SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non

Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động nghệ thuật. Hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thẩm mỹ của trẻ. Hoạt động này giúp trẻ có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển cảm giác, tri giác thẩm mỹ, giúp trẻ nhận ra màu sắc, hình dạng, đường nét, tỷ lệ,sự sắp xếp trong không gian…nhận thấy được cái đặc trưng và nét đẹp trong sự vật, hiện tượng mà trẻ miêu tả, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp, là yếu tố góp phần giúp trẻ phát triển nhân cách theo yêu cầu giáo dục toàn diện. Trong các lứa tuổi của trẻ mẫu giáo, lứa tuổi mẫu giáo bé được coi là quan trọng nhất, lứa tuổi thuận lợi nhất để tạo tiền đề và phát triển khả năng thẩm mỹ đầu tiên của trẻ đặc biệt là thông qua hoạt động tạo hình.. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non”.
docx 12 trang lethu 08/05/2024 1150
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non
 các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ.
* Cơ sở thực tiễn:
 Tuổi mầm non trẻ ham thích được tham gia vào hoạt động tạo hình nhất là 
việc sử dụng bút màu tạo thành sản phẩm theo ý của trẻ, bút lông sử dụng màu 
nước, dùng giấy để xé, vò theo ý của trẻ để tạo ra những sản phẩm mà trẻ 
thích, dùng đất để nặn thành các đồ vật, con vật mà trẻ yêu thíchchính từ các 
sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ đặt tên gọi ,và tưởng tượng ra những gì trẻ thích, từ đó 
làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp đây là yếu tố cần thiết góp 
phần phát triển toàn diện cho trẻ .
2. Thực trạng những vấn đề tồn tại trong quá trình thực hiện tổ chức dạy trẻ 
hoạt động tạo hình ở trẻ Mẫu giáo bé
2.1. Thuận lợi
- Bản thân tôi được giảng dạy trong môi trường tương đối đầy đủ về cơ sở vật 
chất về môi trường, đồ dùng học tập, phụ huynh quan tâm và kết hợp chặt chẽ 
với nhà trường, giáo viên.
- Được sự chỉ đạo sát sao của tổ chuyên môn, với lòng nhiệt tình yêu trẻ được 
hàng ngày tiếp xúc cùng trẻ, thảo luận, trò chuyện, tôi đã rút ra nhiều kinh 
nghiệm cho bản thân.
- Lớp có 2 cô, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn đều có kinh nghiệm chăm sóc, 
giáo dục trẻ. Cả hai cô đều nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có khả năng sáng tạo, 
tổ chức nhiều hình thức trò chơi phong phú, thường xuyên thay đổi các hình 
thức dạy linh hoạt, hấp dẫn mới lạ đối với trẻ.
- Giáo viên ở lớp phối kết hợp và thống nhất phương pháp, biện pháp dạy trẻ.
- Nhà trường đã có các lớp cung ứng dịch vụ nên có điều kiện thuận lợi trong 
chăm sóc các trẻ nói chung và các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, đặc biệt 
là hoạt động tạo hình
2.1. Khó khăn
 Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ phát âm chưa rõ, chưa diễn tả được ý 
hiểu của mình đối với người khác.
 Quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, nhiều khi cô chưa thực sự 
chú ý rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ hay khả năng tạo cảm hứng cho trẻ khi học tạo 
hình, tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ còn hạn 
chế.
3. Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua 
hoạt động tạo hình.
 Qua quá trình thực hiện, chúng tôi đưa ra một số biện pháp sau:
3.1. Xây dựng môi trường trong lớp học và ngoài lớp học tốt để qua đó
 2 / 10 VD: Giấy màu, tranh ảnh cũ, báo tạp chí sáp màu, màu nước, đất nặn, vải vụn, 
len sợi, lá cây, cỏ hạt dưa, vỏ trứng
 Nguyên vật liệu thì giáo viên luôn để ở trạng thái mở giúp trẻ dễ lấy để sử 
dụng khi vào hoạt động. 
+ Góc tạo hình:
 Khi làm những bức tranh, loại hoa, dán trang phục cho bạn... kết hợp vừa làm 
vừa giới thiệu. Sau đó cô yêu cầu trẻ kể lại những đặc điểm chung của nó, 
nguyên liệu sử dụng để làm. Những trẻ chậm hay chưa làm được, cô hướng dẫn 
tỉ mỉ về cách làm (xé, vẽ, chấm, tô màu..) kết hợp với động viên khuyến khích 
trẻ.
 Như vậy” khi giáo viên tiến hành cho trẻ thực hiện theo nhiều hình thức 
khác nhau sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoả mái, không gò bó, chán nản giúp trẻ sẽ 
tích cực hoạt động sâu hơn trong góc chơi từ đó đối tượng cô định cung cấp 
hoặc củng cố cho trẻ sẽ dần dần được hình thành trong tâm trí của trẻ. Từ đó sẽ 
giúp trẻ phát triển khả năng, kỹ năng về tạo hình. Không những chỉ có góc tạo 
hình mới phát huy khả năng tạo hình của trẻ mà ở các góc chơi khác giáo viên 
cũng có thể rèn luyện kỹ năng về tạo hình cho trẻ.
+ Góc học tập:
Góc học tập là góc hoạt động mà qua đó trẻ có thể củng cố lại kiến thức mà trẻ đã 
lĩnh hội qua các giờ hoạt động chung, Mặt khác, ở góc chơi này trẻ có
 4 / 10 hành cần kiến nhẫn, từ từ và khéo léo. Dạy trẻ từ những thao tác từ dễ đến khó, 
dần dần sẽ hình thành các kỹ năng, kỹ xảo ở trẻ. Chẳng hạn lúc đầu, tập cho 
trẻ cách cầm bút, vẽ theo ý thích rồi dần đến dạy những nét cơ bản...
 Khi trẻ đã cầm bút thành thạo thì hướng dẫn cho trẻ tập vẽ các bức tranh sáng 
tạo theo ý thích của trẻ. ở giai đoạn này chưa đòi hỏi trẻ phải tạo được bức tranh 
hoàn chỉnh mà chỉ yêu cầu trẻ tưởng tượng và đặt tên cho bức tranh của mình là 
được.
+ Cho trẻ làm quen với bút lông, màu nước:
 Sau khi trẻ cầm bút chì vẽ khá thành thạo, tôi thực hiện mức độ cao hơn là 
cho trẻ làm quen với bút lông, màu nước. ở trẻ 3 tuổi việc sử dụng màu nước là 
rất khó, xong thực tế tiếp xúc với trẻ tôi thấy việc cho trẻ sử dụng màu nước trẻ 
rất hứng thú. Khi làm tôi tổ chức như sau:
 Bước 1: Chọn và sử dụng màu sắc của màu nước đẹp nổi bật. Để gây hứng thú 
cho trẻ hoạt động tôi cho trẻ hoạt động ngoài trời không gian thoáng đãng mát mẻ , 
bước đầu cho trẻ chơi với màu , in bàn tay bàn chân, in đồ chơi, vẽ những hình thù 
đơn giản như ông mặt trời, cỏ cây
 Bước 2: Tôi cho trẻ dùng bút lông vẩy màu hoặc phết màu. yêu cầu kỹ năng 
trẻ làm: cầm bút chấm vào màu, gạt nhẹ vào mép hộp để màu không vung vãi 
lung tung. Sau đó để cách mặt tờ giấy đến bút 1 khoảng cách từ 25 – 30 cm vẩy 
nhẹ theo ý của trẻ, có thể đan xen các màu bằng các bút khác nhau. ở kỹ năng 
này cô dạy trẻ có thói quen dùng bút nào màu ấy để tạo bức tranh có màu sắc 
đẹp. Dùng các nguyên vật liệu chấm màu tạo ra sản phẩm: Dùng bánh mỳ để vẽ 
tán lá cây, dùng bông tăm để chấm hoa nhí, dùng chổi quét sơn cỡ nhỏ để phẩy 
cỏ cây, dùng bông để vẽ mây 
+ Dạy trẻ kỹ năng nặn, xé, dán: Đối với trẻ 3 tuổi vận động tinh của trẻ phát triển 
ở mức độ thấp. Vì vậy cần rèn luyện cho trẻ 1 số kỹ năng cơ bản sử dụng đất để 
tạo ra sản phẩm. Giống như kỹ năng trên, chúng tôi dạy trẻ từ tập xé đơn giản 
đến phức tạp, các thao tác xé khác nhau: xé thẳng, xé vụn, lân tay hình tròn...
Dạy trẻ kỹ năng phết hồ, đây là kỹ năng khó đối với trẻ 3 tuổi. Vì vậy khi
trẻ dán cô dạy trẻ kỹ năng đặt hình sắp xếp bố cục trước sau đó lật nên phết hồ ở 
phía sau của giấy. Làm như vậy trẻ dễ thao tác và định hình được sản phẩm của 
mình định làm ra nó.
Để dạy kỹ năng tạo hình, cần phải kiên nhẫn, tỉ mỉ dạy trẻ từng thao tác 1. Đây là 
những kỹ năng khó đặc biệt trong lứa tuổi mẫu giáo bé. Khi mọi thao tác với trẻ 
đều mới. Trong quá trình hướng dẫn cho trẻ cô phải nắm vững nguyên tắc hình 
thành kỹ năng , kỹ xảo : Đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và kết hợp 
với động viên khuyến khích cho trẻ. Cần phải cho trẻ làm nhiều lần cho thuần 
 6 / 10 bộ trang trí ở góc tạo hình rất đẹp).
Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ cô giúp trẻ đóng thành các quyển sách, sau đó 
cho trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào, mỗi trẻ cảm nhận cái đẹp riêng về 
quyển sách mình được cô giúp đỡ làm, từ đó có cảm hứng sáng tạo ra những câu 
chuyện kể cho cô và các bạn nghe. Cách làm này có tác dụng rất tích cực trong 
quán trình hình thành tình cảm thẩm mỹ và phát triển ngôn ngữ độc thoại của trẻ 
3 tuổi.
Hay vỏ hạt dưa, giấy màu vụn, vỏ sò, tất cũ cho trẻ cùng trang trí hình ảnh cùng 
cô làm chủ điểm, hay cùng trẻ làm những con thú nhồi bông đáng yêu...
Như vậy, để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình thì giáo viên phải 
làm tốt công tác chuẩn bị, chuẩn bị từ tranh ảnh vật mẫu đến các nguyên vật liệu 
phù hợp và đủ với số lượng cho tất cả mọi trẻ đều được tham gia hoạt động. Có 
như vậy thì giờ hoạt động chung của cô mới đảm bảo, từ đó sẽ thu được kết quả 
cao hơn. Tận dụng và sáng tạo những thứ sẵn có, những vật liệu tưởng như bỏ đi 
nhưng lại luôn tạo hứng thú cho trẻ, giúp trẻ luôn động não suy nghĩ, tưởng 
tượng. Nó không chỉ phát triển khả năng thẩm mỹ ở trẻ, còn nâng cao tư duy 
ngôn ngữ trừu tượng, và rèn phẩm chất tiết kiệm và gọn gàng, sạch sẽ ở trẻ. 
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở trẻ
3.4. Công tác giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình thông qua việc 
kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, lớp học với phụ huynh
Để nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ và để có sự giáo dục đồng bộ giữa gia 
đình và nhà trường để giải quyết những khó khăn trong học tập. Để phụ huynh 
hiểu thêm về hoạt động tạo hình giáo viên có thể tổ chức một số hoạt động tạo 
hình ngoại khoá ngoài trời có mời phụ huynh tham gia để giúp phụ huynh có 
nhận thức sâu sắc hơn về hoạt động này đồng thời giáo viên thường xuyên gặp gỡ 
trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động tạo hình trong tr
ường mầm non nói chung và đổi mới trẻ 3 tuổi nói riêng. Hoạt động tạo hình 
không chỉ giúp trẻ khả năng thẩm mỹ, biết nhìn nhận cái đẹp và đánh giá cái đẹp 
mà còn giúp trẻ rèn luyện đôi bàn tay khéo léo, vững chắc, linh hoạt hơn tạo tiền 
đề cho các độ tuổi khác nhau.
 Bên cạnh đó trước khi tiến hành các đề tài tạo hình tôi thường xuyên trao đổi, 
thông báo với phụ huynh về các đề tài để phụ huynh có thể trò chuyện với trẻ ở 
tại gia đình về các đề tài đó, từ đó giúp trẻ hiểu trước, hiểu sâu hơn , có cảm 
xúc về đề tài từ đó trẻ sẽ hứng thú hoạt động khi cô đưa đề tài đó ra.
 Thông báo với phụ huynh, nhờ họ giữ lại những vật liệu mà nhà không còn sử 
dụng nhưng có thể sử dụng trong lớp học để phụ huynh giữ lại, mang đến lớp để 
giúp cho các tiết học phong phú hơn, lại tiết kiệm được chi phí. 
 8 / 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_tham_my_cho_tre_3_tuoi_thon.docx