SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ 3-4 tuổi làm thí nghiệm trong thời gian nghỉ dịch tại nhà

Do ảnh hưởng của dịch Covid 19 trẻ không được đến trường với phương châm trẻ dừng đến trường nhưng không dừng việc học. Với yêu cầu dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” thì việc cho trẻ làm một số thí nghiệm, quan sát hiện tượng là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng của mỗi một giáo viên mầm non nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với tình hình hiện nay. Bên cạnh đó, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thường có rất nhiều sản phẩm bị loại bỏ không cần phải mua mà ta có thể sử dụng chúng để thực hiện các thí nghiệm như vỏ chai, vỏ nhựa, mảnh gỗ nhỏ hay miếng sắt vụn… Từ những lý do trên, bản thân tôi là một giáo viên mầm non, tôi đã dựa vào kinh nghiệm của những người đi trước và kinh nghiệm của bản thân… Tôi xin đưa ra “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ 3-4 tuổi làm thí nghiệm trong thời gian nghỉ dịch tại nhà”
docx 19 trang lethu 09/08/2024 690
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ 3-4 tuổi làm thí nghiệm trong thời gian nghỉ dịch tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ 3-4 tuổi làm thí nghiệm trong thời gian nghỉ dịch tại nhà

SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ 3-4 tuổi làm thí nghiệm trong thời gian nghỉ dịch tại nhà
 2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Việt Nam bước vào thế kỉ XXI trong xu thế hội nhập diễn ra trên toàn thế 
giới. Xu thế này đòi hỏi người lao động Việt Nam mới cần phải có những phẩm 
chất cần thiết, đó là: Hiểu biết, năng động và sáng tạo. Nhu cầu đào tạo những 
lớp người lao động như vậy đặt trách nhiệm lên toàn xã hội. Trước tốc độ phát 
triển của khoa học và công nghệ giáo dục trẻ nói chung và giáo dục mầm non 
nói riêng cũng không ngừng nghiên cứu và đổi mới phương pháp nội dung dạy 
học để đáp ứng nhu cầu dân trí của thời đại. Ngành giáo dục đã nêu cao chủ 
trương đổi mới giáo dục phát huy tính tích cực sáng tạo của người học, chú 
trọng dạy kĩ năng, tăng cường phương pháp thực hành trải nghiệm nhằm hướng 
tới mục tiêu đào tạo người lao động mới trong tương lai.
 Ở trường mầm non việc hướng dẫn cho trẻ làm thí nghiệm là một phương 
pháp dạy học có khả năng phát huy tính tích cực của trẻ. Trẻ được trải nghiệm 
giúp trẻ lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành thái độ tích cực với 
môi trường xung quanh, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi nhỏ. Đặc biệt, với 
những đối tượng mà bản thân nó không bộc lộ rõ đặc điểm, tính chất bên trong 
như tự nhiên vô sinh, hiện tượng thiên nhiên, thế giới thực vật, thì thí nghiệm là 
phương pháp quan trọng giúp trẻ không chỉ biết được đặc điểm bên ngoài mà 
còn hiểu các mối liên hệ của đối tượng, bằng việc tác động lên đối tượng một 
cách có mục đích, có kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay, giáo viên mầm non còn 
lúng túng trong việc tổ chức thí nghiệm. Bởi thực tế, thí nghiệm là một hoạt 
động khó, đòi hỏi sự hiểu biết, sáng tạo và tư duy khoa học của người giáo viên. 
Với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi độ tuổi không phải lớn nhất, cũng không phải nhỏ nhất 
trong trường mầm non trẻ bước đầu đã có một số hiểu biết nhất định về thế giới 
xung quanh, khả năng chú ý, ghi nhớ đã phát triển tương đối, bước đầu hình 
thành tư duy hình tượng và tư duy lôgic. Trẻ rất thích thú khi quan sát những 
hiện tượng xảy ra xung quanh và đã bước đầu biết phân tích cùng cô, phỏng 
đoán sự việc.
 Là giáo viên đứng lớp 3-4 tuổi nhiều năm, tôi quan sát trẻ và thấy rằng 
thật là khó để giải thích cho trẻ một vấn đề như “không khí” nhưng khi cô cho 
trẻ làm một thí nghiệm thực tế và phân tích thì trẻ ghi nhớ rất nhanh. Sau một 
thời gian dài cô hỏi về thí nghiệm đó trẻ vẫn có thể trả lời rõ ràng, đúng yêu cầu 
cô đưa ra. Với đặc thù lứa tuổi mầm non còn rất nhỏ, khả năng tiếp nhận kiến 
thức, kỹ năng chủ yếu thông qua chơi và tư duy trực quan, song với tình hình 
dịch bệnh covid -19 diễn ra hết sức phức tạp trẻ không được đến trường mà trẻ 
chỉ có thể tiếp cận với cô giáo, với bạn và hoạt động thông qua phương tiện 4
“Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ 3-4 tuổi làm thí 
nghiệm trong thời gian nghỉ dịch tại nhà”
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 
 Thực hiện sự chỉ đạo của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào 
tạọ Huyện Phúc Thọ và bám sát chủ đề năm học 2021-2022 cấp học mầm non là 
“Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện”. Tiếp tục thực hiện 
chủ đề“xây dựng-Trường học hạnh phúc”. Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương 
chủ động xây dựng kế hoạch năm học linh hoạt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho 
trẻ em, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đáp ứng yêu cầu của 
chương trình GDMN trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Đảm bảo 
an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ em trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn 
biến phức tạp. Chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục 
nói chung và bậc học mầm non nói riêng. Thực hiện phương châm “Tạm dừng 
đến trường, không tạm dừng học”. Có rất nhiều hình thức và phương pháp chăm 
sóc trẻ khác nhau nhưng dù thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo 
hướng nào thì việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường đều là điểm then chốt. 
Nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết 
hợp với gia đình và các bậc phụ huynh thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Vậy 
chúng ta phải phối hợp như thế nào? Tuyên truyền như thế nào để đạt được hiệu 
quả, khoa học. Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên phải tìm tòi sáng tạo, tự học 
hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân để luôn đổi mới hình 
thức hoạt động cho trẻ . 
 Bước đầu, khi bắt tay vào thực hiện các thí nghiệm tôi đã gặp những 
thuận lợi và khó khăn cơ bản sau 
1. Thuận lợi:
 Được sự quan tâm, giúp đỡ của ban giám hiệu: đầu tư trang thiết bị hiện 
đại: máy vi tính. Nhà trường đã nối mạng internet, nhờ đó mà tôi có thể cập nhật 
nhiều thông tin, kiến thức mới. Nhà trường đã tạo mọi điều kiện, công cụ để hỗ 
trợ chúng tôi quay video.
 Trẻ trong lớp cùng một độ tuổi.
 Trẻ ham học hỏi và bước đầu có những lập luận và suy nghĩ riêng, không 
hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn
 Phụ huynh quan tâm nhiều đến việc học tập của trẻ, phối hợp ôn kiến thức 
cùng trẻ ở nhà và nhiệt tình hỗ trợ giúp đỡ giáo viên về nguyên vật liệu tranh 
ảnh theo yêu cầu của giáo viên tại lớp.
 Bản thân tôi luôn cập nhật những thông tin về ngành và những đổi mới 
trong giáo dục thông qua sách vở và trang Web của giáo dục mầm non, trang 6
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Thí nghiệm nói chung là quá trình tạo ra một hiện tượng, một sự biến đổi 
nào đó trong điều kiện xác định để quan sát, thu thập các thông tin về sự vật, 
hiện tượng cụ thể. Thí nghiệm cho trẻ mầm non là một loại hình quan sát diễn ra 
trong điều kiện nhất định, đòi hỏi sự tác động tích cực lên đối tượng làm thay 
đổi nó cho phù hợp với mục đích đặt ra, vì vậy tôi đã lựa chọn 1 số biện pháp 
sau.
1. Biện pháp 1: Nghiên cứu tham khảo tài liệu nâng cao trình độ chuyên 
môn. 
 Ở bất cứ công việc nào, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là rất quan 
trọng.
 Như chúng ta đã biết trước khi làm việc gì ta cũng phải tìm hiểu và nắm 
được yêu cầu cần đạt là gì? Việc làm đó có tác dụng như thế nào từ đó ta có thể 
định ra hướng đi và cách làm cụ thể để đạt được kết quả cao. Để hướng dẫn trẻ 
làm một thí nghiệm thành công và trẻ được tiếp thu bài tốt thì trước tiên cô giáo 
phải nắm vững phương pháp, biện pháp và cách thức để tổ chức một giờ học. 
Bản thận tôi tự nhận thấy rằng. Hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm là 1 hoạt động 
nhận thức khó với trẻ mầm non, bản thân mỗi giáo viên chúng tôi cũng thấy 
rộng và khó trong việc cung cấp kiến thức. Vì vậy để hoạt động này đạt hiệu quả 
cao, trẻ hứng thú thì cô giáo phải là người nắm vững phương pháp lý luận diễn 
giải, đàm thoại, cách thức quan sát bên cạnh đó cần có lời nói diễn cảm, thuyết 
phục, đó là phương pháp chính để giúp trẻ hứng thú khám phá . 
 Vì vậy mỗi khi lên kế hoạch tôi bám sát vào chương trình chăm sóc giáo 
dục trẻ 3-4 tuổi để lựa chọn nội dung phù hợp vừa sức với nhận thức của trẻ.
 Trong thời gian hè tôi đã nghiên cứu toàn bộ nội dung chương trình dạy 
để xây dựng kế hoạch và lựa chọn những thí nghiệm phù hợp với trẻ đảm bảo dễ 
làm và dễ tận dụng các đồ dùng sẵn có. Qua các chương trình giáo dục mầm non 
trên truyền hình tôi ghi chép và lưu lại cẩn thẩn để làm tư liệu cho bản thân. 
 Bản thân luôn phải tìm tòi học hỏi đồng nghiệp, đọc sách báo, tham khảo 
tài liệu và intenet, các trang thông tin chính thống và chương trình khoa học vui 
để học hỏi và tìm hiểu phương pháp cách hướng dẫn thực hiện các thí nghiệm, 
thường xuyên trao đổi thảo luận với giáo viên trong trường để nắm chính xác về 
kiến thức và đối tượng cho trẻ thí nghiệm. Từ đó giáo viên cung cấp kiến thức 
chính xác cho trẻ, khơi dậy tính tò mò ham hiểu biết ở trẻ.
 Thường xuyên tự rèn luyện để có năng lực, kỹ năng làm thí nghiệm thành 
thạo. Tôi tập luyện phương pháp nói chuẩn nói diễn cảm thu hút trẻ, đưa ra 
những câu hỏi gợi mở để trẻ thích thú tìm tòi và khám phá về những điều mới lạ 8
liệu, địa điểm để cho trẻ thực hiệnTôi gửi hình ảnh những đồ dùng vật liệu đó 
cho phụ huynh tham khảo và chuẩn bị.
Ví dụ: Để hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm “Sự kỳ diệu của dầu với nước”. Phụ huynh 
cần chuẩn bị địa điểm và nguyên vật để trẻ làm thí nghiệm 
 Nguyên liệu cần có: Dầu ăn, nước, 1 cái cốc lớn, 1 cái cốc nhỏ, màu thực 
phẩm, thìa, ống nhỏ giọt.
 Hay tháng 1 tôi hướng dẫn trẻ “Thí nghiệm STEM ngô nhảy múa” trước khi 
làm thí nghiệm này tôi đã trao đổi trên Zalo nhóm lớp trước 2 tuần về các đồ 
dùng cha mẹ cần chuẩn bị để làm thí nghiệm này gồm: Hũ thủy tinh hoặc 
chai thủy tinh; Ngô 1 gam; 2 muỗng canh muối nở; 1 cốc giấm; 2 cốc nước; 
Màu thực phẩm
 Trước khi phụ huynh hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm này 1 tuần tôi 
khảo sát trên Zalo của lớp xem tình hình có bao nhiêu phụ huynh chuẩn bị 
đủ đồ dùng dụng cụ? những đồ dùng đó có đảm bảo đúng yêu cầu không? 
Sau đó tôi gửi video hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm 
 Quả đúng như vậy để hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm thành công thì việc 
chuẩn bị các đồ dùng, nguyên vật liệu cho trẻ làm thí nghiệm là một yếu tố rất 
quan trọng. Nên khi thực hiện các hoạt động hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm đã 
thu được kết quả cao trẻ hứng thú, phụ huynh nhiệt tình tham gia, giúp trẻ được 
thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, 
được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.
3. Biện pháp 3: Lập kế hoạch hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm 
 Như chúng ta đã biết: Hướng dẫn năm học của ngành GDMN yêu cầu 
không tổ chức dạy học trực tuyến đối với trẻ mầm non, cần duy trì hoạt động kết 
nối với gia đình, trẻ em bằng kênh liên lạc phù hợp. Tổ chức phối hợp, hỗ trợ, 
hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức 
cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà. Hình thành các nhóm qua mạng giữa giáo 
viên và các phụ huynh để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ 
em. Để thực hiện được tốt việc hướng dẫn cho trẻ làm thí nghiệm, trải nghiệm 
và quan sát hiện tượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố lập kế hoạch 
cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng. Nếu chúng ta chủ động lên kế hoạch trước 
một cách cụ thể, rõ ràng thì kết quả mang lại sẽ cao hơn. Nhưng việc lên kế 
hoạch phải dựa vào các yếu tố sau: 
 Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến 
thức của trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi. Khả năng vận dụng những kinh nghiệm của 
trẻ trong quá trình thí nghiệm, sự linh hoạt tìm tòi, suy đoán, khám phá, khả 
năng tự làm thí nghiệm của trẻ.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phoi_hop_voi_phu_huynh_huong_dan_tre_3.docx