SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển tốt tình cảm và kỹ năng xã hội khi ở nhà

Với tình hình trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà thì việc giáo dục trẻ chủ yếu là ở phía gia đình, mà việc nhận thức của phụ huynh về kiến thức về biện pháp giáo dục trẻ thì còn nhiều hạn chế chưa nhận thức rõ ràng về việc tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ. Có rất nhiều trẻ thiếu kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chia sẻ, hợp tác, trẻ sống thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự chăm sóc, luôn tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn...Từ thực tế trên, tôi thiết nghĩ nếu chúng ta làm tốt việc giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ chính là giúp trẻ trở thành con người mới, năng động, sáng tạo , giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách ứng xử với mọi người xung quanh, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được trẻ thể hiện qua họat động học, hoạt động vui chơi. Mà trong thời điểm trẻ nghỉ dịch ở nhà thì người chăm sóc giáo dục trẻ lúc này lại không phải là giáo viên mà gia đình trẻ là chính. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch ở nhà. Từ đó tôi đã mạnh dạn trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm mà tôi cho là tâm đắc với đề tài “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 3 - 4 tuổi phát triển tốt tình cảm và kỹ năng xã hội khi ở nhà”.

Đánh giá thực chất, chất lượng việc giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 3-4 tuổi lớp C4 trường mầm non Vạn Thắng. Tìm ra những biện pháp hay, sáng tạo, phù hợp với khả năng của trẻ mẫu giáo bé, xây dựng kế hoạch phối kết hợp với phụ huynh, nhằm hình thành cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp lễ phép ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh, khả năng nhận thấy sự thiện cảm của người khác, khả năng nói và khả năng thích nghi và biết nhường nhịn thương yêu giúp đỡ mọi người... Đề xuất được các biện pháp sáng tạo nhằm nâng cao sự phát triển toàn diện cho trẻ.

docx 18 trang lethu 31/01/2025 750
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển tốt tình cảm và kỹ năng xã hội khi ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển tốt tình cảm và kỹ năng xã hội khi ở nhà

SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển tốt tình cảm và kỹ năng xã hội khi ở nhà
 2
của việc giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch ở 
nhà. Từ đó tôi đã mạnh dạn trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm 
mà tôi cho là tâm đắc với đề tài “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp 
trẻ 3 - 4 tuổi phát triển tốt tình cảm và kỹ năng xã hội khi ở nhà”
2. Mục đích nghiên cứu:
 Đánh giá thực chất, chất lượng việc giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội 
cho trẻ 3-4 tuổi lớp C4 trường mầm non Vạn Thắng.
 Tìm ra những biện pháp hay, sáng tạo, phù hợp với khả năng của trẻ mẫu 
giáo bé, xây dựng kế hoạch phối kết hợp với phụ huynh, nhằm hình thành cho trẻ 
những kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng nhận thức, kỹ năng 
giao tiếp lễ phép ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh, khả năng nhận thấy 
sự thiện cảm của người khác, khả năng nói và khả năng thích nghi và biết nhường 
nhịn thương yêu giúp đỡ mọi người... Đề xuất được các biện pháp sáng tạo nhằm 
nâng cao sự phát triển toàn diện cho trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 3 - 4 tuổi phát triển tốt 
tình cảm và kỹ năng xã hội khi ở nhà
4. Đối tượng khảo sát thực nghiêm:
 Đề tài này được áp dụng cho 24 trẻ ở lớp Mẫu giáo 3-4 tuổi C4 trường mầm 
non Vạn Thắng tôi phụ trách.
5. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp phối hợp chặt chẽ với phụ huynh
 - Phương pháp thực hành.
 - Phương pháp động viên khuyến khích.
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
 Thời gian năm học 2021 - 2022
 PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề:
 Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị cuộc sống triến toàn 
diện, do đó việc giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội sẽ giúp trẻ trẻ nhận thức 
đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ. Lâu nay chúng ta thường 
quan niệm: Rèn dạy tình cảm kỹ năng xã hội chủ yếu chỉ dành cho người lớn. 
Nhưng đối với trẻ ở lứa tuổi trẻ 3 tuổi, dạy lễ giáo đạo đức ban đầu, tình cảm và 
kỹ năng xã hội là khả năng hình thành và duy trì các mối quan hệ xã hội, kỹ năng 
giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, từ chối, hợp tác, chia sẻ, khả năng nhận thấy sự 
thiện cảm của người khác, khả năng nói và khả năng thích nghi cho các cháu là 4
làm nông nghiệp, cha mẹ trẻ nhận thức về giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội 
cho trẻ chưa rõ ràng. Nhiều phụ huynh còn đi làm xa các con còn để cho ông bà 
chăm sóc. Vì vậy trẻ luôn được ông bà cưng chiều và luôn làm theo yêu cầu của 
cháu nên chưa tạo được sự tích cực từ 2 phía. Chính vì vậy việc phối hợp với các 
bậc phụ huynh trong việc giáo dục tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ khi ở nhà còn 
gặp nhiều khó khăn.
 Trong thời gian trẻ nghỉ học ở nhà chống dịch lại không được trực tiếp gặp 
các cô, không được giao tiếp với các bạn, khiến việc phát triển về ngôn ngữ giao 
tiếp gặp nhiều khó khăn. Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức lại không đồng 
đều, có nhiều cháu sinh cuối năm và có nhiều cháu thể lực không tốt, đây cũng là 
một trong những nhân tố làm hạn chế kết quả của việc giáo dục tình cảm kỹ năng 
xã hội cho trẻ.
2.3. Số liệu điếu tra trước khi thực hiện:
 Để nắm được khả năng nhận thức vể tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ tôi 
dùng biện pháp trao đổi với phụ huynh để khảo sát trên trẻ. Tổng số được khảo 
sát là 24 trẻ
 Minh chứng 1: Bảng khảo sát đánh giá trẻ đầu năm.
2.4 Nguyên nhân của thực trạng
 Qua khảo sát, đánh giá kết quả tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ 
đạt được của trẻ còn thấp đó là:
 Do cách thực hiện cũ còn có những hạn chế như: Thường giáo dục trẻ bằng 
phương pháp dùng lời nói và trẻ chỉ được quan sát qua hình ảnh, trẻ chưa thực 
hành trải nghiệm thực tế, chưa được tư duy để trả lời. Người lớn thường làm thay 
cho trẻ ít giao lưu cùng trẻ, thức tổ chức chưa linh hoạt, chưa kích thích hứng thú 
cho trẻ hoạt động.
 Trẻ chưa đi học ở nhà trẻ, năm học 2021 -2022 lại chưa được đến trường 
nên chưa được gặp gỡ giao lưu cùng bạn bè và cô giáo, không được tham gia vào 
các hoạt động tập thể. Ở nhà bố mẹ trẻ thường để trẻ dùng điện thoại hoặc xem ti 
vi một mình, trẻ không được tiếp xúc với mọi xung quanh, ông bà bố mẹ thường 
làm theo yêu cầu của trẻ.
 Cách hướng dẫn của phụ huynh chưa kích thích hứng thú cho trẻ hoạt động. 
Đồ dùng đồ chơi ở nhà còn hạn chế, chưa đẹp, chưa hấp dẫn.
3. Những biện pháp thực hiện:
 Trước thực trạng của lớp, tôi luôn đắn đo suy nghĩ làm thế nào để nâng cao 
kết quả giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ khi ở nhà, tạo cơ hội để trẻ 
vận dụng kiến thức kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống. Do vậy tôi thấy cần phải có 
một số cách làm mới có tính sáng tạo thích hợp để phối kết hợp cùng phụ huynh 
nâng cao hiệu quả giáo dục tình cảm và kỹ năng cho trẻ như sau; 6
cầu của nếp sống hằng ngày nhằm giúp trẻ có những thói quen tốt trong cuộc sống 
hằng ngày.
 * Phát triển tình cảm: Giúp trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc, hiểu và đáp 
lại cảm xúc của người khác, kiểm soát được cảm xúc của bản thân.
 * Kỹ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh: Giúp trẻ 
có khả năng truyền đạt, lắng nghe và biết phản hồi giữa người nói và người nghe. 
Học cách lắng nghe mọi người và đối đáp. Giao tiếp lễ phép, biết dùng câu từ lễ 
phép khi giao tiếp như: Dạ, vâng, xin phép, con thưa cô, con thưa bố mẹ ông bà, 
cảm ơn, xin lỗi phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Trẻ cần có kỹ năng ứng xử phù 
hợp với mọi người xung quanh. Trẻ học cách chọn từ ngữ để diễn đạt ý của mình 
cần nói, nhận biết và đối phó với cảm xúc của mình cũng như của người khác. Trẻ 
biết hợp tác, biết chia sẻ, tôn trọng và ứng xử lịch thiệp với người khác.
 Ví dụ: Qua các hoạt động được vui chơi đóng vai Bác sỹ giúp biết giao 
tiếp giữa Bác sĩ với bệnh nhân cùng trao đổi về thông tin về bệnh tật, học cách 
ứng xử ân cần, hỏi han với bệnh nhân phù hợp.
 * Kỹ năng tự lập, tự phục vụ bản thân: Người lớn cần giúp trẻ biết tự lập 
càng sớm càng tốt, không để trẻ quá phụ thuộc vào người lớn. Trẻ biết làm mọi 
việc theo khả năng riêng của mình như: Trẻ biết vệ sinh răng miệng, cơ thể, tự 
mặc quần áo, xếp quần áo... Biết tránh xa các nơi nguy hiểm, bảo vệ môi trường 
bỏ rác đúng nơi qui định, tự rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi 
chơi với đồ vật.
 * Kỹ năng tuân thủ quy tắc xã hội: Trẻ biết giữ đoàn kết với anh chị em 
trong gia đình, giữ vệ sinh chung, cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, Trẻ biết 
làm xong công việc của mình, cố gắng làm hết khả năng của mình, quan tâm, 
chăm sóc và biết giúp đỡ người khác.
 Ví dụ: Trẻ biết sắp xếp đồ chơ gọn gàng hay thể hiện xếp quần áo vào tủ. 
Bằng các công việc được thực hành giúp trẻ học cách cùng làm việc với người 
lớn.
 * Kỹ năng tự nhận thức: Trẻ ý thức được về bản thân mình, trẻ tự giới 
thiệu về bản thân mình và gia đình, biết mình đang học lớp nào, thích cái gì. Nhận 
biết các ưu khuyết điểm của bản thân. Trẻ có khả năng hiểu biết đánh giá được 
bản thân mình về tính cách, sở thích, thói quen. Nhận thức được tình cảm của mọi 
người dành cho mình, cảm nhận sự chấp nhận của người khác về mình và sự chấp 
nhận của mình đối với mọi người.
 * Tóm lại: Muốn trẻ phát triển tốt tình cảm và kỹ năng xã hội thì những 
tình cảm kỹ năng đó phải phù hợp với khả năng nhận thức của độ tuổi. Vì thế việc 
xác định tình cảm kỹ năng phù hợp cho trẻ phù hợp với độ tuổi là rất cần thiết.
4.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch cụ thể về biện pháp giáo dục tình cảm và kỹ 8
 Nội dung Kết quả cần đạt Nội dung thực hiện
 Phát triển tình cảm
 Nói được tên, tuổi, giới tính Bài viết trao đổi với phụ 
 của bản thân. huynh về khám phá về bản 
 thân
 Nội dung hướng đến tạo cơ 
Thể hiện ý thức Nói được điều bé thích, hội cho trẻ được chia sẻ về 
bản thân không thích, yêu mến, quan bản thân mình, giúp trẻ tự tin 
 tâm đến người thân trong gia giới thiệu về tên, tuổi, giới 
 đình tính, bé thich gì, không thích 
 gì? Nòi lời yêu thương với 
 người thân.
 Mạnh dạn tham gia vào các Bài viết trao đổi với phụ 
 hoạt động và khi trả lời các huynh; Cho trẻ tự làm một số 
Thể hiện sự tự âu hỏi. việc đơn giản hằng ngày như 
tin, tự lực
 Cố gắng thực hiện công việc thu dọn, sắp xếp đồ dùng, đồ 
 đơn giản được giao chơi....
 Nhận ra cảm xúc: vui, buồn, Video hướng dẫn trẻ : Nhận 
 sợ hãi, tức giận qua nét mặt, 
Nhận biết và thể biết khi người thân gia đinh 
 giọng nói.
hiện cảm xúc, vui, buồn, sợ hãi.
tình cảm với con Trò chơi: Gương mặt cảm 
người, sự vật, xúc; chọn cảm xúc để minh 
 Biết biểu lộ một số cảm xúc 
hiện tượng xung họa hoặc thể hiện qua giọng 
 vui, buồn, sợ hãi, tức giận.
quanh nói khi bé trải nghiệm cảm 
 xúc như; Vui, buồn, sợ hãi...
 Phát triển kĩ năng xã hội
Thực hiện được Trẻ biết tự giác làm những 
 Video gửi phụ huynh: Hướng 
một số kỹ năng việc như: Tự xúc ăn, biết rửa 
 dẫn trẻ cách rửa tay, cách xúc 
tự lập, tự phục tay khi tay bẩn, tự xúc miệng 
 cơm, cách chải răng, cách gấp 
vụ bản thân, kỹ nước muối, gấp quần áo cất 
 quần áo
năng tuân thủ vào tủ...

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phoi_hop_voi_phu_huynh_giup_tre_3_4_tu.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển tốt tình cảm và kỹ năng xã.pdf