SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi tại nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid-19

Trong chương trình giáo dục mầm non nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ đề ra cho cả độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. Với mục tiêu "Trẻ có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân". Kỹ năng tự phục vụ bản thân bao gồm những kỹ năng trẻ có thể làm để tự phục vụ nhu cầu của bản thân mình như: tự lấy cơm, tự xúc ăn, tự lấy giường đi ngủ, tự lau miệng, đi vệ sinh, tự chuẩn bị quần áo, đồ dùng,..; tự thực hiện công việc cá nhân, tự giải quyết những vấn đề nhỏ của bản thân,…. Đây được xem là một trong những kỹ năng sống rất cần thiết mà bố mẹ nên dạy và giáo dục con trẻ ngay từ khi còn nhỏ để hình thành những thói quen và lối sống tốt đẹp cho trẻ. Khi con trẻ biết tự phục vụ và chăm sóc bản thân, trẻ có thể dễ dàng thích nghi với môi trường sống xung quanh ngay cả khi không có bố mẹ chăm sóc. Nếu các con không có kỹ năng này, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại. Việc giáo dục kỹ năng biết tự phục vụ và bảo vệ bản thân hàng ngày cho trẻ là điều rất cần thiết để giúp trẻ khám phá thế giới tâm hồn mình một cách có định hướng, khiến trẻ biết quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng biết tự phục vụ và bảo vệ bản thân tích cực trong trẻ.
docx 21 trang lethu 04/07/2024 1020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi tại nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi tại nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid-19

SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi tại nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid-19
 2
kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, thực hành và áp dụng. Trẻ phải được thảo 
luận theo nhóm, theo cặp, phải được động não, đóng vai, tranh luận và phân tích 
tình huống, trẻ phải biết thích nghi, thể hiện cảm xúc, có khả năng hòa nhập, tự 
giải quyết vấn đề một cách tự lập. Đó chính là tiền đề gieo mầm hạt giống nhằm 
hình thành kỹ năng biết tự phục vụ và bảo vệ bản thân cho trẻ.
 b. Cơ sở thực tiễn 
 Thực tế hiện nay đa số trẻ ở độ tuổi này còn được ông bà cha mẹ chiều 
chuộng, chăm sóc con một cách thái quá vì nghĩ trẻ còn non nớt. Chưa tạo điều 
kiện để cho trẻ thực hiện một số kỹ năng tự phục vụ bản thân. Ông bà cha mẹ 
thường làm hết cho con .............
 Theo thống kê của bộ y tế thế giới, Tính đến ngày 28 tháng 10 năm 2021 
trên thế giới ghi nhận tổng cộng 986,3 triệu ca nhiễm vi rút SARS-COV2 gây 
bệnh viêm đường hô cấp COVIT 19, trong đó có 9,53 triệu ca tử vong. 
 Thực tế tại Việt Nam theo thông kê tính đến ngày 28 tháng 10 năm 2021 
Viêt Nam có tổng cộng 80.448 ca mắc corona, số ca tử vong tính đến ngày hôm 
nay là 1,300 ca.Từ số liệu thống kê cho cho thấy mức độ nguy hiểm của đại dịch 
trên toàn cầu. Do vậy học sinh trên cả nước nói chung và trẻ mầm non nói riêng 
không thể tiếp tục đến trường.
 Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp như vậy việc rèn 
luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ càng trở nên cần thiết hơn vì khi trẻ biết tự lập 
sẽ giúp trẻ biết tự bảo vệ bản thân để đảm bảo sức khỏe hơn. Chẳng hạn như khi 
trẻ có kỹ năng rửa tay rửa mặt, trẻ biết tự rửa tay bằng xà phòng thường xuyên 
khi tay bẩn mà không cần người lớn nhắc nhở, không đưa tay lên mắt, mũi, 
miệng như vậy là trẻ đã hạn chế những nguy cơ lây nhiễm bệnh để bảo đảm an 
toàn cho bản thân.
 Là một giáo viên mầm non tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để trẻ 
phát huy được tính tự lập, mạnh dạn tự tin hơn. Vì vây tôi mạnh dạn chọn đề tài: 
“Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho 
trẻ 3-4 tuổi tại nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid-19” để 
nghiên cứu thực hiện trong năm học này nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất 
lượng giáo dục nhà trường.
 2. Mục đích nghiên cứu
 - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn để tìm ra một số biện pháp 
phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi. Nhằm góp 
phần vào việc hình thành và rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ giúp trẻ mạnh 
dạn tự tin và phát triển nhân cách một cách toàn diện.
 3. Đối tượng nghiên cứu: 4
trong đó có kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
 - Tổ chuyên môn thực hiện đúng qui định sinh hoạt tổ, nội dung được thay 
đổi phong phú đưa ra những vấn đề cần trao đổi về những kinh nghiệm của đồng 
nghiệp, phương pháp của từng hoạt động trong đó có hoạt động giáo dục kỹ 
năng tự phục vụ cho trẻ.
 - Bản thân ham học hỏi, tích cực nâng cao năng lực chuyên môn, yêu nghề 
mến trẻ, tập thể đoàn kết luôn có sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.
 - Trẻ thông minh, nhanh nhẹn.
 - Phụ huynh rất ủng hộ phong trào của nhà trường.
 b. Khó khăn
 Do tình hình dịch bệnh trẻ không được đến trường nên việc tiếp thu kiến 
thức của trẻ qua video còn hạn chế. Nhiều trẻ ở với ông bà, không có điện thoại 
thông minh hay smathphone để xem video của các cô. Có những gia đình khó 
khăn có nhiều anh chị cùng học online nên không có thiết bị cho trẻ học tập qua 
video.
 Nhiều trẻ ở nhà được ông bà, bố mẹ nuông chiều, bao bọc thái quá nên trẻ 
chưa biết tự lập.
 Giáo viên chú trọng vào xây dựng video các hoạt động học nhiều hơn hoạt 
động kỹ năng. 
 - Phụ huynh còn tâm lý trẻ mầm non chưa học gì nên không giành thời gian 
trao đổi cùng cô cũng như rèn và dạy dỗ con học tại nhà.
 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài
 - Tháng 9 tôi đã tiến hành khảo sát 32 cháu kết quả đạt được như sau:
 STT Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ %
 1 Kỹ năng rửa tay, rửa mặt, 16/32 50
 2 Kỹ năng vệ sinh răng miệng 15/32 46,9
 3 Kỹ năng tự xúc cơm 17/32 53,1
 4 Kỹ năng tự lấy cốc, uống nước đúng 18/32 56,3
 cách
 5 Kỹ năng tự mặc, cởi quần áo 15/32 46,9
 6 Kỹ năng tự đi, cởi giày dép 15/32 46,9
 7 Kỹ năng đi vệ sinh đúng nơi quy định 20/32 62,5
 8 Kỹ năng cất dọn đồ dùng, đồ chơi 20/32 62,5
 đúng nơi quy định 6
của ngành giáo dục. Đặc biệt do dịch bệnh các con không được đến trường học 
trực tiếp vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cũng như phối 
hợp với phụ huynh càng cần thiết hơn bao giờ hết. Để giao lưu trò chuyện trực 
tiếp với phụ huynh và học sinh giáo viên cần phải biết sử dụng một số phần 
mềm như zoom, google meet,...hay một số phần mềm để thiết kế video giáo dục 
trẻ như camtasia, fimora, capcut,...
 Qua quá trình nỗ lực học tập không ngừng nghỉ đã giúp bản thân linh hoạt, 
sáng tạo hơn, tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ phong 
phú và đa dạng hơn, ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng video tạo được sự 
hứng thú, vui vẻ của trẻ khi tham gia các hoạt động của lớp được ban giám hiệu 
và tổ chuyên môn ghi nhận.
 4.2. Lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng tự phục 
vụ phù hợp với trẻ
 Việc lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ phù hợp với trẻ rất là 
quan trọng. Nếu cô lựa chọn những nội dung đúng và phù hợp với trẻ thì sẽ 
mang lại hiệu quả cao và giúp trẻ có những kỹ năng tự phục vụ phù hợp với lứa 
tuổi. Nếu nội dung không phù hợp với lứa tuổi như yêu cầu cao quá thì sẽ dẫn 
đến trẻ làm việc quá sức ảnh hưởng đến sựu phát triển thể lực của trẻ. Trên thực 
tế, đối với trẻ mầm non, giáo dục kỹ năng tự phục vụ không phải là công việc 
quá to tát mà chỉ là những thao tác đơn giản như: Tự chơi, tự ăn uống, dọn 
phòng của mình, tự thay đồ, biết tự vệ sinh cá nhân. Ngoài ra trẻ còn phải biết 
xếp đồ dùng cá nhân ngay ngắn, chơi xong biết thu dọn đồ chơi và cất vào đúng 
nơi quy định. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu rất kỹ khi chọn những kỹ năng tự 
phục vụ phù hợp với độ tuổi 3-4 tuổi. Tôi căn cứ vào chương trình giáo dục 
mầm non, chương trình hướng dẫn thực hiện chăm sóc trẻ 3-4 tuổi từ đó lựa 
chọn một số kỹ năng tự phục phù hợp với trẻ được phân thành 3 nhóm như sau:
 Nhóm kỹ năng cơ bản về vệ sinh cá nhân: kỹ năng rửa tay bằng xà phòng, 
rửa mặt, kỹ năng đánh răng, xúc miệng nước muối, đi vệ sinh đúng nơi quy định 
 Nhóm kỹ năng mặc cởi quần áo: kỹ năng tự mặc, cởi quần áo, kỹ năng gấp 
quần áo, kỹ năng tự đi, cởi giày dép, kỹ năng đi tất,...
 Nhóm kỹ năng cơ bản về ăn uống và chuẩn bị đồ ăn: Kỹ năng tự xúc cơm, 
kỹ năng tự lấy cốc uống nước, uống nước đúng cách, kỹ năng rót nước, kỹ năng 
chuẩn bị bàn ăn cùng người thân, ...
 Ngoài ra còn một số kỹ năng khác như: Kỹ năng cất dọn đồ dùng, đồ chơi 
đúng nơi quy định, Kỹ năng lên xuống cầu thang, Kỹ năng vứt rác đúng nơi quy 
định, Kỹ năng biết chào hỏi người lớn tuổi, Kỹ năng biết gọi người giúp đỡ khi 8
phút để giúp trẻ dễ nhớ nội dung video, từ đó sẽ tiếp thu được những kiến thức 
mà cô muốn truyền tải qua video một cách nhẹ nhàng, thoải mái nhất. Khi xây 
dựng các video tôi lựa chọn góc quay sao cho hình ảnh phải đẹp, được rõ nét, 
sống động. Nếu hình ảnh mờ nhạt sẽ dẫn đến chất lượng video không tốt, làm 
người xem cũng mất đi cảm hứng khi xem. Tôi cũng đặc biệt chú ý đến chất 
giọng khi làm video để truyền tải nội dung đến người nghe. Tôi sử dụng một số 
phần mềm để điều chỉnh thay đổi giọng nhân vật cho phù hợp. Nắm bắt được 
tâm lý trẻ thích xem nhân vật hoạt hình tôi đã thiết kế các nhân vật hoạt hình 
bằng canva để làm video nhằm thu hút trẻ, tạo sự hứng thú cho trẻ.
 Hình ảnh: Cô quay video giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
 Trên mạng internet cũng có vô vàn các video giáo dục kỹ năng tự phục vụ 
khác nhau cho trẻ đảm bảo từ nội dung đến chất lượng. Vì thế bên cạnh nhưng 
video tự “sản xuất” tôi cũng đã nghiên cứu, tìm tòi để sưu tầm một số video giáo 
dục kỹ năng sống cho trẻ. Những video sưu tầm được tôi cũng đều gửi cho tổ 
chuyên môn và ban giám hiệu phê duyệt trước khi gửi lên zalo nhóm lớp cho 
phụ huynh. 
 Mặc dù các con không được đến trường học trực tiếp nhưng việc xây dựng 
hay sưu tầm những video giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đã giúp tôi có kho 
học liệu điện tử phong phú, đa dạng để truyền tải nội dung cần giáo dục đến trẻ 
một cách dễ dàng, hiệu quả.
 4.4. Tạo môi trường rèn luyện thói quen tự phục vụ thông qua hoạt 
động hằng ngày tại gia đình.
 Khi một đứa trẻ được sống trong một môi trường tốt thì sẽ phát triển nhân 
cách một cách toàn diện, ngược lại khi trẻ trong trong môi trường xấu thì sẽ ảnh 
hưởng rất nhiều đến tính cách của trẻ sau này. Nó giống như câu ca dao mà ông 
cha ta đã nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Để rèn luyện kỹ năng tự phục 
vụ cho trẻ thì phụ huynh cần tạo điều kiện để cho trẻ được thực hành một cách 
thường xuyên có như vậy thì kỹ năng của trẻ mới dần trở thành thói quen. Vì 
vậy việc tạo môi trường rèn luyện thói quen tự phục vụ cho trẻ được học tập trải 
nghiệm rất quan trọng. Trẻ 3 tuổi hoàn toàn đã có khả năng tự làm một số việc 
đơn giản, trẻ cũng ý thức được điều đó và luôn chứng tỏ, thử thách năng lực của 
mình trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. 
 Qua các buổi giao lưu trò chuyện với trẻ tôi phối hợp tuyên truyền với phụ 
huynh việc tạo môi trường để trẻ được thực hành trải nghiệm kỹ năng tự phục vụ 
như thế nào để đạt hiệu quả cao. Trước hết phụ huynh phải làm gương cho trẻ để 
trẻ noi theo. Phụ huynh không nên quá nuông chiều trẻ để rèn tính tự lập cho trẻ. 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phoi_hop_voi_phu_huynh_giao_duc_ky_nan.docx