SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình phù hợp với bối cảnh địa phương tại Trường Mầm non xã Hữu Hòa
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 3 tuổi, đây là giai đoạn đầu tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp (kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé dán…còn vụng). Vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít, trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Đặc biệt trong tình hình thực tế hiện nay do diễn biến phức tạp của dịch Covid- 19 trẻ chưa được tới trường, trẻ hoạt động chủ yếu cùng người thân do vậy để trẻ tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được. Chính từ các hoạt động đó sẽ giúp trẻ phát triển tình cảm thẩm mỹ. Tuổi mầm non trẻ ham thích được hoạt động tạo hình nhất là việc sử dụng bút màu, bút lông, màu nước dùng giấy để xé, vò, gấp… theo ý của trẻ để tạo ra một sản phẩm mà trẻ thích, dùng đất để nặn thành các đồ vật, con vật mà trẻ yêu thích…Các sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ đặt tên, gọi tên, chơi với nó. Từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp đây là yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình phù hợp với bối cảnh địa phương”. Bước đầu tìm hiểu thực trạng của hoạt động tạo hình và áp dụng các phương pháp trong việc dạy tạo hình để nâng cao chất lượng dạy trong hoạt động tạo hình ở trẻ mẫu giáo. Từ đó vận dụng những kiến thức có sẵn và qua học hỏi đề nghiên cứu và áp dụng phương pháp vào môn tạo hình nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh phù hợp với mục đích giáo dục và trình độ nhận thức của trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình phù hợp với bối cảnh địa phương tại Trường Mầm non xã Hữu Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình phù hợp với bối cảnh địa phương tại Trường Mầm non xã Hữu Hòa
MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...............................................................................3 I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT KINH NGHIỆM ...........................................................3 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ......................................................................................3 1. Thuận lợi .............................................................................................................4 2. Khó khăn .............................................................................................................4 III. CÁC BIỆN PHÁP .................................................................................................5 1. Tự bồi dưỡng, tham gia bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện đổi mới nội dung hình thức sinh hoạt chuyên môn khối mẫu giáo bé. ...........5 2. Cung cấp hiểu biết, tạo cảm xúc về cái đẹp thông qua việc trang trí môi trường trong và ngoài lớp học.............................................................................................6 3. Dạy trẻ làm tranh, đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải..................9 4. Ứng dụng CNTT nhằm xây dựng video sinh động vào hoạt dộng tạo hình hấp dẫn phù hợp để giáo dục trẻ tại nhà.......................................................................10 5. Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh: .......................................................13 IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN ...................................................................................14 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..........................................................15 1. Kết luận: ................................................................................................................15 PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................16 2 triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình phù hợp với bối cảnh địa phương” * Mục đích nghiên cứu: Bước đầu tìm hiểu thực trạng của hoạt động tạo hình và áp dụng các phương pháp trong việc dạy tạo hình để nâng cao chất lượng dạy trong hoạt động tạo hình ở trẻ mẫu giáo. Từ đó vận dụng những kiến thức có sẵn và qua học hỏi đề nghiên cứu và áp dụng phương pháp vào môn tạo hình nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh phù hợp với mục đích giáo dục và trình độ nhận thức của trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi. * Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu: Năm học 2021- 2022 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi trong trường mầm non. Cụ thể là trẻ 3- 4 tuổi của lớp mẫu giáo bé C4 trường mầm non Hữu Hòa. * Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. + Phương pháp điều tra + Phương pháp trực quan + Phương pháp quan sát + Phương pháp thống kê + Phương pháp khảo sát + Phương pháp đánh giá kết quả * Bảng tổng hợp đánh giá thực trạng về phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình: Trẻ đầu năm Nội dung Trẻ đạt/Tỉ lệ Trẻ chưa đạt/ Tỉ lệ Trẻ hứng thú 10/ 35% 19/ 65% Trẻ tạo ra sản phẩm 12/ 41% 17/ 59% Trẻ nói được tên 09/ 31% 20/ 69% sản phẩm của mình 4 kỹ năng tổ chức hoạt động tạo hình thì không phải giáo viên nào cũng làm tốt đặc biệt đối tượng là trẻ mẫu giáo bé. Năm học 2021 – 2022, tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé với tổng số học sinh là 29 trẻ: 14 trẻ trai, 15 trẻ gái trong đó trên 1/2 tổng số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ. Năm học có sự tác động, ảnh hưởng lớn của dịch Covid -19. Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi Được sự quan tâm của phòng giáo dục, ban giám hiệu nhà trường, giáo viên được tập huấn, kiến tập các lớp, các giờ hoạt động chuyên đề tạo hình. Năm học 2021 - 2022 là năm học thực hiện các chuyên đề về phát triển nhận thức, ngôn ngữ, và đặc biệt là phát triển thẩm mỹ phù hợp với bối cảnh địa phương. Tháng 8/2021, Bộ giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn cho giáo viên các trường mầm non rất nhiều chuyên đề trong đó có chuyên đề: “Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thẩm mỹ phù hợp với bối cảnh địa phương.” Ban giám hiệu quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non. Lớp học khang trang, phòng học sạch sẽ, được đầu tư trang bị các thiết bị hiện đại năm 2020 – 2021 nhà trường được công nhận chuẩn lại là trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Bản thân là tổ trưởng chuyên môn khối mẫu giáo bé có nhiều kinh nghiệm. Đồng nghiệp cùng phụ trách lớp là những giáo viên dạy giỏi, nhiệt tình trong công việc. Nắm vững phương pháp, kỹ năng tổ chức hoạt động tạo hình, nhiệt tình làm đồ chơi sáng tạo, được tham gia bồi dưỡng chuyên đề tạo hình do phòng giáo dục huyện tổ chức. Phụ huynh rất quan tâm tới trẻ, thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình của trẻ, nhiệt tình tham gia ủng hộ lớp và trường trong các đợt vận động tuyên truyền. 2. Khó khăn * Về phía giáo viên Do tình hình dịch bệnh Covid -19 kéo dài trẻ chưa được tới trường giáo viên phải thay đổi cách hoạt động để giao lưu kết nối với trẻ. Quá trình hoạt động của cô và trẻ phải chờ đợi vào sự tương tác của phụ huynh, không giao lưu được trực tiếp mà chỉ giao lưu trực tuyến. Mạng internet không ổn định do vậy lời cô truyền đạt tới trẻ, tới phụ huynh còn nhiều hạn chế. Khi trẻ tới trường thì 6 Ảnh minh họa 1.2: Tổ chức tập huấn chuyên đề hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thẩm mỹ phù hợp với bối cảnh địa phương. * Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn khối mẫu giáo bé. Đổi mới nội dung hình thức sinh hoạt chuyên môn, tạo cơ hội cho đội ngũ giáo viên trong khối được làm quen với ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phối kết hợp với phụ huynh chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ phòng chống dịch Covid-19 tại nhà. Nâng cao tay nghề, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo ở mỗi giáo viên sao cho phù hợp với trẻ mầm non và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, tạo môi trường làm việc dân chủ, thân thiện, văn hóa ứng xử trong khối mẫu giáo bé, trong nhà trường. Là tổ trưởng chuyên môn khối mẫu giáo bé tôi luôn luôn gương mẫu, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nắm bắt nhanh tình hình trong tổ, luôn bao quát mọi việc, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn cùng đồng nghiệp, linh hoạt sáng tạo, mạnh dạn đề xuất những vấn đề liên quan đến khối, tổ chức duy trì đoàn kết nội bộ. Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch chuyên môn của khối cụ thể, rõ ràng, nêu rõ phương phướng nhiệm vụ chỉ tiêu cần đạt các mặt, đề ra biện pháp cụ thể thực hiện. Thống nhất nền nếp sinh hoạt tổ và quy định chung của tổ, tham dự các buổi sinh hoạt của tổ hàng tháng theo định kỳ đóng góp ý kiến, chỉ đạo nội dung cho kế hoạch tháng tiếp theo, thiết kế video bài giảng, lấy ý kiến của BGH, của tổ chuyên môn và dự các hoạt động chung theo bài giảng đã thiết kế để chỉnh sửa cho hoàn thiện. Phụ lục II: Kế hoạch thực hiện đổi mới hình thức, nội dung SHCM * Kết quả: Tôi đã được tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng rất nhiều chuyên đề do sở giáo dục, phòng giáo dục đào tạo, trường tổ chức. Đồng thời tôi kết hợp với ban giám hiệu nhà trường xây dựng nội dung, hình thức tập huấn hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thẩm mỹ phù hợp với bối cảnh địa phương, giúp cho giáo viên trong trường hiểu sâu, sát hơn về chuyên đề. Nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn linh hoạt giúp giáo viên trong khối tự tin chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi kinh nghiệm nhiều từ đồng nghiệp. Ảnh minh họa 1.3: Sinh hoạt chuyên môn qua zoom Ảnh minh họa 1.4: Sinh hoạt chuyên môn trực tiếp 2. Cung cấp hiểu biết, tạo cảm xúc về cái đẹp thông qua việc trang trí môi trường trong và ngoài lớp học. Môi trường có một tầm quan trong vô cùng to lớn với trẻ mầm non, môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn - hạnh phúc không những cho các con một sức khỏe tốt mà còn hình thành lên nhiều cảm xúc nghệ thuật cho trẻ. Việc tạo
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_tham_my_cho_tre_3_4_tuoi_th.doc