SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở Trường Mầm non Đại Tự
Hoạt động tạo hình trong trường mầm non với mục đích giúp trẻ nhận ra vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, từ đó giáo dục trẻ biết ứng xử với cái đẹp, làm nảy sinh cho trẻ nhu cầu tái tạo và sáng tạo ra cái đẹp. Cũng như các hoạt động khác, hoạt động tạo hình cung cấp cho trẻ các biểu tượng về sự vật hiện tượng, phát triển thể lực cho trẻ, giáo dục đạo đức và kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng lao động cho trẻ. Trong thực tế việc tổ chức các hoạt động tạo hình đã mang lại hiệu quả tới việc phát triển cho trẻ. Song phương pháp đó chưa thực sự đáp ứng và đem lại kết quả mà tôi mong đợi. Các phương pháp hoạt động tạo hình đang được sử dụng còn mang tính áp đặt và theo khuôn mẫu cứng nhắc. Giáo viên thường chú ý đến sản phẩm trẻ làm ra, ít chú ý đến kỹ năng tạo hình, quá trình làm ra sản phẩm; giáo viên thiếu sự linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức hoạt động tạo hình. Do đó chưa phát huy được hết khả năng sáng tạo của trẻ, của giáo viên. Mặt khác sự hứng thú, kĩ năng tạo ra sản phẩm tạo hình của trẻ chưa cao, nhiều trẻ chưa biết giữ gìn và nhận xét sản phẩm mình làm ra. Bản thân tôi là một người giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi. Tôi nhận thấy phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình là rất quan trọng. Đó là nền tảng để phát triển cho trẻ khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và trong các tác phẩm nghệ thuật tạo hình.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở Trường Mầm non Đại Tự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở Trường Mầm non Đại Tự
Trong các lứa tuổi của trẻ mẫu giáo, lứa tuổi mẫu giáo bé được coi là quan trọng nhất, lứa tuổi thuận lợi nhất để tạo tiền đề và phát triển khả năng thẩm mỹ đầu tiên của trẻ đặc biệt là thông qua hoạt động tạo hình. Tôi đã nghiên cứu và đưa vào vận dụng “ Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non”. II. TÊN SÁNG KIẾN: “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non.” III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: Họ và tên: Địa chỉ: Số điện thoại:; Email: .................................................... IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: Bản thân tự tiến hành nghiên cứu sáng kiến. V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN. Thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non. Qua áp dụng và triển khai để đề xuất và lý giải một số biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non. Đề cập đến một số cơ sở khoa học của vấn đề giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non. Chỉ ra thực trạng về công tác giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non . Đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non. Góp phần giúp cho giáo viên tổ 3-4 tuổi nâng cao kiến thức chuyên ngành và công tác giáo dục phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non đạt kết quả cao hơn. Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường Mầm non Đại tự đạt kết quả cao. VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG . Sáng kiến được áp dụng tháng 8 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018. VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN. 1. Cơ sở lý luận. 1.1. Khái niệm hoạt động tạo hình ở trường mầm non 2 ngày càng trở nên sâu sắc hơn, trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật của trẻ ngày càng phong phú. Sự phản ánh hiện thực và biểu lộ tình cảm qua các phương tiện truyền cảm đặc trưng cho loại hình nghệ thuật vật thể như đường nét, hình dạng, màu sắc, bố cục, không gian, chính là con đường lĩnh hội các kinh nghiệm văn hóa thẩm mỹ rất phù hợp với lứa tuổi của trẻ em, trên cơ sở đó mà hình thành thị hiếu thẩm mỹ sau này. 1.2.4. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển thế chất của trẻ Hoạt động tạo hình sẽ giúp phát triển vận động tinh của bàn tay, ngón tay, qua các hoạt động: xé, dán, tô màu, Đồng thời phát triển ở trẻ khả năng phối hợp, điều chỉnh hoạt động của mắt và tay, rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt trong vận động của tay. Từ đó, giúp cho việc học viết của trẻ ở tiểu học sẽ đạt kết quả tốt. 1.2.5. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc chuẩn bị cho trẻ đi học ở trường phổ thông. Hoạt động tạo hình góp phần không nhỏ trong việc chuẩn bị cho trẻ một kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội, về khoa học - kỹ thuật để giúp trẻ nhanh chóng làm quen với các môn học mới ở tiểu học. Hoạt động tạo hình góp phần chuẩn bị về tâm lý cho trẻ bước vào học tập tại trường tiểu học: hoạt động này giáo dục ở trẻ lòng ham muốn tiếp thu những điều mới lạ, những phương thức hoạt động mới, giúp trẻ hình thành thói quen học tập một cách có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe và thực hiện lời chỉ bảo của cô giáo. Hoạt động tạo hình là môi trường cho trẻ rèn luyện năng lực điều khiển hành vi của mình và thực hiện nhiệm vụ đã đề ra. 1.3. Nội dung hoạt động tạo hình của trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. Hoạt động tạo hình trong trường mầm non bao gồm các nội dung sau: 1.3.1. Hoạt động vẽ: Vẽ nét thẳng, xiên (VD: để miêu tả mưa rơi, cỏ cây, mái tóc,... ) Vẽ hình tròn ( VD: để tạo thành bong bóng xà phòng, cuộn len, mặt trời, quả bóng, cái bánh,...) Vẽ nét ngang ( Vd: vẽ thành con đường đi, cái bút, con giun,...) Vẽ phối hợp các nét khác nhau để tạo ra các sự vật, con vật, đồ dùng,.. có cấu trúc đơn giản với màu đỏ, vàng, xanh 1.3.2. Hoạt động nặn: Cho trẻ chơi với đất nặn: nắm, véo, đập, chia nhỏ đất hoặc gộp đất lại để nặn,... Cho trẻ làm quen với một số cách nặn đơn giản 4 nên kỹ năng cầm bút, tô vẽ, nặn, xé dán chưa có, nhận thức của trẻ không đồng đều nên việc truyền thụ kiến thức của giáo viên đến trẻ còn gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù trường đầu tư về cơ sở vật chất để phục vụ dạy và học. Tuy nhiên đồ dùng phục vụ cho mon học tạo hình vẫn chưa đáp ứng đủ. Riêng đối với môn học tạo hình, đòi hỏi giáo viên phải có năng khiếu trong vẽ, nặn, xé dán, nhưng không phải giáo viên nào cũng có năng khiếu đó. Cho nên sản phẩm làm mẫu của giáo viên cho trẻ quan sát đôi khi chưa đảm bảo tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó phụ huynh ở trường tôi nghề nghiệp chính chủ yếu là làm nông nghiệp nên không ít phụ huynh chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của môn học tạo hình của trẻ 3-4 tuổi. Còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này. Cho con nghỉ học còn tuỳ tiện, đi muộn về sớm. Quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, nhiều khi cô chưa thực sự chú ý rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ hay khả năng tạo cảm hứng cho trẻ khi học tạo hình, chưa chú ý tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ. Việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ từ trước tới nay vẫn theo khuôn mẫu cứng nhắc. 2.3. Kết quả khảo sát ban đầu: Qua khảo sát trẻ lần 1 vào đầu năm học 2017-2018 về các nội dung giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 thông qua hoạt động tạo hình của học sinh lớp tôi. Trẻ có kết quả như sau: STT Nội dung Số trẻ đạt Tỉ lệ đạt Trẻ biết vẽ các nét cơ bản để tạo thành bức 1 8/25 32% tranh đơn giản Trẻ biết một số kỹ năng nặn cơ bản để tạo 2 5/25 20% thành các sản phẩm đơn giản. Trẻ biết kỹ năng xé thành dải, xé vụn và dán 3 3/25 12% thành sản phẩm đơn giản. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động và biết giữ 4 4/25 16% gìn sản phẩm tạo hình của mình Trẻ biết nhận xét các sản phẩm tạo hình của 5 3/25 12% mình Với bảng khảo sát trên ta thấy, kết quả khảo sát trẻ ở các nội dung nhìn chung còn thấp ( đều dưới 32%). Tỉ lệ trẻ đạt ở các nội dung như biết biết kỹ năng xé thành dải, xé vụn và dán thành sản phẩm đơn giản, biết nhận xét các sản phẩm tạo hình của mình còn thấp (chỉ đạt 12%). Nhiều trẻ chưa biết một số kỹ năng nặn 6 tạo hứng thú cho trẻ vào lớp, khiến tinh thần của trẻ phấn chấn, trẻ thích hoạt động và có ham muốn tạo ra các sản phẩm tạo hình đẹp giống của cô. Với môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ đề, các tiêu đề của các góc. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường vẽ, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ. Các góc hoạt động như góc gia đình: Khi nói về gia đình thì góc trang trí bằng màu hồng, trong đó có hình ảnh Mẹ và bé mặc tạp dề nấu cơm, có đồ dùng dụng cụ chế biến, tên góc thật gần gũi như Tổ ấm gia đình, gia đình bé yêu... Hay góc xây dựng tôi lấy tên: Kiến trúc sư tí hon, công trình xây dựng của bé có hình ảnh các bé hoặc các con vật đang chuyển các vật liệu xây dựng. Còn phía mảng tường tôi thường làm bằng nhựa trong để trẻ có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vào làm tranh trang trí cho góc đó. Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển chủ đề ta cần thay đổi nội dung chủ đề mới. Tôi đã cùng trẻ thảo luận và đặt tên cho chủ đề mới và tên của góc chơi của mình. Nội dung của các góc tôi giới thiệu cho trẻ về các sản phẩm bằng các ngôn ngữ nghệ thuật để tích luỹ cho trẻ có vốn hiểu biết về nghệ thuật và say mê nghệ thuật. Từ đó kích thích lòng ham muốn thích tham gia tạo sản phẩm nghệ thuật để có sản phẩm trang trí lớp học của mình. VD: Ở mảng hoạt động tạo hình : Tôi giới thiệu đây là ngôi nhà nghệ thuật của chúng mình. Chúng mình hãy cùng chọn một cái tên thật hay để đặt cho nó nhé. Nào ai có ý kiến cô gợi ý các tên như sau: Hoạ sĩ nhí, bé khéo tay, bé làm hoạ sĩ, hoạ sĩ tí honCho trẻ thảo luận và lựa chọn nếu trẻ nào nghĩ được tên khác hay hơn cô có thể chọn làm tên góc hoạt động. Bây giờ ngôi nhà này đã có tên rồi: cô giới thiệu với chúng mình đây là hình ảnh hai bạn gấu đang tập vẽ tranh, bạn thỏ đang nặntranh này do cô tự làm lấy chúng mình thấy có đẹp không? còn đây là tranh dán hình ngôi nhà của bạn Gia Long, còn đây là con Gà, con Vịt, quả CamBây giờ cô muốn mỗi bạn hãy làm thật nhiều những sản phẩm để trang trí cho ngôi nhà của chúng mình đẹp hơn nhé. Cô muốn trong lớp mình ai cũng có sản phẩm được trang trí lên từng ngôi nhà nhỏ của chúng mình để cô thay các tranh vẽ của các bạn cũ, chúng mình có đồng ý không? Từ lời gợi mở như vậy đã kích thích trẻ tạo ra sản phẩm mới. Để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình thì tuỳ theo từng chủ đề mà tôi có thể chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức, các nguyên vật liệu phù hợp và phong phú về chủng loại. VD: Giấy màu, tranh ảnh cũ, báo tạp chí, sáp màu, màu nước, đất nặn, lá cây, cỏ, hạt đỗ, Nguyên vật liệu thì tôi luôn để ở trạng thái mở giúp trẻ dễ lấy để sử 8
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_tham_my_cho_tre_3_4_tuoi_th.doc