SKKN Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Phúc Lợi
Kỹ năng này giúp trẻ tự tin ứng phó với các nguy cơ không an toàn và hạn chế tối đa những tổn hại đến bản thân mình. Ngoài ra, giáo viên mầm non cần tìm hiểu và trang bị cho bản thân những kiến thức chính xác và cách phòng tránh tai nạn thương tích để có những biện pháp phòng tránh một cách có hiệu quả. Thực tế hàng ngày trẻ được tham gia rất nhiều hoạt động nhưng trẻ chỉ biết rằng mình học, ăn hoặc chơi theo ý thích của bản thân trẻ, điều này rất nguy hại bởi trẻ cũng là một thành viên tham gia vào cuộc chiến trống lại tai nạn thương tích. Chính vì vậy giáo viên mầm non không chỉ luôn luôn bao quát trẻ để tránh tai nạn thương tích cho trẻ mà cô còn phải lồng ghép và giáo dục để bản thân trẻ hiểu và tránh những tai nạn thương tích. Và đó cũng là một trong những nhiệm vụ của trường mầm non là trang bị cho trẻ những hiểu biết về cách phòng tránh và một sồ kỹ năng đơn giản để trẻ biết tự bảo vệ mình khi cần thiết. Thực tế ở trường mầm non nơi tôi công tác, việc phối kết hợp với phụ huynh giúp trẻ nhận biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh còn nhiều hạn chế. Trẻ còn bé nhận biết được những nguy cơ không an toàn và không biết cách phòng tránh còn hạn chế. Là một giáo viên trẻ với lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trách nhiệm cao trong công việc tôi luôn đau đáu, trăn trở suy nghĩ làm thế nào để trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối không để xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ làm tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình đã triển khai và đạt kết quả tốt.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Phúc Lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Phúc Lợi
MỤC LỤC NỘI DUNG Trang I. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 1 II. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1. Cơ sở lý luận 2 2. Thực trạng vấn đề 3 2.1. Thuận lợi 3 2.2. Khó khăn 4 3. Các biện pháp 4 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giúp trẻ nhận biết nguy cơ 4 không an toàn và phòng tránh. 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ, làm thêm đồ 5 dùng sáng tạo. 3.3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động thực nghiệm giáo dục trẻ biết 6,7,8 một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh. 3.4. Biện pháp 4: Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa khuyến 9,10 khích trẻ tham gia. 3.5. Biện pháp 5: Phối hợp cùng phụ huynh giúp trẻ nhận biết nguy 9,10 cơ không an toàn và phòng tránh. 4. Hiệu quả của sáng kiến 10 III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 11 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 2/10 thành viên tham gia vào cuộc chiến trống lại tai nạn thương tích. Chính vì vậy giáo viên mầm non không chỉ luôn luôn bao quát trẻ để tránh tai nạn thương tích cho trẻ mà cô còn phải lồng ghép và giáo dục để bản thân trẻ hiểu và tránh những tai nạn thương tích. Và đó cũng là một trong những nhiệm vụ của trường mầm non là trang bị cho trẻ những hiểu biết về cách phòng tránh và một sồ kỹ năng đơn giản để trẻ biết tự bảo vệ mình khi cần thiết. Thực tế ở trường mầm non nơi tôi công tác, việc phối kết hợp với phụ huynh giúp trẻ nhận biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh còn nhiều hạn chế. Trẻ còn bé nhận biết được những nguy cơ không an toàn và không biết cách phòng tránh còn hạn chế. Là một giáo viên trẻ với lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trách nhiệm cao trong công việc tôi luôn đau đáu, trăn trở suy nghĩ làm thế nào để trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối không để xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ làm tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình đã triển khai và đạt kết quả tốt. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi nói riêng là một yêu cầu rất quan trọng, giáo viên cần xây dựng hoạt động thông qua quá trình phát triển tâm sinh lý trẻ, đặc biệt là quá trình nhận thức của trẻ. Trẻ 3 tuổi còn rất non yếu sức đề kháng kém tư duy trực quan hình tượng. Khả năng ghi nhớ không bền vững nên cần được làm quen với nội dung cần học ở mọi lúc, mọi nơi và cần được lặp lại nhiều lần. Giáo dục trẻ biết cách phòng tránh tai nạn thương tích là một việc làm rất quan trọng nhưng không dễ dàng. Trước hết giáo viên cần trang bị cho bản thân những hiểu biết chính xác về tai nạn thương tích (khái niệm, nguyên nhân, cách phòng tránh, cách xử lý) và khi đã có những hiểu biết rõ ràng thì giáo viên cần tích hợp, lồng ghép một cách hợp lý vào tất cả các hoạt động (học tập, vui chơi, ) cho trẻ đúng lúc, đúng cách và đúng yêu cầu. Tai nạn thương tích trẻ em là 1 vấn đề mang tính toàn cầu. Mỗi năm trên thế giới có 900.000 ca trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, tương đương với gần 2.500 trẻ em tử vong mỗi ngày, mỗi giờ có hơn 100 trẻ em tử vong. Ở Việt Nam 2010-2014 theo thống kê Bộ Y Tế trung bình nước ta có khoảng 580 trẻ em bị tai nạn thương tích như : tai nạn giao thông, đuối nước, ngã điện giật, bỏng,... Và mỗi ngày có hàng chục gia đình chịu mất mát đau thương vì sự ra đi của con họ do tai nạn.Tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em nước ta còn rất cao so với 4/10 - Phụ huynh quan tâm đến các con, luôn nhiệt tình ủng hộ các phong trào của nhà trường, lớp như : Ủng hộ cây xanh và sách, truyện cho lớp, phối kết hợp tốt với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ 2.2.Khó khăn: - Giáo viên có kinh nghiệm kiến thức về nguy cơ gây tai nạn và cách phòng chống, xử lí cho trẻ tuy nhiên còn hạn chế. - Việc quan sát, bao quát, giám sát trẻ còn chưa chặt chẽ và có một số trẻ hiếu động nên việc tổ chức các hoạt động trẻ chưa tập trung cao. - Trẻ còn bé chưa nhận thức được nguy cơ gây tai nạn thương tích và cách phòng chống để tự bảo vệ mình. - Đa số phụ huynh ở những vùng miền khác nhau, các tỉnh khác nhau nên vấn đề nhận thức về phòng tránh tai nạn thương tích nói riêng và các vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ nói chung còn nhiều hạn chế, một số phụ huynh chưa chú trọng phối kết hợp cùng giáo viên cùng giáo dục trẻ cách nhận biết các nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh. 3. Một số biện pháp 3.1. Xây dựng kế hoạch giúp trẻ nhận biết nguy cơ không an toàn và phòng tránh Xây dựng kế hoạch là tiền đề, là khâu đầu tiên đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động, nó được ví như chìa khoá mở cửa, như kim chỉ nam, mở đường chỉ lối cho người thực hiện các hoạt động đi đến đích và đạt kết quả cao. Xây dựng kế hoạch càng rõ ràng cụ thể, sát với tình hình thực tế bao nhiêu thì kết quả càng đảm bảo công việc thuận lợi giúp người thực hiện chủ động, không bị loanh quanh, chồng chéo, bỏ sót bấy nhiêu. Vì vậy dựa trên phiên chế nhà trường và tổ chuyên môn xây dựng dựa trên kết quả mong đợi của lứa tuổi tôi đã lên kế hoạch, lịch trình hoạt động trong cả năm học để lồng ghép nội dung dạy trẻ biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh. Ở mỗi tháng trong năm học, tôi đưa ra những hoạt động, địa điểm, đồ vật không an toàn mà trẻ có khả năng gặp phải nhiều nhất. Có được nội dung giáo dục kỹ năng phù hợp với từng tháng sẽ giúp tôi dễ dàng trong việc lựa chọn bài dạy để lồng ghép giáo dục trẻ, đồng thời trẻ cũng dễ tiếp thu và ghi nhớ hơn. 3.2. Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ, làm thêm đồ dùng sáng tạo. Sau khi xây dựng kế hoạch xong tôi nghĩ ngay đến xây dựng môi trường an toàn cho trẻ : đó là xây dựng về cơ sở vật chất trong và ngoài lớp học : với trong và ngoài lớp học : cơ sở vật chất chúng tôi tổng vệ sinh và dà soát kiểm tra,..., đồ dùng 2 cô kết hợp làm đồ dùng sáng tạo từ những vật liệu phế thải, dễ kiếm, không tốn nhiều tiền. Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ đó là xây 6/10 3.3. Tổ chức các hoạt động thực nghiệm giáo dục trẻ biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh. 3.3.1. Tổ chức cho trẻ thực nghiệm: Tập huấn cho trẻ về phòng tránh tai nạn thương tích, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ bản thân. Để có thể tổ chức cho trẻ thực nghiệm : Tôi đã thường xuyên đọc sách báo, tìm hiểu tài liệu, tìm kiếm thông tin trên mạng về những nguyên nhân nào dễ dẫn đến tai nạn thương tích trẻ em và tìm hiểu cách phòng tránh cũng như những kĩ năng cấp cứu ban đầu khi có tai nạn xảy ra với trẻ. Bản thân tôi đã được tham gia tập huấn về tai nạn thương tích sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ do trường tổ chức. Trong buổi tập huấn tôi được ban giám hiệu cùng phối hợp y tế phường tập huấn tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn ở trẻ và khi gặp trường hợp đó giáo viên phải xử lí ra sao. Chính tôi còn được lên thử nghiệm sơ cứu mô phỏng cho một trường hợp trẻ bị hóc dị vật đường thở, sơ cứu trẻ khi bị gãy xương,...(phụ lục minh họa) Tôi cũng luôn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của chị em đồng nghiệp trong phương pháp cũng như cách tổ chức để giúp trẻ nhận biết nguy cơ không an toàn và phòng tránh, và kết hợp với nhân viên y tế để làm sao hướng dẫn trẻ một cách đúng nhất, dễ hiểu nhất. Sau đó về tổ chức cho các bé thực nghiệm .(phụ lục minh họa). Sau khi được thực nghiệm về phòng tránh tai nạn thương tích trẻ đã bước đầu thực hiện các bước và nhớ để mà khi xảy ra tự làm một số tai nạn nhỏ như: chảy máu cam,.hóc sặc cháo, bị bỏng nhẹ,..chứ không tự ngồi khóc một mình. 3.3.2 Lồng ghép qua các hoạt động : a. Hoạt động chung 1. HĐ : Khám phá khoa học Đề tài: Một số đồ dùng trong gia đình Tôi chuẩn bị một số đồ dùng gia đình: ấm đun nước, phích nước nóng, dao, kéođể trẻ quan sát nhận xét về chất liệu, tác dụng, cách sử dụng...của những đồ dùng đó. Đàm thoại với trẻ : + Đây là cái gì? Ai biết gì về cái phích nước? + Phích nước dùng để làm gì? Sử dụng như thế nào? + Khi đang rót nước sôi từ ấm vào phích chúng ta phải làm gì? Vì sao? + Theo các con để an toàn chúng ta phải làm gì? > Mở rộng: cho trẻ kể tên một số đồ dùng gia đình khác mà trẻ biết. Đồ dùng nào gây nguy hiểm? Vì sao? 8/10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phong_tranh_tai_nan_thuong_tich_cho_tr.doc