SKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non B xã Liên Ninh

Thực tế ở lớp tôi, lớp mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tôi thấy rằng: Trẻ lớp tôi rất tò mò thích tìm hiểu thế giới xung quanh, nhiều cháu hiếu động, chưa có kỹ năng, kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích cũng như chưa có ý thức được việc gì nên làm và việc gì không nên làm. Đứng trước thực trạng của trẻ lớp mình là một giáo viên với lòng yêu nghề mến trẻ, có tinh thần và trách nhiệm cao với công việc. Tôi luôn mong muốn cung cấp cho trẻ lớp mình có những kiến thức, kỹ năng đơn giản nhất để phòng tránh những tai nạn không mong muốn. Giúp trẻ phát triển thành người có hiểu biết, giáo dục trẻ một số kỹ năng sống để trẻ phát triển toàn diện . Nên tôi đã trăn trở và suy nghĩ để tìm ra các biện pháp giáo dục và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ lớp mình. Qua một năm thực hiện các biện pháp mà tôi áp dụng đã phát huy được hiệu quả cao. Sau đây tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp các biện pháp mà tôi đã thực hiện có hiệu quả dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) trong trường mầm non”.
docx 30 trang lethu 06/06/2024 2470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non B xã Liên Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non B xã Liên Ninh

SKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non B xã Liên Ninh
 Trong hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn Cấp học mầm non năm học 2016 
- 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện 
đều xác định: Về công tác chăm sóc trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ: “Các cơ sở giáo 
dục mầm non tiếp tục thực hiện Thông tư số 13/TT- BGD& ĐT ngày 15/4/ 2010 
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tại nạn 
thương tích cho trẻ trong nhà trường. Bên cạnh đó còn phải đảm bảo an toàn cho trẻ 
cả về thể chất và tinh thần: Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm danh dự, nhân phẩm, 
xâm phạm thân thể trẻ em”. Đặc biệt trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 
của nhà trường tôi đã đặt chỉ tiêu: 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể 
chất lẫn tinh thần. Duy trì 68 tiêu chí thi đua xếp loại đạt theo Thông tư 13/2010/TT 
của Bộ GD&ĐT về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích 
cho trẻ.
 Thực tế ở lớp tôi, lớp mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) trong quá trình chăm sóc nuôi 
dưỡng giáo dục trẻ tôi thấy rằng: Trẻ lớp tôi rất tò mò thích tìm hiểu thế giới xung 
quanh, nhiều cháu hiếu động, chưa có kỹ năng, kiến thức về phòng chống tai nạn 
thương tích cũng như chưa có ý thức được việc gì nên làm và việc gì không nên 
làm. Đứng trước thực trạng của trẻ lớp mình là một giáo viên với lòng yêu nghề 
mến trẻ, có tinh thần và trách nhiệm cao với công việc. Tôi luôn mong muốn cung 
cấp cho trẻ lớp mình có những kiến thức, kỹ năng đơn giản nhất để phòng tránh 
những tai nạn không mong muốn. Giúp trẻ phát triển thành người có hiểu biết, giáo 
dục trẻ một số kỹ năng sống để trẻ phát triển toàn diện . Nên tôi đã trăn trở và suy 
nghĩ để tìm ra các biện pháp giáo dục và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 
lớp mình. Qua một năm thực hiện các biện pháp mà tôi áp dụng đã phát huy được 
hiệu quả cao. Sau đây tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp các biện 
pháp mà tôi đã thực hiện có hiệu quả dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một 
số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) 
trong trường mầm non”.
* Mục đích nghiên cứu của đề tài:
 - Đánh giá thực trạng kiến thức, kỹ năng của trẻ trong việc phòng chống các 
tai nạn thương tích.
 - Tìm ra các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo bé 
(3 - 4 tuổi) trong trường mầm non.
* Đối tượng nghiên cứu:
 - Các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 
tuổi) trong trường mầm non.
* Phạm vi áp dụng:
 - Trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) trong trường mầm non, năm học 2016 -
 2/29 II.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Mô tả thực trạng:
- Trường mầm non nơi tôi đang công tác nằm ở huyện ngoại thành. Trường được 
xây dựng khang trang, sạch sẽ và đã được công nhận chuẩn quốc gia mức độ I 
năm học 2011- 2012, kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 3. Trường có 
khung cảnh rộng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có đầy đủ đồ chơi 
ngoài trời như: Sân bóng mi ni, khu vận động, vườn cổ tích đều được trang trí đẹp 
có bể vầy và bể cát trắng thu hút trẻ tham gia hoạt động. Nhà trường có 2 điểm 
trường gồm 16 lớp: Được trang bị đầy đủ các phòng chức năng, cơ sở vật chất và 
trang thiết bị để phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
 - Năm học 2016 - 2017 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ 
trách lớp mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi). Lớp có 4 cô có trình độ chuyên môn chuẩn, trên 
chuẩn và có lòng nhiệt tình yêu nghề mến trẻ.
 - Tổng số trẻ trong lớp là 58 trẻ, có 33 trẻ gái và 25 trẻ trai. Trẻ đúng độ tuổi 
phát triển, tâm sinh lý ổn định hòa đồng với mọi người.
 - Phụ huynh của trẻ rất nhiệt tình.
 Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
2. Thuận lợi:
- Bản thân tôi là một giáo viên luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, yêu nghề mến 
trẻ, có kiến thức và kỹ năng sư phạm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt. Giáo 
viên trong lớp luôn quan tâm đến trẻ có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc 
đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
 - Trẻ lớp tôi 100% đúng độ tuổi nên mức độ nhận thức của trẻ đồng đều, có 35 
trẻ chiếm 60% đã học qua lớp nhà trẻ.
 - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, ngay từ đầu năm học đã tổ 
chức cho giáo viên tham dự lớp tập huấn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
 - Lớp tôi được nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng chăm sóc, 
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, có nhà vệ sinh sạch sẽ đúng quy cách, đủ nước sạch phục 
vụ sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
 - Sân trường và các phòng chức năng có nhiều đồ dùng, đồ chơi và thường 
xuyên được kiểm tra bảo dưỡng, đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt 
động. Trường có phòng y tế được trang bị đầy đủ dụng cụ y tế, nhân viên y tế nhiệt 
tình có trình độ chuyên môn.
 - Trường học gần trạm y tế xã và bệnh viện Nông Nghiệp I.
 - Phụ huynh nhiệt tình, phối hợp tốt cùng giáo viên trong việc kết hợp chăm sóc 
nuôi dạy giáo dục trẻ tại nhà.
3. Khó khăn:
 - Bản thân tôi và giáo viên trong lớp kỹ năng xử lý tai nạn thương tích cho trẻ 
 4/29 - Bên cạnh đó tôi tích cực đổi mới các phương pháp dạy học lồng ghép các nội 
dung phòng chống tai nạn thương tích trong tất cả các hoạt động một ngày của trẻ.
* Kết quả đạt được:
 Thông qua cách làm trên bản thân tôi đã nâng cao được trình độ, tích lũy được 
nhiều kinh nghiệm và kiến thức, kỹ năng cần thiết để phòng chống tai nạn thương 
tích cho trẻ một cách tốt nhất. Qua đó tôi biết được cách sơ cứu một số tai nạn 
thường gặp đối với trẻ như:
 - Sơ cứu khi trẻ bị chảy máu cam.
 - Sơ cứu vết thương khi trẻ bị vật sắc nhọn đâm.
 - Sơ cứu khi trẻ bị dị vật đường thở.
 - Sơ cứu khi trẻ bị côn trùng đốt: Ong vàng, ong mật, kiến vàng, muỗi.
 - Sơ cứu khi trẻ bị bỏng.
 - Sơ cứu khi trẻ bị tổn thương về mắt.
 - Sơ cứu khi trẻ bị gãy xương.
 - Sơ cứu khi trẻ bị ngã, va đập.
 - Sơ cứu cầm máu vết thương.
 - Sơ cứu khi trẻ bị điện giật.
 - Sơ cứu khi trẻ bị đuối nước.
 (Nội dung sơ cứu các tai nạn cho trẻ ở phần phụ lục II)
2. Biên pháp 2: Khảo sát đầu năm.
 Ngay từ đầu năm học tôi đã phối hợp cùng với 3 giáo viên ở lớp tiến hành khảo 
sát toàn bộ 58 trẻ trong lớp để nắm rõ được đặc điểm tâm sinh lý, kiến thức, kỹ năng 
phòng chống tai nạn thương tích của từng trẻ, để từ đó xây dựng kế hoạch giáo dục 
trẻ phòng chống tai nạn cho hợp lý. Bên cạnh đó tôi còn khảo sát cơ sở vật chất 
trong và ngoài lớp học để nắm rõ được có bao nhiêu đồ dùng, đồ chơi có nguy cơ 
gây mất an toàn và bao nhiêu đồ dùng, đồ chơi an toàn đối với trẻ để có biện pháp 
kịp thời tham mưu với Ban giám hiệu sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thay thế đối với đồ 
dùng, đồ chơi bị hỏng.
* Cách làm:
a. Khảo sát trẻ:
 Sau khai giảng năm học mới tôi cùng 3 giáo viên của lớp chia trẻ làm 4 nhóm, 
mỗi cô phụ trách đánh giá một nhóm. Giữa các nhóm phải cân đối số trẻ trai, trẻ gái, 
trẻ sinh đầu năm trẻ sinh cuối năm để đảm bảo trẻ các nhóm có nhận thức đồng đều 
nhau. Tôi tổ chức và lồng ghép giáo dục phòng chống tai nạn cho trẻ trong các hoạt 
động như: Hoạt động đón trẻ, hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động ăn, hoạt 
động ngủ, hoạt động chiều, ... cho trẻ tham gia và thông qua kết quả của các hoạt 
động này mà tôi và các giáo viên cùng lớp đã đánh giá được mức độ nhận thức, kỹ 
năng, thái độ của trẻ trong việc phòng chống tai nạn thương tích. Những kết quả thu 
 6/29 TRƯỜNG MẦM NON...............
 PHIẾU ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA TRẺ TRONG
 VIỆC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH.
 Họ và tên trẻ...............................
 Lớp .............................................
 Năm học .....................................
 NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ. Đạt Chưa 
 đạt
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được một số tai nạn có thể gặp phải như: Bị vật sắc nhọn 
đâm, bị côn trùng cắn, bị chảy máu cam,. và khi tai nạn xảy ra trẻ 
sẽ bị thương tích, bị đau.
- Trẻ biết tai nạn thương tích có thể xảy ra trong lúc vui chơi,
trong giờ học, giờ ngủ, .....
- Trẻ biết tự chăm sóc và bảo vệ bản thân, tránh xa các đồ dùng, đồ 
chơi có thể gây nguy hiển cho trẻ như: Dao, kéo, ổ điện,.
- Trẻ biết giữ gìn môi trường trong và ngoài lớp học sạch sẽ, giữ 
gìn vệ sinh thân thể để không bị mắc dịch bệnh.
- Thông qua các hình ảnh, bài thơ, câu chuyện, video clip được các 
cô dạy, trẻ biết vận dụng vào bản thân khi tình huống xảy ra.
- Trẻ biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi đúng cách để không xảy ra tai 
nạn thương tích khi tham gia các hoạt động trong ngày.
2. Kỹ năng:
- Trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi đúng cách để không xảy ra tai nạn 
thương tích.
- Trẻ chơi đoàn kết với bạn không đánh nhau, cắn nhau, xô đẩy 
nhau khi tham gia vào các hoạt động trong ngày.
- Trẻ không trêu chọc các con vật, tránh xa các khu vực nguy hiểm 
như: Ao, hồ, sông,.và các công trình xây dựng.
3.Thái độ:
-Trẻ có ý thức khi tham gia vào các hoạt động trong ngày để tránh 
được các nguy cơ gây tai nạn thương tích.
Tổng số:
 Ngày. tháng.. .năm....
 Giáo viên đánh giá
 (Phụ huynh đánh giá)
 (Kí và ghi rõ họ tên)
 8/29

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phong_chong_tai_nan_thuong_tich_cho_tr.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm.pdf