SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ 3-4 tuổi lớp mẫu giáo bé A1 Trường Mầm non Sao Sáng
Qua số liệu đánh giá nhận thấy kỹ năng giao tiếp của trẻ còn rất hạn chế, là giáo viên mầm non nhiều năm dạy trẻ lớp mẫu giáo bé, nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng giao tiếp đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo bé, chúng tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 3 - 4 tuổi có hiệu quả, vì vậy trong năm học 2019 – 2020 chúng tôi đã thực hiện hiện sáng kiến “Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ cho trẻ 3 - 4 tuổi lớp mẫu giáo bé A1, trường mầm non Sao Sáng - Thành phố Lai châu - Tỉnh Lai châu” với hy vọng sẽ tìm ra những giải pháp giáo dục giúp trẻ có được kỹ năng giao tiếp tốt trong cuộc sống hằng ngày. Qua thực hiện sáng kiến nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh, giúp trẻ có nhiều vốn từ để diễn đạt khi trả lời, khi nói lên những ý muốn của bản thân, trẻ có được những kỹ năng giao tiếp cơ bản, đúng mực ( Biết chào hỏi, thưa gửi lễ phép; không nói trống không...), thông qua đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ 3-4 tuổi lớp mẫu giáo bé A1 Trường Mầm non Sao Sáng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ 3-4 tuổi lớp mẫu giáo bé A1 Trường Mầm non Sao Sáng
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến * Sự cần thiết: Trong những năm gần đây ngành giáo dục luôn chú trọng, quan tâm đến việc giáo dục và rèn kỹ năng sống cho học sinh trong từng cấp học, bậc học. Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh là nội dung được quan tâm, đặc biệt là đối với trẻ mầm non. Như chúng ta đã biết từ khi trẻ sinh ra cho tới tuổi mẫu giáo, trẻ được sống trong sự âu yếm của cha mẹ đây là thời điểm trẻ bắt đầu hình thành những kỹ năng hành vi, kỹ năng giao tiếp. Khi bước sang tuổi thứ 3 trẻ được đến trường, lớp, thời gian các cháu ở trường với cô giáo, với các bạn nhiều hơn là ở gia đình, nên trường học chính là môi trường để trẻ học hỏi để phát triển và là nơi để rèn cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết để trẻ có thể hòa nhập vào cộng đồng vào xã hội Trường mầm non Sao Sáng là đơn vị trường nằm ở khu vực trung tâm thành phố, cơ sở vật chất được xây dựng kiên cố, phụ huynh học sinh đa số là cán bộ công chức nhà nước có nhiều điều kiện để phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu. Đội ngũ giáo viên của lớp được biên chế đảm bảo theo quy định, 2/2 đồng chí có trình độ trên chuẩn, có lòng yêu nghề mến trẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần đoàn kết, có trách nhiệm cao trong mọi công việc, có khả năng sáng tạo trong tổ chức các hoạt động cho trẻ. Tổng số học sinh trong lớp 31 cháu, 100% trẻ trong lớp có cùng độ tuổi, khả năng nhận thức và sự phát triển của trẻ tương đối đồng đều, đa số trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp và của trường thuận lợi cho giáo viên trong tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu. Đánh giá về khả năng giao tiếp của trẻ trong thời gian đầu năm học chúng tôi nhận thấy còn có nhiều mặt hạn chế như: Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với cô giáo, các bạn; Chưa biết chào, hỏi cô giáo, bố mẹ khi đến lớp và khi ra về, đa số Trong những năm học trước giáo viên đã áp dụng một số giải pháp như: Lồng ghép kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động trong ngày; Hoặc phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục, rèn các kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Khi thực hiện những giải pháp này cũng có một số ưu điểm nhưng bên cạnh đó cũng còn có những hạn chế nhất định, cụ thể như sau. Giải pháp 1: Giáo dục kỹ năng giao tiếp lồng ghép thông qua các hoạt động trong ngày - Ưu điểm: Giáo viên đã lựa chọn được nội dung giáo dục tích hợp vào các hoạt động một cách hợp lý - Hạn chế, nguyên nhân: Việc thực hiện chưa được thường xuyên, hình thức giáo dục còn gò bó cứng nhắc, chưa khắc sâu, chưa tạo cho trẻ được sự chú ý, ghi nhớ có chủ định nên kỹ năng giao tiếp của trẻ chưa được tốt Giải pháp 2: Phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục, rèn các kỹ năng giao tiếp cho trẻ * Ưu điểm: Giáo viên đã chủ động phối kết hợp với phụ huynh trong thực hiện một số nội dung giáo dục và rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Đa số phụ huynh đã phối hợp tốt với giáo viên trong quá trình thực hiện * Hạn chế: Các nội dung tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh chưa được thường xuyên và chưa được toàn diện, đôi khi chưa có sự thống nhất về cách thực hiện, dẫn đến việc rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ hiệu quả không cao Từ hạn chế của các biện pháp đã thực hiện trước đây chúng tôi nhận thấy cần phải có đổi mới và có thêm các giải pháp thì việc tạo cho trẻ có kỹ năng giao tiếp mới đạt được hiệu quả cao b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến * Giải pháp 1: Dạy và hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua việc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi phân vai trong giờ hoạt động góc hàng ngày Hình ảnh trẻ hoạt động góc qua trò chơi phân vai * Giải pháp2: Giáo dục, rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hình thức nêu gương Đây là giải pháp mới được thực hiện, chúng tôi cho rằng biện pháp này rất có hiệu quả bởi nêu gương là một hình thức vô cùng hữu hiệu đối với trẻ trong tất cả các hoạt động, bởi với tâm lý của trẻ mầm non là trẻ rất thích được khen, và trẻ rất mong muốn được khen như bạn, vì vậy hình thức nêu gương là cách làm sẽ mang lại hiệu quả cao đối với việc giáo dục trẻ nói chung và việc giáo dục, rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ nói riêng. Chúng tôi đã thực hiện công tác nêu gương như sau: Vào đầu giờ khi trẻ đến lớp sau khi điểm danh chúng tôi cho 3 bạn tổ trưởng của 3 tổ lên báo cáo nhận xét xem các bạn trong tổ của mình hôm nay đến lớp thế Hình ảnh nêu gương trẻ đã có kỹ năng giao tiếp tốt trước cả lớp Hình ảnh nêu gương trẻ trong giờ cắm cờ * Giải pháp 3: Đổi mới hình thức phối kết hợp với phụ huynh trong rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ Đây là biện pháp chúng tôi đã thực hiện nhưng còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Các nội dung tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh chưa được thường xuyên và chưa được toàn diện, đôi khi chưa có sự thống nhất về cách thực hiện, dẫn đến việc rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ hiệu quả không cao, chính vì vậy chúng tôi cần có sự đổi mới khi thực hiện giải pháp này. - Điểm mới của giải pháp cụ thể như sau: Tạo được sự thống nhất giữa phụ huynh và giáo viên trong lớp trong việc rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Công tác tuyên truyền của giáo viên đa dạng và có hiệu quả hơn. - Cách thực hiện: Chúng tôi đã thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ phải tuân thủ theo các bước, lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ ghi nhớ được. Ngoài ra chúng tôi còn tuyên truyền với phụ huynh bằng nhiều các hình thức khác nhau như là: Qua góc tuyên truyền chúng tôi đã dán các hình ảnh về kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt. để phụ huynh nắm bắt được và các hình ảnh về các kỹ năng cần thiết cho trẻ ) để từ đó phụ huynh có thể xác định đúng đắn và rõ vai trò của mình trong việc rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ tốt nhất. Bên cạnh xây dựng góc tuyên truyền tại lớp chúng tôi còn phát tờ rơi để phụ huynh nắm bắt được sự cần thiết của việc rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ như thế nào và các kỹ năng dạy trẻ giao tiếp ở nhà cho đúng cách, từ đó phụ huynh sẽ nắm bắt và kết hợp với các cô để dạy cho trẻ được tốt hơn. Với cách làm như vậy chúng tôi thấy trẻ có tiến bộ rất rõ nét về thực hiện kỹ năng rất thuần thục thành các kỹ năng, kỹ sảo hàng ngày. Các bậc phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc rèn các kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Từ đó phụ huynh có sự phối hợp với các cô để dạy trẻ kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả nhất mục đích đề ra đó là khắc phục được những tồn tại, hạn chế của các biện pháp khi áp dụng trong những năm học trước. Giáo viên đã có nhiều đổi mới và sáng tạo trong tổ chức các hoạt động rèn các kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo bé, trẻ đã có các kỹ năng giao tiếp tốt, biết hòa đồng cùng với các bạn trong lớp, ngoan ngoãn lễ phép với mọi người, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, tự tin thích tham gia hoạt động giao tiếp với mọi người, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ . c. Hiệu quả về mặt xã hội Sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ cho trẻ 3 - 4 tuổi lớp mẫu giáo bé A1, trường mầm non Sao Sáng - Thành phố Lai châu - Tỉnh Lai châu” đã gặt hái được thành công nhất định. Chuyên đề đã có sức lan tỏa đến các khối, các lớp trong nhà trường. - Đối với giáo viên: Giáo viên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ đó giáo viên đã năng động, linh hoạt, sáng tạo hơn trong quá trình rèn các kỹ năng giao tiếp cho trẻ. - Đối với học sinh: Học sinh lớp được áp dụng sáng kiến đa số trẻ đã có những, kỹ năng giao tiếp rất thuần thục như trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn tự tin trong mọi hoạt động, biết kính trên, nhường dưới, biết ứng xử đúng mực với mọi người, biết hòa đồng cùng với các bạn trong lớp, lễ phép với mọi người, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, tự tin thích tham gia hoạt động giao tiếp với mọi người, kỹ năng phát triển tình cảm xã hội của trẻ được tốt hơn, trẻ biết nhận xét mình làm tốt và trẻ có ý thức nhắc nhở và giúp đỡ bạn khi bạn thực hiện kỹ năng giao tiếp chưa tốtLớp được thường xuyên ban giám hiệu đi kiểm tra, dự giờ và đều đánh giá là trẻ trong lớp có nề nếp thói quen, kỹ năng giao tiếp tốt Khi tiến hành đánh giá và so sánh kết quả giữa lớp được áp dụng sáng kiến với một lớp không được áp dụng sáng kiến, chúng tôi thấy tỷ lệ học sinh của lớp được áp dụng sáng kiến cao hơn từ 09 đến 20% so với lớp không áp dụng sáng kiến. Trần Thị Vân Lê Huyền Thương b. Kiến nghị khác * Đối với nhà trường Thường xuyên tổ chức tập huấn, các tiết dạy chuyên đề, các tiết dạy mẫu rèn kỹ năng giao tiếp, để giáo viên có cơ hội học hỏi trao đổi với đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân. * Đối với phòng giáo dục thành phố Tổ chức nhiều các buổi sinh hoạt chuyên đề, buổi tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho trẻ theo cụm, để giáo viên khác có cơ hội học hỏi những kinh nghiệm của trường bạn.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_giao_tiep_cho_tre_3_4_tuoi.docx