câu.
Ví dụ: Cho trẻ kể lại một câu chuyện đã học, hoặc kể về bà, người thân của bé khi 
trẻ kể tôi luôn luôn động viên, khuyến khích trẻ, với những trẻ nhút nhát, rụt rè tôi 
quan tâm chú ý nhiều hơn. Gợi ý cho trẻ tìm những ý, những từ khó để diễn đạt theo 
suy nghĩ của mình. (Nhà con có mấy người? Đó là những ai? Hàng ngày bố mẹ 
thường làm công việc gì? Ai thường đưa các con đi học? Còn ai bế em và cho em 
ăn, .)
* Kể chuyện sáng tạo:
Nội dung này hơi khó hơn so với độ tuổi của trẻ, vì vậy ở nội dung này tôi thực hiện 
vào cuối năm và với những trẻ có năng khiếu. Khi cho trẻ kể chuyện sáng tạo, tôi 
luôn gợi mở cho trẻ, hướng cho trẻ những vấn đề để giúp trẻ nắm bắt được nội dung 
câu chuyện. Sau đó cho trẻ tiến hành kể chuyện, khi trẻ kể tôi chú ý đến cách dùng 
từ và lựa chọn ngôn ngữ để kịp thời sửa sai cho trẻ.
Ví dụ: Tôi cho trẻ xem đàn gà đồ chơi, sau đó tôi gợi ý cho trẻ kể: “ Gà mẹ dẫn 5 
chú gà con đi ăn, vừa đi gà mẹ vừa kêu tục tụctục”, để các chú gà con không bị 
đói gà mẹ lo bới đất tìm giun, còn bầy gà con thì chạy nhảy từ nơi này sang nơi khác. 
Đến gần chưa gà mẹ kiếm được nhiều mồi liền gọi bầy gà con đến ăn, gà mẹ đếm 
“Ồ sao chỉ còn 4 gà con? Gà út đi đâu rồi nhỉ? Điều gì đã sảy ra với gà út?” các con 
hãy kể tiếp câu chuyện cho cô nghe với nào?
Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_thong_qua_hoat_don.docx