SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

Tuổi mầm non trẻ ham thích được hoạt động tạo hình nhất là việc sử dụng bút màu tạo thành sản phẩm theo ý của trẻ, bút lông sử dụng màu nước dùng giấy để xé, vò… theo ý của trẻ đẻ tạo ra 1 sản phẩm mà trẻ thích, dùng đất để nặn thành các đồ vật, con vật mà trẻ yêu thích…chính từ các sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ đặt tên gọi ,và tưởng tượng ra những gì trẻ thích, từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp đây là yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện cho trẻ . Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình”.
doc 14 trang lethu 08/05/2024 1240
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
 đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó 
được. Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ.
* Cơ sở thực tiễn:
 Tuổi mầm non trẻ ham thích được hoạt động tạo hình nhất là việc sử dụng bút màu 
tạo thành sản phẩm theo ý của trẻ, bút lông sử dụng màu nước dùng giấy để xé, vò 
theo ý của trẻ đẻ tạo ra 1 sản phẩm mà trẻ thích, dùng đất để nặn thành các đồ vật, con 
vật mà trẻ yêu thíchchính từ các sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ đặt tên gọi ,và tưởng tượng 
ra những gì trẻ thích, từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp đây 
là yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện cho trẻ . Đó là lý do tôi chọn đề tài “ 
Một ssố biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình”
 II- Thực trạng những vấn đề tồn tại trong quá trình thực hiện tổ chức dạy trẻ hoạt 
động tạo hình ở trẻ 3 tuổi.
* Những điểm yếu và tồn tại
1.Về phía giáo viên:
Quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, cô chưa chú ý dạy kỹ năng tạo hình 
cho trẻ.
Khi triển khai thực hiện chương trình thí điểm giáo dục Mầm non mới giáo viên còn 
nặng nhiều về vấn đề xây dựng kế hoạch, phát triển nhận thức và ngôn ngữ, phát triển 
thẩm mỹ thường thiên về cảm thụ nghệ thuật âm nhạc, chưa chú ý phát triển nghệ 
thuật tạo hình ở trẻ.
Chưa có khả năng tạo cảm hứng cho trẻ khi học tạo hình.
Chưa biết tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ.
2.Về phía trẻ:
3/4 số trẻ trong lớp chưa qua nhà trẻ nên kỹ năng cầm bút, tô vẽ chưa có. Trẻ còn 
nhút nhát không tích cực hoạt động.
Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ phát âm chưa rõ, chưa diễn tả được ý hiểu của mình 
đối với người khác.
 Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai + Các góc hoạt động như góc gia đình tôi đặc biệt là “ Tổ ấm 3A1” trong đó có hình 
ảnh Mẹ và bé mặc tạp dề nấu cơm, có đồ dùng dụng cụ chế biến. Hay góc xây dựng 
tôi lấy tên: Kiến trúc sư tí hon, công trình mơ ướccó hình ảnh các bé hoặc các con 
vật đang chuyển các vật liệu xây dựng, đang làm các bác thợ xây dựng từ các hình ảnh 
ngộ nghĩnh ở phía trên mảng tường. Còn phía mảng tường tôi thường làm bằng nhựa 
trong hoặc thảm gai trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vào làm 
tranh trang trí cho góc đó.
Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển chủ điểm ta cần 
thay đổi nội dung chủ điểm mới. Tôi đã cùng trẻ thảo luận và đặt tên cho chủ điểm 
mới và tên của góc chơi của mình. Nội dung của các góc tôi giới thiệu cho trẻ về các 
sản phẩm bằng các ngôn ngữ nghệ thuật để tích luỹ cho trẻ có vốn hiểu biết về nghệ 
thuật và say mê nghệ thuật. Từ đó kích thích lòng ham muốn thích tham gia tạo sản 
phẩm nghệ thuật để có sản phẩm trang trí lớp học của mình.
VD: ở mảng hoạt động tạo hình :
Tôi giới thiệu đây là ngôi nhà nghệ thuật của chúng mình. Chúng mình hãy cùng chọn 
một cái tên thật hay để đặt cho nó nhé. Nào ai có ý kiến cô gợi ý các tên như sau: Hoạ 
sĩ nhí, bé khéo tay, bé làm hoạ sĩ, hoạ sĩ tí honCho trẻ thảo luận và lựa chọn nếu trẻ 
nào nghĩ được tên khác hay hơn cô có thể chọn làm tên góc hoạt động.
Bây giờ ngôi nhà này đã có tên rồi: cô giới thiệu với chúng mình đây là hình ảnh hai 
bạn gấu đang tập vẽ tranh, bạn thỏ đang nặntranh này do cô tự làm lấy chúng mình 
thấy có gì đẹp không? Còn đây là bức tranh vẽ về ngôi nhà mơ ước của bạn Tuấn năm 
trước học ở đây, còn đây là tranh dán hình ngôi nhà của bạn Thuỳ Linh, còn đây là 
con Gà, con Vịt, quả CamBây giờ cô muốn mỗi bạn hãy làm thật nhiều những sản 
phẩm để trang trí cho ngôi nhà của chúng mình đẹp hơn nhé. Cô muốn trong lớp mình 
ai cũng có sản phẩm được trang trí lên từng ngôi nhà nhỏ của chúng mình để cô thay 
các tranh vẽ của các bạn cũ, chúng mình có đồng ý không? 
Từ lời gợi mở như vậy đã kích thích trẻ tạo ra sản phẩm mới.
 Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Sau đó cho trẻ kể về bức tranh đó cuối cùng cô khái quát về một số đặc điểm chung cơ 
bản của một số loại hoa đó và chất liệu cô đã sử dụng để làm.
Với những nhóm trẻ chưa thể hiện được cô có thể hướng dẫn trẻ 1 cách tỉ mỉ hơn về 
cách ( Vẽ, xé, chấm màu) hoặc cô kết hợp làm chung với trẻ về bức tranh đó kết 
hợp với lời động viên khuyến khích giúp trẻ có tâm thế hơn.
Như vậy với đề tài về “ hoa” khi giáo viên tiến hành cho trẻ thực hiện theo nhiều hình 
thức khác nhau sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoả mái, không gò bó, chán nản giúp trẻ sẽ 
tích cực hoạt động sâu hơn trong góc chơi từ đó đối tượng cô định cung cấp hoặc củng 
cố cho trẻ sẽ dần dần được hình thành trong tâm trí của trẻ. Từ đó sẽ giúp trẻ phát 
triển khả năng, kỹ năng về tạo hình. Không những chỉ có góc tạo hình mới phát huy 
khả năng tạo hình của trẻ mà ở các góc chơi khác giáo viên cũng có thể rèn luyện kỹ 
năng về tạo hình cho trẻ. Cụ thể:
+ Góc học tập:
Trong góc học tập luôn có nội dung cung cấp cho trẻ cung cấp về toán và môi trường 
xung quanh thông qua các môn học đó giáo viên thiết kế lựa chọn các trò chơi, nội 
dung để củng cố cung cấp cho trẻ. Từ đó giáo viên có thể lồng ghép rèn luyện kỹ năng 
tạo hình cho trẻ.
VD: Với nội dung toán: “ Tô màu theo yêu cầu của cô” thì giáo viên kết hợp rèn luyện 
cho trẻ kỹ năng cầm bút và kỹ năng tô màu.
VD: Với nội dung môi trường xung quanh: Cô cho trẻ được cắt dán tranh ảnh, đồ 
dùng, con vật theo chủ đề tiến hành, cô kết hợp rèn luyện kỹ năng cầm kéo, cắt và 
phết hồ cho trẻ.
+ Góc sách: Là một góc yên tĩnh nhất, khi vào góc sách trẻ được xem các loại sách, tô 
vẽ, làm tranh chuyện, kể chuyện sáng tạo cùng cô kể về các đồ dùng có liên quan tới 
chủ đề đang thực hiện thì giáo viên củng có thể nhẹ nhàng đưa kiến thức, kỹ năng 
hoạt động tạo hình rèn thêm cho trẻ.
 Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Từ việc tạo môi trường thẩm mỹ xung quanh lớp để gây ấn tượng, kích thích lòng 
ham muốn ở trẻ tạo ra sản phẩm để được trưng bày trang trí trong lớp. Để phát huy 
tính tích cực hoạt động ở trẻ, một trong những phương pháp của quá trình đổi mới là 
lấy trẻ làm trung tâm, trẻ phải được hoạt động và sản phẩm của trẻ phải đa dạng, 
phong phú, sáng tạo.
Để giúp trẻ làm được sản phẩm vấn đề đặt ra là cần dạy trẻ 1 số kỹ năng cơ bản tạo 
hình. Vì vậy tôi đã tiến hành dạy trẻ 1 số kỹ năng tạo hình cơ bản sau:
+ Kỹ năng cầm bút tạo ra các đường nét nghệ thuật:
Đây là thao tác tương đối khó khăn đối với trẻ 3 tuổi vì vậy khi dạy trẻ tôi tiến hành 
dạy trẻ các thao tác từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, các hoạt động đó được 
liên tục thực hiện tạo thành kỹ năng .
VD: Đầu tiên tôi cho trẻ cầm bút di màu theo ý thích của trẻ. Sau đó di màu các hình 
ảnh to rõ nét, ít chi tiết. Khi trẻ đã cầm bút khá thành thạo tôi cho trẻ tập vẽ nét cơ bản 
như: Nét vẽ cuộn len, vẽ mưa rơi ( nét xiên, vẽ nét thẳng, vẽ nét ngang)
Khi trẻ đã cầm bút thành thạo tôi hướng dẫn cho trẻ tập vẽ các bức tranh sáng tạo theo 
ý thích của trẻ. ở giai đoạn này chưa đòi hỏi trẻ phải tạo được bức tranh hoàn chỉnh 
mà chỉ yêu cầu trẻ tưởng tượng và đặt tên cho bức tranh của mình là được.
+ Cho trẻ làm quen với bút lông, màu nước:
Sau khi trẻ cầm bút chì vẽ khá thành thạo, tôi thực hiện mức độ cao hơn là cho trẻ làm 
quen với bút lông, màu nước. ở trẻ 3 tuổi việc sử dụng màu nước là rất khó, xong thực 
tế tiếp xúc với trẻ tôi thấy việc cho trẻ sử dụng màu nước trẻ rất hứng thú. Khi làm tôi 
tổ chức như sau:
- Bước 1: Chọn và sử dụng màu không có keo, chỉ dùng màu bột pha nước ( đặc tính 
của màu này là màu sắc đẹp nhưng dễ rửa, không mất vệ sinh). Để gây hứng thú cho 
trẻ hoạt động tôi cho trẻ in bàn tay, bàn chân ( ở chủ điểm bản thân). Từ những bàn 
tay, bàn chân nhỏ nhắn của bé được in bằng các màu khác nhau đem trang trí lên 
tường làm bé rất thích thú, luôn luôn đòi cô cho tập làm hoạ sĩ.
 Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Trong giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ nhặt các loại lá ở sân trường, cô chuẩn bị 1 
ít lá xanh các loại để vào giờ hoạt động tạo hình hoặc hoạt động góc hướng cho trẻ 
làm.
VD: Chủ đề bản thân cho trẻ làm nhà tạo mẫu làm ra các trang phục ngộ nghĩnh bằng 
lá cây ( chủ yếu là lá vàng và lá khô). Dạy trẻ tự xé hoặc sắp xếp những chiếc lá thành 
bộ sưu tập thời trang giành cho trẻ.
Chủ đề phương tiện giao thông: dạy trẻ làm những chiéc tàu, thuyền buồm
Chủ đề thế giới động vật:
 Cái bồng bèo tây làm con gà, cái đuôi là lá bèo, chân gà là 2 cái tăm cắm vào hay cái 
bồng dài làm con chó. Lá chuối làm con mèo. Lá dừa làm chong chóng, con châu 
chấu, bẹ bắp ngô lá chuối khô làm búp bê
Hay tận dụng giấy gói quà sinh nhật và những hạt sỏi hoặc cắt xốp ra cho trẻ gói kẹo ( 
sản phẩm này trẻ vừa làm đồ chơi ở góc bán hàng, vừa làm đồ dùng học toán: so sánh 
kẹo to kẹo nhỏ, so sánh số lượng nhiều – ít, phân biệt kẹo màu xanh – màu đỏ – màu 
vàng ).
Tận dụng giấy báo cũ, giấy in phô tôcho trẻ vo giấy, mỗi trẻ một ít xếp chồng lên 
nhau có sự giúp đỡ của cô( dùng hồ gắn kết giấy vo lại để tạo thành hòn non bộ trang 
trí ở góc tạo hình rất đẹp).
Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ cô giúp trẻ đóng thành các quyển sách, sau đó cho 
trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào, mỗi trẻ cảm nhận cái đẹp riêng về quyển 
sách mình được cô giúp đỡ làm, từ đó có cảm hứng sáng tạo ra những câu chuyện kể 
cho cô và các bạn nghe. Cách làm này có tác dụng rất tích cực trong quán trình hình 
thành tình cảm thẩm mỹ và phát triển ngôn ngữ độc thoại của trẻ 3 tuổi.
Trong lớp tôi tạo ra mảng có tiêu đề: “ Bộ sưu tập của bé” ở đây mỗi trẻ có 1 ký hiệu 
riêng( Như ca cốc) mỗi ký hiệu đó có đính nhựa trong để gài sản phẩm. Đến mỗi chủ 
điểm tôi gợi ý và phát động thi đua giữa các bé. Sưu tầm và cắt các hình ảnh về chủ 
điểm cô sẽ lấy ra cùng cả lớp kiểm tra xem ai sưu tầm được nhiều hình ảnh đẹp nhất. 
 Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_tham_my_cho_tre_3_tuoi_thon.doc