SKKN Một số biện pháp phối kết hợp với phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch tại Trường Mầm non Phú Đông

Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ trước hết ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Song sự lĩnh hội những tri thức đó lại không thể thực hiện được khi không có ngôn ngữ.

Ngày nay, trẻ sống trong môi trường có sự xuất hiện của rất nhiều thiết bị điện tử hiện đại như điện thoại thông minh, ipad, tivi …. cùng với sự bận rộn của các bố mẹ, sẽ khiến trẻ bị hạn chế trong phát triển ngôn ngữ. Bởi phần lớn thời gian trẻ sống trong không gian hẹp, bầu bạn với các thiết bị điện tử, ít giao tiếp và tương tác với thế giới bên ngoài.

Vì vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa.

docx 27 trang lethu 12/01/2025 831
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phối kết hợp với phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch tại Trường Mầm non Phú Đông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phối kết hợp với phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch tại Trường Mầm non Phú Đông

SKKN Một số biện pháp phối kết hợp với phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch tại Trường Mầm non Phú Đông
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Tên đề tài :
 “’Một số biện pháp phối kết hợp với phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho
 trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch’
1. Lý do chọn đề tài 
 Ngôn ngữ – hệ thống tín hiệu đặc biệt chính là thành tựu lớn nhất của loài 
người. Nhờ có ngôn ngữ, con người có thể trao đổi với nhau, ghi lại lịch sử, 
truyền cho nhau nghe những kinh nghiệm của mình. Đối với trẻ em, giáo dục 
phát triển ngôn ngữ giúp trẻ giao tiếp với người lớn, nói ra mình muốn gì để tìm 
kiếm sự giúp đỡ, thấu hiểu các con.
 Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ trước hết 
ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Song sự lĩnh 
hội những tri thức đó lại không thể thực hiện được khi không có ngôn ngữ.
 Ngày nay, trẻ sống trong môi trường có sự xuất hiện của rất nhiều thiết bị 
điện tử hiện đại như điện thoại thông minh, ipad, tivi . cùng với sự bận rộn 
của các bố mẹ, sẽ khiến trẻ bị hạn chế trong phát triển ngôn ngữ. Bởi phần lớn 
thời gian trẻ sống trong không gian hẹp, bầu bạn với các thiết bị điện tử, ít giao 
tiếp và tương tác với thế giới bên ngoài.
 Vì vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng 
nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui 
chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em. Bên cạnh 
đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự 
phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá
 Bắt đầu từ 3 tuổi, khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh ở 4 kỹ năng: 
nghe – nói – đọc – viết. Ở bé 3 tuổi, con nhận biết hình ảnh kí hiệu chữ viết và 
biết dùng bút sao chép, tô đồ theo cách của con; cô có thể cho trẻ viết bằng nhiều 
cách trên các chất liệu khác nhau giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn và nắm rõ trình tự viết 
chữ.Ở giai đoạn này, ngôn ngữ của trẻ mầm non bắt đầu có những bước phát triển 
vượt bậc về từ vựng, con có thể làm chủ được ngôn ngữ hiểu, ngôn ngữ nói 
 Một số biện pháp phối kết hợp với phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi 
 trong thời gian nghỉ dịch 3
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 + Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
 + Phương pháp điều tra số liệu toán học
 + Phương pháp quan sát hoạt động trên trẻ;
 + Phương pháp phân tích tổng hợp 
6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
 - Phạm vi: Trường mầm non năm học 2021 – 2022.Tại lớp C1 khối mẫu 
giáo bé
 - Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu từ tháng 9 năm 
2021 đến tháng 4 năm 2022.
 Một số biện pháp phối kết hợp với phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi 
 trong thời gian nghỉ dịch 5
 - Giáo viên vẫn coi mình là trung tâm của quá trình dạy học, vẫn chủ yếu 
hướng dẫn trẻ bằng cách truyền đạt thông tin, thường sử dụng mẫu, vật mẫu, kết 
hợp với diễn tả.
 - Trẻ chủ yếu là ghi nhơ, nhắc lại, phương pháp ghi nhớ vẫn mang tính 
đồng loạt, nhiều giáo viên vẫn chưa coi trọng biện pháp chơi, hay những cách 
tìm tòi khám phá bằng các giác quan. 
 - Hình thức tổ chức còn đơn giản nghèo nàn, chủ yếu hướng vào tiết học. 
Giáo viên vẫn chưa tạo điều kiện cho trẻ vận dụng kiến thức vào cuộc sống hang 
ngày. Hình thức dạy mọi lúc mọi nơi ít được chú ý, biện pháp dạy học được lặp 
đi lặp lại nên không gây hứng thú cho trẻ. Nhiệm vụ trong bài tập nhiều khi còn 
đơn giản chưa chú ý nâng cao hiệu quả cho trẻ.
 - Một số phụ huynh chưa thật sự hiểu và quan tâm đến việc học tập của 
con, em mình.
3. Khảo sát chất lượng đầu năm
Xuất phát từ tình hình thực tế, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo những tiêu chí 
sau: 
Kết quả khảo sát đầu năm. 
Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài:
 * Bảng 1: Khảo sát đánh giá kỹ năng của trẻ lớp C1 đầu năm(25 trẻ)
 Kết quả đầu năm học
 STT Nội dung khảo sát trẻ
 Đạt Chưa đạt
 Trẻ phát âm rõ ràng 
 1 mạch lạc không nói 12/25 = 48% 15/25 = 52%
 ngọng nói lắp
 Trẻ hứng thú tham gia 
 2 15/25= 60% 10/25 = 40%
 hoạt động văn học
 Trẻ nói được các câu 
 3 13/25=52% 12/25=48%
 đơn giản
 Trẻ trả lời được câu hỏi 
 4 12/25=48% 13/25=52%
 của người khác
 Trẻ tự tin thể hiện ý 
 5 10/25= 40% 15/25=60%
 tưởng của mình
 Một số biện pháp phối kết hợp với phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi 
 trong thời gian nghỉ dịch 7
đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá cho trẻ. Ngôn ngữ 
góp phần đào tạo các em trở thành con người hoàn thiện.
 Khi trẻ 3 tuổi, hầu hết trẻ đã nói được khá rõ ràng và mạch lạc. Trẻ học 
được nhiều từ mới và cải tiến đáng kể trong phát âm. Trẻ giao tiếp bằng những 
câu đơn giản và tinh chỉnh việc sử dụng ngữ pháp. Trẻ 3 tuổi cũng có thể lắng 
nghe và hiểu được các cuộc trò chuyện, câu chuyện, bài hát và thơ. 
 Để có các biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt nhất là giáo viên tôi 
phải tìm hiểu đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi về vốn từ cũng như 
khả năng thấu hiểu ngôn ngữ của trẻ.
 Ví dụ : Trẻ 3 tuổi hiểu được 1000 từ trở lên, từ 36 tháng trẻ có thể thu nhận 
được 1500 đến 2000 từ một năm.
 - Hàng ngày, trẻ có thể hiểu thêm trung bình 4 đến 6 từ mới và bộ nhớ cho 
phép tiếp nhận các từ mới thông qua các trải nghiệm của trẻ.
 - Trẻ cho thấy khả năng nghe và hiểu rõ hơn về các cuộc hội thoại, câu 
chuyện, bài hát và bài thơ.
 - Có thể làm theo nhiều mệnh lệnh với những đồ vật, sự vật quen thuộc và 
những hành động liên tục đó không liên quan đến nhau. Ví dụ: Con hãy cất búp 
bê đi và nằm lên giường, Con uống nước đi và cầm chiếc khăn ra đây
 - Hiểu cách giải thích về các sự vật, hiện tượng khi có sự hỗ trợ hoặc quan 
sát trực tiếp. Ví dụ khi con trộn các màu này với nhau, con sẽ có một màu mới.
 Tuy nhiên khả năng ngôn ngữ ở mỗi trẻ là khác nhau,có những trẻ có vốn 
từ rất nhiều cũng như khả năng thấu hiểu ngôn ngữ rất tốt nhưng cũng có 
những trẻ có vốn từ,khả năng thấu hiểu ngôn ngữ còn hạn chế.
 Do tình hình dịch bệnh covid trẻ nghỉ học tai nhà nên để tìm hiểu được 
đăc điểm ngôn ngữ của trẻ lớp mình tôi đã trao đổi với phụ huynh thông qua 
bảng khảo sát về đặc điểm của từng trẻ. Sau đó trao đổi với phụ huynh để đưa 
ra các biện pháp phát triển ngôn ngữ tốt nhất cho trẻ.
 Ví dụ: Khi tìm hiểu về hứng thú tham gia các hoạt động phát triển ngôn 
ngữ ở trẻ ,tôi sẽ lập phiếu trên zalo nhóm lớp , tiếp đến lấy ý kiến của phụ 
 Một số biện pháp phối kết hợp với phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi 
 trong thời gian nghỉ dịch 9
dạy trẻ nói những câu đơn giản để rèn cho trẻ thói quen cũng như kĩ năng trả lời 
câu hỏi của người khác.
Ví dụ: Với hoạt động giáo dục kĩ năng sống’’ dạy trẻ kĩ năng chào hỏi lễ phép’’ 
giáo viên nhờ bố mẹ gửi phản hồi của trẻ khi trẻ chào hỏi người lớn.Cô nhận 
phản hồi thấy trẻ nói chưa đủ câu hoặc nói ngọng cô sẽ trao đổi với phụ huynh 
để sửa cho trẻ.
 Hình ảnh trẻ gửi phản hồi hoạt động kĩ năng sống cho cô
 Ngoài ra tôi thường xuyên tuyên truyền với phụ huynh lợi ích đọc sách 
cho trẻ nghe .Tạo môi trường cho trẻ làm quen với sách để trẻ yêu sách 
hơn.Nhất là thói quen đọc truyện cho trẻ trước khi đi ngủ ,khi đọc truyện giáo 
viên sẽ hướng dẫn phụ huynh đặt các câu hỏi để trẻ hiểu câu chuyện hơn trẻ nói 
lên những suy nghĩ của mình qua các câu chuyện, thể hiện những nhân vật mình 
thích .
 Tạo môi trường cho trẻ phát triển ngôn ngữ là một việc làm vô cùng quan 
trọng bởi nó là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho trẻ phát triển toàn diện. Đòi hỏi 
cô giáo và phụ huynh phải có sự thống nhất trong cách giáo dục. Qua một thời 
gian phối kết hợp cùng với phụ huynh tao môi trường cho trẻ tôi nhận thấy trẻ 
lớp tôi khi phản hồi cho cô đã tự tin hơn,không còn nhút nhát,khả năng thấu hiểu 
các tác phẩm văn học của trẻ cũng tốt hơn. Như vậy ngôn ngữ cuả trẻ được phát 
triển một cách phong phú và đa dạng.
3.3. Biện pháp 3: Áp dung linh hoạt các phương pháp , hình thức khi thiết 
kế các vidieo dạy trẻ làm quen văn học
 Để thu hút được trẻ vào các hoạt đòi hỏi người giáo viên phải không 
ngừng linh hoạt tìm tòi thay đổi các hình thức tổ chức mới các thủ thật sư phạm 
mới và từ đó dùng ngôn ngữ của mình để truyền đạt tới trẻ một cách sinh động 
và lôi cuốn. Điều đó muốn nói đến khả năng ứng xử của người giáo viên cũng 
như ngôn ngữ và phong cách đứng lớp thật tự tin, dí dỏm, vui vẻ, ngộ nghĩnh 
gây sự chú ý của trẻ vào hoạt động. 
 Một số biện pháp phối kết hợp với phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi 
 trong thời gian nghỉ dịch

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phoi_ket_hop_voi_phu_huynh_phat_trien.docx