SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh để chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non An Thủy
Trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác động giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt. Trong việc tổ chức kết hợp các lực lượng giáo dục, gia đình có vai trò và tác động vô cùng quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động kết hợp. Gia đình là nơi trẻ được sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Ảnh hưởng giáo dục của gia đình đến với trẻ là đầu tiên và sớm nhất. Giáo dục con cái trong gia đình không phải chỉ là việc riêng tư của bố mẹ, mà còn là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người làm cha mẹ. Kết hợp giữa nhà trường và gia đình sẽ tạo ra môi trường thuận lợi và thống nhất về nội dung, phương pháp, cách tổ chức chăm sóc trẻ ở lớp cũng như ở nhà, tránh được sự trái ngược về cách thức tác động đến trẻ, nâng cao hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Để giúp đông đảo phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của vấn đề nhà trường và gia đình cùng chăm sóc, giáo dục trẻ em ở lứa tuổi Mầm non là cần thiết và để công tác phối kết hợp với phụ huynh đạt được hiệu quả, khoa học và điều quan trọng là để trẻ ngày càng có nhiều tiến bộ về tinh thần, nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử; đó chính điểm mới trong đề tài mà tôi chọn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh để chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non An Thủy
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP VỚI PHỤ HUYNH ĐỂ CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON” Họ và tên: Võ Thị Tuyết Trinh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường mầm non An Thủy Quảng Bình, tháng 5 năm 2020 2 * Điểm mới của đề tài. Trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác động giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt. Trong việc tổ chức kết hợp các lực lượng giáo dục, gia đình có vai trò và tác động vô cùng quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động kết hợp. Gia đình là nơi trẻ được sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Ảnh hưởng giáo dục của gia đình đến với trẻ là đầu tiên và sớm nhất. Giáo dục con cái trong gia đình không phải chỉ là việc riêng tư của bố mẹ, mà còn là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người làm cha mẹ. Kết hợp giữa nhà trường và gia đình sẽ tạo ra môi trường thuận lợi và thống nhất về nội dung, phương pháp, cách tổ chức chăm sóc trẻ ở lớp cũng như ở nhà, tránh được sự trái ngược về cách thức tác động đến trẻ, nâng cao hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Để giúp đông đảo phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của vấn đề nhà trường và gia đình cùng chăm sóc, giáo dục trẻ em ở lứa tuổi Mầm non là cần thiết và để công tác phối kết hợp với phụ huynh đạt được hiệu quả, khoa học và điều quan trọng là để trẻ ngày càng có nhiều tiến bộ về tinh thần, nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử; đó chính điểm mới trong đề tài mà tôi chọn. 1.2. Phạm vi áp dụng: Đề tài này do tôi trực tiếp nghiên cứu, được áp dụng trong lớp Mẫu giáo bé của tôi và mang lại kết quả cao. Đề tài này đã được nhân rộng trong khối Mẫu giáo và nhân rộng trong toàn trường, được các giáo viên trong trường đồng tình ủng hộ. 2. Phần nội dung 2.1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu: Bản thân là một giáo viên được nhà trường phân công phụ trách lớp Mẫu giáo 3 - 4 tuổi. Là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ. Để đạt được điều đó, trong quá trình thực hiện bản thân tôi nắm bắt tình hình thực tế và đã gặp những thuận lợi, khó khăn sau: 2.1.1. Thuận lợi: - Bản thân tôi được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, được trang bị một số về đồ dùng đồ chơi, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học như các tài liệu bồi dưỡng, sách tham khảo về công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường phù hợp với nội dung chương trình Giáo dục Mầm non mới giai đoạn hiện nay. Đây chính là yếu tố cơ bản quyết định nâng cao công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ. - Phong trào xã hội hóa giáo dục tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở địa phương. Các phương tiện thông tin truyền thông ngày càng phát triển nên thuận lợi cho việc tuyên truyền với các bậc phụ huynh 4 Sau đó, tôi nghĩ ngay đến việc duy trì và giữ vững số lượng trẻ đạt tỉ lệ chuyên cần hằng ngày, đây là yếu tố để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường. Muốn thực hiện tốt điều đó, ngay từ buổi đầu họp phụ huynh lớp, tôi nhắc nhở trao đổi với phụ huynh thường xuyên đưa con đi học đều, đưa đón con đúng giờ quy định của nhà trường để đảm bảo chất lượng học tập và vui chơi của trẻ, trao đổi thẳng thắn với phụ huynh rằng đó là một tiêu chí quan trọng để xét bé ngoan hàng tuần, xét danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ cho cả năm học. Không chỉ vậy hàng ngày vào giờ trả trẻ tôi thường động viên nhắc nhở trẻ đi học chuyên cần vào ngày tiếp theo. Trao đổi với phụ huynh về những việc trẻ đã làm được trong một ngày đến trường để phụ huynh thấy được sự trưởng thành của con mình khi đến lớp. Từ đó khuyến khích phụ huynh đưa trẻ đến đi học đều, đúng giờ. Thực hiện tốt biện pháp phối hợp với phụ huynh để huy động số lượng trẻ là thực hiện tốt công tác chủ nhiệm, đó là niềm vui của người giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Giải pháp 2: Phối hợp với phụ huynh để tăng trưởng cở sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong lớp. Ngay từ đầu năm học, tôi đã triển khai họp phụ huynh và lựa chọn những phụ huynh nhiệt tình, năng nổ, được toàn thể phụ huynh tín nhiệm để tham gia vào ban đại diện hội cha mẹ của lớp. Từ đó tôi phối hợp với ban đại diện hội cha mẹ học sinh lớp để tăng trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong lớp. Trước hết tôi cùng hội phụ huynh kiểm kê lại đồ dùng, đồ chơi và trang thiết bị phục vụ các hoạt động của trẻ trong năm học trước còn để lại. Sau đó tôi và hội phụ huynh lớp lập ra danh sách những đồ dùng, đồ chơi và trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học trong năm tới, gợi ý, định hướng cho phụ huynh những biện pháp cụ thể để cùng với giáo viên trong lớp bổ sung, làm mới thêm đồ dùng, trang thiết bị của lớp. Ví dụ: Tôi huy động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu sẵn có ở gia đình như chai nhựa, vỏ hộp sữa, bìa tạp chí, lon bia, tranh ảnh...và tham gia cùng cô giáo trang trí lớp học phù hợp với chủ đề; khuyến khích phụ huynh phụ giúp cô giáo thiết kế, làm thêm một số đồ dùng đồ chơi theo từng chủ đề để phục vụ cho viêc dạy và học của trẻ ở trên lớp. Ngoài ra, tôi còn huy động những phụ huynh nữ khéo tay ở trong lớp phụ cùng thêu ký hiệu lên khăn mặt và làm các ký hiệu trên đồ dùng cá nhân của trẻ. Nhờ đó, trong suốt năm học qua, lớp tôi luôn được tổ chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường khen ngợi về công tác trang trí môi trường trong và ngoài lớp học. Số lượng và chất lượng đồ dùng đồ choi được bổ sung và làm mới tăng nhanh về cả số lượng và chất lượng, trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động chơi và học ở trên lớp. 6 Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng để nhà trường phát huy tầm ảnh hưởng của mình đến với cộng đồng. Chất lượng nuôi dưỡng, giáo dục của nhà trường có đảm bảo, trẻ em có khoẻ mạnh và phát triển tốt thì vai trò của nhà trường mới được phụ huynh và cộng đồng thừa nhận. Vì vậy, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ phải là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong trường Mầm non. Để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trường Mầm non cần làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh. Với trẻ lớp tôi ở độ tuổi mẫu giáo bé nên cháu nào cũng ngây thơ, hồn nhiên, kĩ năng sống còn ít. Chính điều này đã thúc giục tôi gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về việc giúp trẻ có được các kĩ năng sống. Hàng ngày ngoài những hoạt động chủ đạo của trẻ ở trường Mầm non, tôi luôn dạy trẻ các kĩ năng sống như: Thói quen vệ sinh, thói quen lễ giáo, thói quen tự phục vụ, qua giờ đón và trả trẻ. Bên cạnh giáo dục trẻ, tôi luôn nhắc nhở khuyến khích phụ huynh dạy trẻ kĩ năng sống. Tôi tận tình trao đổi với phụ huynh về những việc trẻ đã làm được và chưa làm được để kết hợp với phụ huynh giúp trẻ phát triển tốt về nhân cách con người mới. Ngoài ra, tôi trực tiếp mời mỗi cùng phụ huynh tham dự ít nhất 2 tiết học/1 học kỳ (không bắt buộc phải có 100% phụ huynh tham gia một lần nhưng tối thiểu 1 học kì hoặc 1 chủ điểm mỗi phụ huynh được dự 1 lần) sau mỗi lần dự, hoặc 1 đợt dự giáo viên và phụ huynh sẽ giành một khoảng thời gian nhất định để cùng trao đổi, thống nhất, cùng có trách nhiệm bồi dưỡng thêm những kiến thức, kỹ năng trẻ còn hạn chế. Bên cạnh đó, tôi đặc biệt chú trọng việc xây dựng góc tuyên truyền của lớp học với nội dung tuyên truyền được thay đổi theo mùa, theo tháng; và hình thức phong phú, hấp dẫn, gây được sự chú ý để phụ huynh nắm bắt được nhiều thông tin mới. Ví dụ: - Tuyên truyền về một số bài học trong tháng: Làm quen với toán, thơ, chuyện, môi trường xung quanh... - Tuyên tuyền về chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho học sinh theo giai đoạn, theo mùa, một số thức ăn phù hợp giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm, đề phòng ngộ độc thức ăn, phòng chống các bệnh thường gặp ở trẻ, kết quả khám sức khoẻ và theo dõi biểu đồ định kỳ. - Tuyên truyền về các hoạt động của cô và cháu trong trường, lớp. - Trưng bày một số sản phẩm tạo hình cô và cháu tự làm như: vẽ, nặn, cắt, xé, dán.... Tôi còn nhắc nhở phụ huynh thường xuyên xem bảng: “Những điều cha mẹ cần biết” của lớp để kịp thời nắm bắt được thông tin, biết được cách nuôi dưỡng con theo khoa học. Sưu tầm sách báo, tài liệu hướng dẫn cách nuôi dạy con theo 8
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phoi_hop_voi_phu_huynh_de_cham_soc_nuo.doc