SKKN Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Kim Long

Phát triển vận động là một vế có tầm quan trọng vô cùng, giúp trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn, tự tin, vững vàng trong từng bước đi, từng động tác bò, trườn, trèo, chạy, nhảy… nhằm hình thành, phát triển đầy đủ khả năng vận động của một con người. Bên cạnh đó còn rèn luyện sự dẻo dai, phát triển các cơ bắp, hệ thần kinh, lanh tay, lẹ mắt, và phán đoán trước được những khó khăn khi đi, chạy, trèo, leo qua chướng ngại vật…. Là giáo viên mầm non tôi nhận thấy bản thân mình có vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ, giáo viên phải có phương pháp như thế nào để cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ theo từng giai đoạn cho phù hợp. Từ đó tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn áp dụng đề tài “Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non” nhằm giúp trẻ phát triển vận động đạt kết quả cao nhất.
docx 21 trang lethu 09/08/2024 890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Kim Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Kim Long

SKKN Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Kim Long
 3. Tác giả sáng kiến
 Họ và tên: Nguyễn Thị Hà
 Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Kim Long
 Số điện thoại: 096.510.4671
 Gmail: nguyenthiha.c0kimlongb@vinhphuc.edu.vn
 4. Chủ đầu tư sáng kiến
 Tôi Nguyễn Thị Hà chính là tác giả đã đầu tư sáng kiến với quỹ thời gian 
nghiên cứu; mua các tài liệu nghiên cứu, toàn bộ hồ sơ sổ sách, nguyên vật liệu 
để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các giờ học.
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi thông qua các tiết thể dục 
sáng, tiết học chính (hoạt động chung), các trò chơi,... lồng luồn vào một số hoạt 
động khác theo mục tiêu thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3-4 tuổi.
 Sáng kiến được áp dụng tại lớp 3-4 tuổi A1 ở trường mầm non Kim Long, 
có thể nhân rộng ra toàn khối và các lớp 3-4 tuổi tại 1 số trường mầm non trong 
Huyện
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng
 Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến “Một số biện pháp phát 
triển vận động cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non” được áp dụng lần đầu 
và được thử nghiệm từ tháng 02 năm 2018 và kết thúc vào ngày 20 tháng 02 
năm 2019. 
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến
 7.1. Về nội dung của sáng kiến
 * Cơ sở lí luận
 Sáng kiến “Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 3-4 tuổi trong 
trường mầm non” được nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn nhằm mục đích:
 Xác định rõ thực trạng phát triển vận động của trẻ 3-4 tuổi trường Mầm 
non Kim Long nói riêng và trẻ 3-4 tuổi tại một số trường mầm non trên toàn 
huyện nói chung.
 Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng để tìm hiểu nguyên nhân của 
thực trạng, làm cơ sở cần thiết để áp dụng thực nghiệm đề tài nghiên cứu. 
 Khi tiến hành nghiên cứu và ứng dụng trong giảng dạy tại lớp nhằm tìm 
ra những nguyên nhân các mặt tích cực và hạn chế của việc thực hiện chương 
trình dạy phát triển vận động của của bản thân, của giáo viên trong nhà trường, 
đồng thời tìm ra được các giải pháp khắc phục những tồn tại và hạn chế. 
 Giúp cho bản thân nhìn nhận đúng thực trạng để xây dựng kế hoạch phù 
hợp với tình hình của lớp, trẻ, cải tiến những tồn tại và phát huy những thành 
tựu đã đạt được trong thực hiện hiệu quả phát triển lĩnh vực phát triển thể chất 
trong chương trình giáo dục mầm non mới ở trường mầm non.
 2 Một số trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi độ 1 nên việc vận động gặp nhiều 
hạn chế.
 Có nhiều trẻ nhút nhát không tự tin khi thực hiện các bài tập vận động.
 Nhà trường chưa có phòng học thể chất riêng. Một số dụng cụ thể dục 
chưa phù hợp, chưa đầy đủ (thang thể dục, hố cát)
 c)Thực trạng
 * Về giáo viên
 Giáo viên chưa thực sự tìm hiểu trong việc thiết kế và sưu tầm các trò 
chơi mới lạ cho trẻ, đa số là sử dụng những trò chơi cũ, không mang lại hứng 
thú cho trẻ, do đó trẻ không tích cực và hứng thú tham gia hoạt động. 
 Một số giáo viên trong tổ nhận thức chưa linh hoạt và đúng đắn về việc 
giáo dục phát triển thể chất cho trẻ.
 Chưa biết tích hợp các nội dung giáo dục thể chất thông qua các hoạt 
động. Tổ chức các hoạt động còn cứng nhắc, máy móc và chưa tổ chức cho trẻ 
rèn luyện thường xuyên.
 Kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất còn rất hạn chế.
 Khối lượng công việc lớn, nên thời gian dành cho công tác phối hợp với 
cha mẹ trẻ, cộng đồng còn hạn chế.
 Trình độ chuyên môn, kĩ năng tuyên truyền của giáo viên không đồng đều 
làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác truyền thông. Nội dung công tác phối 
hợp còn sơ sài, đôi khi thiếu tính thực tế và không phù hợp và chưa được cập 
nhật thông tin kịp thời dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa thu hút được sự quan 
tâm của các bậc phụ huynh được nhiều
 * Về phụ huynh
 Nhận thức của phụ huynh về môn giáo dục thể chất không quan trọng mà 
chỉ là một môn phụ không cần quan tâm, bên cạnh đó thì một số phụ huynh lại 
nuông chiều, bao bọc con quá khiến trẻ trở nên thụ động và ít có khả năng tự 
phục vụ theo lứa tuổi.
 Một số phụ huynh chưa trao đổi và phối hợp tốt với giáo viên trong công 
tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
 * Về trẻ
 Trẻ chưa tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển thể chất.
 Một số trẻ nhút nhát chưa dám thực hiện một số vận động có sử dụng cụ 
thể dục.
 Số lượng học sinh trong lớp là nam nhiều hơn nữ vì vậy các cháu rất hiếu 
động cũng gây trở ngại trong các hoạt động.
 Một số trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi độ 1 nên việc vận động gặp nhiều 
hạn chế.
 Việc điều tra thực trạng là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết cho việc
 4 2 Đi, chạy 19 65 10 35
 3 Nhảy, bật 17 58 12 42
 4 Bò, trườn, trèo 15 51 14 49
 5 Tung, ném, bắt 15 51 14 49
 6 Chơi trò chơi vận động 20 68 9 32
 Qua khảo sát ban đầu tôi thấy tôi thấy trẻ đã biết tập các động tác theo nội
dung của các bài tập vận động. Tuy nhiên số lượng trẻ đạt ở các nội dung thấp 
còn một số hạn chế như sau:
 Trẻ chưa có thói quen tự giác tập thể dục, các động tác phát triển nhóm cơ 
và hô hấp trẻ tập chưa dứt khoát.
 Trẻ thực hiện các động tác đi, chạy chưa đúng kĩ năng mang tính chất trẻ 
tập theo ý của trẻ không làm theo hướng dẫn của cô giáo.
 Nhiều trẻ nhút nhát chưa thực hiện những bài tập nhảy, ngoài ra còn 
nhiều trẻ tập chưa đúng tư thế của bài tập.
 Đối với những bài tập Bò, trườn, trèo phần lớn trẻ chưa thực hiện đúng 
các tư thế .
 Với những bài tập có nội dung: Tung, ném, bắt trẻ chưa mạnh dạn thực 
hiện và tỷ lệ đạt chưa cao: có trẻ tung được nhưng không bắt được, trẻ ném chưa
trúng đích, hoặc tung, ném chưa đúng khoảng cách
 Trẻ chưa thường xuyên được chơi trò chơi vận động lên trẻ chơi chưa 
đúng cách chơi, luật chơi, nhiều trẻ nhút nhát chưa dám chơi.
 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
 Trước thực trạng đó, với trách nhiệm là một nhà giáo mầm non tôi nhận 
thấy cần phải có biện pháp để nâng cao chất lượng trong việc giáo dục phát triển 
thể chất cho trẻ là rất cần thiết và cấp bách . Tuy nhiên qua nghiên cứu tôi thấy 
có rất nhiều biện pháp để giáo dục phát triển thể chất cho trẻ sau đây tôi xin đưa 
ra một số biện pháp mà bản thân đã áp dụng có hiệu quả:
 Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu để nắm vững phương pháp tổ chức 
các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ 3-4 tuổi.
 Bác Hồ của chúng ta đã nói “Học, học nữa, học mãi” thật vậy bản thân là 
một giáo viên trực tiếp đứng lớp muốn có chất lượng giáo dục thực chất như 
mong đợi ở chương trình giáo dục mầm non hiện nay thì đòi hỏi người giáo viên 
mầm non phải có tâm, yêu nghề mến trẻ và ham học hỏi để nâng cao năng lực 
chuyên môn nghiệp vụ của mình.
 Cho nên tôi nghĩ mình là giáo viên đã có thời gian dài công tác trong 
ngành, hàng năm vẫn có những thay đổi về hình thức cũng như về phương pháp 
tổ chức các hoạt động. Với nhưng phương pháp dạy cũ cũng không sai nhưng 
 6 cho trẻ em nhiều cơ hội để thực hiện các hoạt động phát triển vận động phù hợp 
“Chỉ khi ở trong một môi trường thuận lợi đứa trẻ mới có cơ hội phát triển đầy 
đủ và bộc lộ những tính cách tiềm ẩn của mình” (M.Montessori). Môi trường 
kích thích nhu cầu trải nghiệm và thử thách khả năng vận động của trẻ.
 Làm thế nào giáo viên có thể tạo ra môi trường kích thích trẻ tích cực vận 
động hiệu quả?
 Ngay từ đầu năm học tôi đã sắp xếp môi trường lớp theo một định hướng 
cụ thể: Xây dựng các góc hoạt động phù hợp với chủ đề, sắp xếp bố trí các góc 
khoa học dưới dạng mở. Do đặc điểm lớp tôi có nhiều phòng nhỏ và có hành 
lang phía trước lớp rộng, tôi đã xây dựng góc vận động ở vị trí trước cửa lớp để 
thuận tiện cho trẻ sử dụng và dễ dàng tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh.
 Các giá để đồ dùng cho trẻ vận động đều được sắp xếp hợp lý, có ký hiệu 
và quy định rõ ràng cho trẻ dễ lấy, cất. Đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ 
học thể dục, hoạt động ngoài trời, trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với 
vận động mà giáo viên yêu cầu. Những đồ dùng vận động to, cồng kềnh như: cột 
bóng rổ, các loại tạ tay, cột ném vòng, đích đứng, bục liên hoàn... được tôi sắp 
xếp riêng ở một góc để đảm bảo an toàn cho trẻ. Những đồ dùng có chung tính 
năng được sắp xếp ở cùng giá với nhau: bộ đồ dùng phát triển cơ tay, bộ đồ 
dùng phát triển cơ chân, bộ đồ dùng tổ chức trò chơi vận động...
 + Xây dựng Góc vận động
 Tôi trang trí hình ảnh các bài tập vận động với đầy đủ các bước thực hiện 
xung quanh mảng tường, từ những hình ảnh đó trẻ có thể dễ dàng thực hiện 
đúng quy trình của bài tập mà không cần có giáo viên ở bên cạnh hướng dẫn. 
Như vậy trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ được bố mẹ đón và cho chơi ở 
sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng đã học cho bố mẹ 
xem. Khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ 
tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy 
được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự vận 
động của con mình, xem với vận động này, vận động kia con mình thực hiện 
được đến đâu, có thực hiện tốt bài tập không, có mạnh dạn tự tin khi trèo thang 
hay đi trên cầu thăng bằng không
 8

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_van_dong_cho_tre_3_4_tuoi_t.docx