SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã đưa giáo dục kỹ năng sống vào trong nội dung giáo dục của bậc học mầm non. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 của Sở giáo dục đào tạo về việc chăm sóc giáo dục trẻ và yêu cầu thực tế về việc cần thiết dạy trẻ kỹ năng sống trong trường mầm non nói chung và trường mầm non xã Tân Triều nói riêng. Tôi nhận thấy trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà các hoạt động của trẻ bị xáo trộn, đa số trẻ ở nhà với ông bà hoặc với người giúp việc. Mọi sinh hoạt của trẻ đều có người làm hộ, trẻ ít có cơ hội rèn các kỹ năng lao động tự phục vụ. Bản thân là một giáo viên mầm non tâm huyết với nghề, tôi thực sự trăn trở làm thế nào để trong thời gian nghỉ dịch ở nhà trẻ vẫn được cung cấp các kiến thức về các kỹ năng lao động tự phục vụ một cách đầy đủ và có hội để thực hành các kỹ năng đó. Qua việc tìm tòi, nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹ năng lao động tự phục vụ đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ do ảnh hưởng của dịch Covid-19”.
docx 28 trang lethu 26/05/2024 1010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ do ảnh hưởng của dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ do ảnh hưởng của dịch Covid-19

SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ do ảnh hưởng của dịch Covid-19
 MỤC LỤC
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................1
 I. Lý do chọn đề tài:...........................................................................................1
 II. Mục đích nghiên cứu: ...................................................................................2
 III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.......................................................3
PHẦN II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .......................................................................4
 I. Cơ sở lý luận: .................................................................................................4
 II. Cơ sở thực tiễn:.............................................................................................5
 1. Thuận lợi: ..................................................................................................5
 2. Khó khăn: ..................................................................................................5
 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: ................................................6
 III. Các biện pháp thực hiện: .............................................................................6
 1. Biện pháp 1: Xác định những kỹ nănglao động tự phục vụ phù hợp với trẻ 
 3-4 tuổi: .............................................................................................................6
 2. Biện pháp 2:Xây dựng video hướng dẫn các kỹ năng lao động tự phục vụ 
 cho trẻ:...............................................................................................................7
 3. Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ 
 thông qua các hoạt động khác .........................................................................11
 3.1. Bổ xung kiến thức về lao động tự phục vụ qua các tác phẩm văn học.11
 3.2. Đưa kiến thức về kỹ nănglao động tự phục vụ vào hoạt động giáo dục 
 âm nhạc : .....................................................................................................12
 4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc duy trì các kĩ 
 năng lao động tự phục vụ cho trẻ: ...................................................................13
 IV. Kết quả đạt được: ......................................................................................14
 1. Đối với trẻ: ..................................................................................................14
 2. Đối với giáo viên:........................................................................................15
 3. Đối với phụ huynh:......................................................................................15
PHẦN III- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................16
 1.Kết luận: .......................................................................................................16
 2. Khuyến nghị: ..............................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
cứu thì trẻ ở lứa tuổi này não bộ vẫn rất dễ dàng tiếp thu và thay đổi, đặc biệt là 
trong những tình huống kích thích cảm xúc của trẻ và sau khi trẻ chơi những trò 
chơi đòi hỏi sự hoạt động cơ thể. Vì thế những kinh nghiệm tích cực mà trẻ thu 
được trong thời kỳ này rất quan trọng đối với sự phát triển kỹ năng lâu dài và toàn 
diện của trẻ. Nó giúp trẻ hình thành những thói quen tốt ngay từ nhỏ, trẻ có sự chủ 
động trong cuộc sống sau này. 
 Là giáo viên mầm non, làm thế nào để giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho 
trẻ 3 - 4 tuổi đạt hiệu quả tốt nhất là vấn đề khiến bản thân tôi hết sức băn khoăn 
trăn trở. Vì với trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi thì việc dạy kỹ năng sống cho trẻ không 
phải là nói cho trẻ biết làm mà việc dạy kỹ năng cho trẻ là cả một quá trình 3 
bước: Quan sát => bắt chước, tập làm => thực hành thường xuyên thông qua các 
hoạt động trong ngày. Có như vậy thìtrẻ mới hiểu và dần dần hình thành kỹ năng 
cho bản thân.
 Những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã đưa giáo dục kỹ năng 
sống vào trong nội dung giáo dục của bậc học mầm non. Thực hiện nhiệm vụ năm 
học 2021 - 2022 của Sở giáo dục đào tạo về việc chăm sóc giáo dục trẻ và yêu cầu 
thực tế về việc cần thiết dạy trẻ kỹ năng sống trong trường mầm non nói chung và 
trường mầm non xã Tân Triều nói riêng. Tôi nhận thấy trong thời gian trẻ nghỉ 
dịch ở nhà các hoạt động của trẻ bị xáo trộn, đa số trẻ ở nhà với ông bà hoặc với 
người giúp việc. Mọi sinh hoạt của trẻ đều có người làm hộ, trẻ ít có cơ hội rèn 
các kỹ năng lao động tự phục vụ.
 Bản thân là một giáo viên mầm non tâm huyết với nghề, tôi thực sự trăn trở 
làm thế nào để trong thời gian nghỉ dịch ở nhà trẻ vẫn được cung cấp các kiến 
thức về các kỹ năng lao động tự phục vụ một cách đầy đủ và có hội để thực hành 
các kỹ năng đó.
 Qua việc tìm tòi, nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹ 
năng lao động tự phục vụ đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã lựa chọn và thực 
hiện đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ nănglao động tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi 
trong thời gian nghỉ do ảnh hưởng của dịch Covid-19”.
II. Mục đích nghiên cứu:
 Nghiên cứu nhằm mục đích rèn kỹ năng lao độngtự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi 
trong thời gian nghỉ do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Từ đóđưa ra một số biện 
pháp nhằm giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, có kỹ năng tự phục vụ mọi lúc, mọi nơi. 4
 Đầu tiên, chúng ta cần hiểu Kỹ năng lao động tự phục vụ ở trẻ mầm non là 
gì? Và giáo dục kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ mầm non là gì?
 Kỹ năng lao động tự phục vụ ở trẻ mầm non là những hành động tích cực 
chuyên biệt của trẻ thực hiện hay giải quyết các tình huống hay công việc phục 
vụ cho chính mình như tự ăn uống, tự chăm sóc bản thân...
 Giáo dục kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ mầm non là quá trình tác động 
sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực bình đẳng, tích cực 
ở trẻ để thực hiện hay giải quyết các tình huống hay công việc phục vụ cho chính 
mình như tự ăn uống, tự chăm sóc bản thân... giúp trẻ sống tự lập, khỏe mạnh.
 Kỹ năng lao động tự phục vụ có thật sự cần thiết với trẻ hay không? Bạn có 
cho rằng với trẻ nhỏ những kỹ năng đó không cần thiết mà nên để chúng phát triển 
một cách tự nhiên? Nhưng những việc tưởng chừng đơn giản nhất nó lại chính là 
những kỹ năng giúp trẻ sinh tồn.Việc ăn, ngủ, chơilà những việc rất đơn giản 
nhưng nó cũng cần kỹ năng riêng của nó. Hãy thử nhìn lại xem con mình đã làm 
được những việc gì, công việc tối thiểu nhất là tự phục vụ bản thân liệu con đã tự 
đánh răng, tự mặc quần áo, tự chuẩn bị đồ dùng cho bản thân hay con đã có những 
kỹ năng tự bảo vệ bản thân.
 Thực tế cho thấy, đa phần trẻ mầm non sống rất ích kỷ, chỉ biết đến bản thân, 
chỉ biết nhận, biết hưởng thụ mà không biết cho đi. Ở trường cũng như ở nhà, trẻ 
hầu như hoàn toàn thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại phụ thuộc vào người lớn.
 Trẻ ở giai đoạn 3- 4 tuổi, đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển 
của trẻ mầm non. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu hình thành khả năng suy nghĩ muốn 
tự lập, muốn làm cái này, cái kia một mình. Tính tự lập là một biểu hiện tâm lý có 
ảnh hưởng trực tiếp đên quá trình phát triển và hình thành các phẩm chất nhân 
cách cho trẻ. Một số dấu hiệu bắt đầu hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự 
khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn làm một số công việc đơn giản trong sinh 
hoạt hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ lúc còn nhỏ không những tạo 
cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều 
kiện quan trọng giúp trẻ hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo làm cơ sở hình 
thành các kỹ năng sống cho trẻ sau này. Kỹ năng lao động tự phục vụ là phương 
tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng 
tạo, tự tin và vững vàng trước mọi thử thách.
II. Cơ sở thực tiễn:
1. Thuận lợi: 6
3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: 
 Bảng khảo sát đầu năm về các kỹ nănglao độngtự phục vụ
 ở 35 trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi (tháng 8/2021)
 Các kỹ năng lao động Số trẻ thực 
 Số trẻ có Tỉ lệ Tỉ lệ 
 STT tự phục vụ phù hợp ở hiện chính 
 Kỹ năng % %
 độ tuổi của trẻ xác kỹ năng
 1 Lau miệng 14 40% 0 0%
 2 Rửa tay bằng xà phòng 15 43% 0 0%
 3 Súc miệng nước muối 7 20% 5 14%
 4 Cài, cởi cúc áo 5 14% 0 0%
 5 Đóng, mở cửa 15 43% 8 23%
 6 Hỉ mũi 12 34% 5 14%
 7 Sử dụng bát, thìa 17 49% 7 20%
 8 Đeo khẩu trang 13 37% 6 17%
 9 Đi, cởi giày (dép) đúng cách 16 48% 9 26%
 10 Vứt rác đúng nơi quy định 18 51% 10 29%
 Qua bảng khảo sát từ CMHS, tôi thấy việc trẻ thực hiện các kỹ năng lao đ
ộng tự phục vụ còn nhiều hạn chế, nhiều trẻ chưa có kỹ năng vì lứa tuổi còn nhỏ 
và hầu hết các kỹ năng này đều do ông bà, cha mẹ làm giúp trẻ.
III. Các biện pháp thực hiện:
1. Biện pháp 1: Xác định những kỹ nănglao động tự phục vụ phù hợp với trẻ 
3-4 tuổi:
 Một ngày sinh hoạt của trẻ tại nhà, đòi hỏi trẻ cần có những kỹ năng lao động 
tự phục vụ cần thiết, phù hợp với sự phát triển thể chất của trẻ. Trên cơ sở khảo 
sát những kỹ năng lao động tự phục vụ trẻ đã có, cùng với sự nghiên cứu của bản 
thân, tôi đã lựa chọn và xác định 10 kỹ năng lao động tự phục vụ phù hợp với độ 
tuổi của trẻ 3-4 tuổi.
 Một đặc điểm nữa là các kỹ năng lao động tự phục vụ này cũng có độ phức 
tạp khác nhau, nên tôi đã lựa chọn và sắp xếp các kỹ năng theo các thời điểm, theo 
mức độ từ đễ đến khó, đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức cho trẻ. Đồng thời tôi 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_lao_dong_tu_phuc_vu_cho_tr.docx