SKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
Hiện nay, có rất nhiều trẻ tử vong do tai nạn thương tích, trong đó số vụ tai nạn của trẻ do sự bất cẩn của người lớn cũng đã xảy ra. Một số trẻ bị tai nạn thương tích tuy không tử vong nhưng cũng bị tàn tật suốt đời. Môi trường gia đình, trường học mất an toàn cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích cho trẻ như: Ngã cầu thang, bỏng nước sôi, điện giật, bị vật sắc nhọn cắt, đâm, bị ngạt thở do nuốt đồ chơi, dị vật, v.v… “Tai nạn thương tích không những gây tổn thất về người mà còn để lại gánh nặng cho cả gia đình và xã hội, đó là những hậu quả lâu dài như: “Thương tật vĩnh viễn, sang chấn tâm lý, mất khả năng đi lại, học tập…” Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, đặc biệt với trẻ mầm non thì đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng không chỉ với cô giáo mầm non mà của toàn xã hội. Nhưng vai trò của giáo viên mầm non là chủ đạo vì các cô là người chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, là người làm hạn chế và giảm thiểu đến mức thấp nhất tai nạn thương tích, giúp cho trẻ phát triển và trở thành chủ nhân tương lai của đất nước hoàn toàn khỏe mạnh, mang lại hạnh phúc cho mọi người. Từ nhận thức trên, là một giáo viên nhiều năm được phân công dạy lớp mẫu giáo bé, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng: “Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non”. Xin được trao đổi, chia sẻ với bạn bè và đồng nghiệp.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
Biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non. A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trẻ em là nguồn hạnh phúc to lớn của gia đình, là tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc. Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc, bảo vệ trong gia đình và cộng đồng. Vì vậy, việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em đã trở thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi gia đình, của toàn xã hội và đó cũng là trách nhiệm của bậc học mầm non. Nói đến trường mầm non là chúng ta nói đến việc: “Nuôi cháu khỏe, dạy cháu ngoan, đảm bảo cho cháu an toàn”. Trong những nhiệm vụ ấy, nhiệm vụ nào cũng hết sức quan trọng, song đặc biệt quan trọng là đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ, điều đó không chỉ có giá trị trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài. Trẻ ở lứa tuổi này trẻ phát triển nhanh, mạnh về thể lực, trí lực cũng như nhân cách. Đó là giai đoạn khám phá, trải nghiệm, hình thành kỹ năng cần thiết cho cả cuộc đời, trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh. Chính sự hiếu động, thích khám phá khi trẻ còn non nớt chưa có kinh nghiệm trong việc phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho chính mình sẽ dẫn tới việc có thể gặp tai nạn bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó nếu người lớn thờ ơ, thiếu trách nhiệm, thiếu sự quan tâm cần thiết hoặc các điều kiện chăm sóc - giáo dục trẻ không đảm bảo vệ sinh và an toàn thì tai nạn cũng rất dễ xảy ra đối với trẻ. Hiện nay, có rất nhiều trẻ tử vong do tai nạn thương tích, trong đó số vụ tai nạn của trẻ do sự bất cẩn của người lớn cũng đã xảy ra. Một số trẻ bị tai nạn thương tích tuy không tử vong nhưng cũng bị tàn tật suốt đời. Môi trường gia đình, trường học mất an toàn cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích cho trẻ như: Ngã cầu thang, bỏng nước sôi, điện giật, bị vật sắc nhọn cắt, đâm, bị ngạt thở do nuốt đồ chơi, dị vật, v.v “Tai nạn thương tích không những gây tổn thất về người mà còn để lại gánh nặng cho cả gia đình và xã hội, đó là những hậu quả lâu dài như: “Thương tật vĩnh viễn, sang chấn tâm lý, mất khả năng đi lại, học tập” Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, đặc biệt với trẻ mầm non thì đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng không chỉ với cô giáo mầm non mà của toàn xã hội. Nhưng vai trò của giáo viên mầm non là chủ đạo vì các cô là người chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, là người làm hạn chế và giảm thiểu đến mức thấp nhất tai nạn thương tích, giúp cho trẻ phát triển và trở thành chủ nhân tương lai của đất nước hoàn toàn khỏe mạnh, mang lại hạnh phúc cho mọi người. Từ nhận thưc trên, là một giáo viên nhiều năm được phân công dạy lớp mẫu giáo bé, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng: “Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non”. Xin được trao đổi, chia sẻ với bạn bè và đồng nghiệp. 1/33 Biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non. Sân trường nát gạch phẳng, có nhiều ghế đá , có nhiều đồ chơi ngoài trời với nhiều chủng loại và kiểu dáng khác nhau. Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng cách phòng và xử lý tai nạn thương tích cho trẻ. Phòng y tế của trường có đầy đủ các thiết bị y tế học đường nên thuận lợi cho việc sơ cứu và xử lý tai nạn cho trẻ. Giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn, tâm huyết với nghề, tận tụy công việc, yêu nghề mến trẻ và luôn quan tâm tới sự an toàn của trẻ. 2. Khó khăn: a. Đồ dùng, cơ sở vật chất: - Đồ dùng, đồ chơi còn nhiều loại có kích cỡ nhỏ, giá đồ chơi cao, còn nhiều góc cạnh. - Tranh ảnh, các bài tuyên truyền về phòng tránh tai nạn thương tích còn ít. - Sân có ghế đá cạnh nhọn, góc bồn hoa dễ vấp ngã. - Bình nước uống mùa đông của trẻ sử dụng điện làm nóng nước ở nhiệt độ cao. - Tủ thuốc cá nhân của lớp chưa có. - Đồ dùng: Bát, xoong nồi, cốc uống nước chưa có chống nóng. - Gần trường có ao hồ, trường nằm sát trục đường quốc lộ nên nguy cơ dễ gây tai nạn thương tích cho trẻ Nhận thức của trẻ 3 - 4 tuổi còn hạn chế về kiến thức và kĩ năng phát hiện những nguy cơ gây thương tích. b. Giáo viên: - Kỹ năng phòng tránh và xử lý các tai nạn thương tích cho trẻ của giáo viên còn chưa thuần thục. - Kiến thức về xử trí khi có tai nạn của giáo viên chưa sâu, đôi khi còn lúng túng. - Việc lồng ghép giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích vào các hoạt động đôi khi còn chưa phù hợp, còn ngượng ép. - Các bài hát, bài thơ, câu truyện có nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích còn hạn chế. - Phối hợp với phụ huynh chưa thường xuyên, trực tiếp do cha mẹ trẻ đi làm, trẻ do ông bà, anh chị đưa đón. c. Về phía trẻ: - Trẻ được phụ huynh quan tâm, chăm sóc, bảo bọc nhiều nên đa số trẻ chưa có kỹ năng nhận biết các nguy cơ không an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích. - Trẻ hiếu động, tò mò, khám phá xung quanh, thích trải nghiệm nên đôi khi hay xảy ra những tai nạn đáng tiếc. - Qua khảo sát trẻ, tôi thu được kết quả như sau; Kết quả Tiêu chí đánh giá Tổng số trẻ sau khảo sát Trẻ có kĩ năng phòng tránh tai nạn 35 trẻ 9 trẻ = 30% 3/33 Biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non. Bỏng là một tai nạn thường thấy ở trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ, nó để lại những hậu quả nghiêm trọng đến tinh thần và sức khỏe của trẻ. Tai nạn do bỏng gây tổn thương và biến dạng các vùng da trên cơ thể mà không gì bù đắp được. Khi khảo sát các nguy cơ gây bỏng ở trẻ, tôi thấy các nguyên nhân thường gặp gồm: - Bỏng nước sôi: Do bình nước uống quá nóng, bình nóng lạnh chưa có vòi xả riêng. - Bỏng lửa: Do bếp gần lớp nếu giáo viên không chú ý thì trẻ đi vào bếp và nghịch lửa. - Bỏng thức ăn: Trẻ ăn hoặc sờ vào thức ăn, cơm, canh quá nóng. - Bỏng hơi: Do mở nồi cơm, canh khi nóng, - Bỏng bô xe máy: Do trẻ vô tình của trẻ hoặc do sự bất cẩn của phụ huynh khi cho con lên xuống và nghịch gần xe máy. Sau khi tìm hiểu và khảo sát các nguyên nhân gây bỏng, tôi tìm ra những biện pháp khắc phục giảm thiểu các nguy cơ đó như sau: - Hướng dẫn trẻ lấy nước nóng uống vào hoạt động chiều. - Giáo dục trẻ không tự ý vào bếp, cho trẻ biết nguy cơ bị bỏng trong bếp: xông, nồi, bếp ga, nước và thức ăn nóng. - Kiểm tra cơm, canh nóng vào màu đông. Hướng dẫn trẻ cách kiểm tra bát, thức ăn nóng. b. Hóc sặc: Nếu như bỏng là một trong số những tai nạn mà trẻ mắc phải thì hóc sặc cũng rất cần phải chú ý nhiều. Bởi lẽ hóc sặc dị vật và hóc sặc thức ăn cực kì nguy hiểm. Các nguy cơ có thể xảy ra gồm: - Hóc dị vật: Do trẻ nuốt phải đồ chơi, bi, bút sáp... - Hóc thức ăn: Do thức ăn chế biến to, trẻ ho, hắt hơi, cười đùa khi ăn - Tai nạn này cũng rất có thể xảy ra trong giờ học, giờ chơi, giờ ăn. Để giảm thiểu các tai nạn do hóc sặc, tôi đưa ra các biện pháp sau: - Nhắc trẻ nhai kĩ trước khi nuốt, không nói chuyện, cười đùa khi ăn uống. - Hột hạt nhỏ như: Ngô, đỗ, hạt na... đóng gói, đựng trong hộp có nắp đậy. - Hướng dẫn trẻ chơi an toàn với đồ chơi, hột hạt, sáp màu, đất nặn; không cho vào miệng, mũi. c. Ngã: Nếu như bỏng, hóc sặc là những tai nạn thường thấy ở trẻ dưới 6 tuổi thì ngã cũng là một trong những tai nạn cần lưu tâm. Vì các con từ 3-4 tuổi còn nhỏ và hiếu động, mỗi ngày đến trường là một ngày vui nên ngoài học tập, ăn uống, các con còn được vui chơi, chạy nhảy thỏa thích. Chính vì vậy mà ngã có thể xảy ra bất cứ lúc nào do các nguyên nhân sau: - Ngã: Do sân trơn, xô đẩy, kéo bạn. - Ngã cầu thang: Lên xuống cầu thang , chạy, đùa nghịch, thò đầu ra lan can. - Ngã do leo trèo: Trèo cây, trèo hàng rào, trèo lan can. - Ngã do xô đẩy, tranh nhau chơi đồ chơi ngoài trời. 5/33 Biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non. - Đi sai đường, sang đường tự do, chơi trong lòng đường, Để giảm bớt tai nạn giao thông không đó, tôi đã nghiên cứu và lồng ghép giáo dục an toàn giao thông vào rất nhiều các hoạt động như: Hoạt động khám phá, trò chuyện, hoạt động vui chơi, đi dạo đi thăm trong chủ đề giao thông nhằm mục đích: - Hướng dẫn các con cách đội, tháo mũ bảo hiểm. - Hướng dẫn trẻ khi sang đường phải nhìn trước sau, không có phương tiện giao thông mới được đi, khi dang đường phải có người lớn dắt. - Không đùa nghịch khi ngồi trên xe, không chơi dưới lòng, lề đường. Không đứng gần xe máy, bô xe. - Giáo dục trẻ đi đúng lề đường bên phải, thực hiện đúng tín hiệu đèn, chỉ dẫn của biển báo và cảnh sát giao thông. - Nhắc phụ huynh tắt máy khi dừng xe, không đi xe trong sân trường trong các giờ đón và trả trẻ. h. Đuối nước: Hàng năm, đuối nước cướp đi bao sinh mạng và đa số là trẻ em. Trẻ em hiếu động, ngây thơ chưa hiểu hết được sự nguy hiểm của việc chơi gần khu vực có nước. Nên xảy ra những sự việc đau lòng: - Ngã xuống mương thoát nước ở gần trường - Ngã vào thùng, xô đựng nước ở trong khu vệ sinh của lớp... Để hạn chế các nguyên nhân gây nên tai nạn cho các con, tôi lựa chọn biện pháp sau: - Hướng dẫn trẻ không đến, đi gần hồ ao. Không tự ý ra khỏi cổng trường đến gần mương nước. Từ những tai nạn trẻ thường gặp, nguyên nhân cơ bản gây nên tai nạn thương tích cho trẻ là: Môi trường, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, số lượng trẻ trên lớp , trẻ chưa có kĩ năng tự vệ cơ bản, việc bao quát trẻ của giáo viên chưa chặt chẽ. Ngoài ra trẻ cũng bị tai nạn thương tích bởi các rủi ro gây nên và sự chủ quan của người lớn. Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng muốn giữ an toàn cho trẻ thì môi trường trẻ sống, vui chơi, học tập phải được đảm bảo an toàn, phải phát hiện kịp thời các nguy cơ có thể gây ra tai nạn thương tích, làm giảm thiểu tác hại đến sức khỏe và sự phát triển của cơ thể, tăng cường các khả năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Sau khi khảo sát, xác định rõ các nguyên nhân và nguy cơ không an toàn có thể gây thương tích cho trẻ, tôi đã tiến hành các biện pháp khắc phục giảm thiểu những nguy cơ đó như sau: 2. Biện pháp 2: Giúp trẻ phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động ở trường mầm non: Mỗi ngày đến lớp trẻ ở với cô giáo từ 8÷10 tiếng và có rất nhiều hoạt động được diễn ra: Từ học tập, vui chơi đến ăn, ngủ, vệ sinh Trong bất cứ hoạt động nào trẻ cũng rất dễ bị tai nạn nhưng không phải vì thế mà chúng ta bắt trẻ ngồi im một chỗ, không vận động, không làm gì cả, mọi việc đều do người lớn sắp đặt. Nếu thế thì trẻ sẽ bị thụ động, không phát triển được. Chúng ta phải để cho trẻ hoạt động, khuyến khích trẻ tìm tòi, khám phá. Song điều quan trọng là chúng ta sẽ tổ chức dạy trẻ như thế nào để không xảy ra sơ xuất. 7/33
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phong_chong_tai_nan_thuong_tich_cho_tr.doc