SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng phòng tránh nguy cơ mất an toàn và bạo hành trẻ độ tuổi 3-4 tuổi ở trường mầm non

Việc giáo dục rèn kỹ năng phòng tránh nguy cơ mất an toàn và bạo hành trẻ cho trẻ ngay từ khi còn bé sẽ giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với con người, với thiên nhiên. Từ đó trẻ học hỏi và làm giàu vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng của bản thân. Nếu thiếu các kỹ năng sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, những sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt trẻ em độ tuổi 3-4 tuổi là lứa tuổi rất nhút nhát, còn quấy khóc nhiều vào đầu năm học, bên cạnh đó cũng có rất nhiều trẻ thích tìm tòi, khám phá nhưng còn rất non nớt, yếu đuối, chưa có kinh nghiệm sống, chưa có khả năng tự bảo vệ bản thân. Chính vì thế trẻ rất dễ gặp nguy hiểm. Trẻ có thể gặp nguy hiểm bởi sự bất cẩn của người lớn như bỏng, điện giật, trơn trượt, bắt cóc cũng có thể là đối tượng của bạo hành trẻ nhiều nhất. Những nguy cơ không an toàn đó không những có thể xảy ra ở nhà, hay bên ngoài mà còn xảy ra trong Trường Mầm non, điểm trông giữ trẻ. Những trường hợp khiến các cháu tử vong như: điện giật, ngã trong nhà vệ sinh hay bị tủ đựng đồ đè lên người. Ngoài ra còn có những trường hợp trẻ bị bạo hành gây thương tích trầm trọng. Các tai nạn xảy ra ở những thời điểm khác nhau trong ngày như giờ hoạt động chung, giờ ăn, giờ ngủ, đi vệ sinh, giờ trả trẻ, cho thấy mức độ phức tạp và khó khăn trước thực tế đang xảy ra khiến giáo viên mầm non không thể lường trước được.
doc 26 trang lethu 04/07/2024 2154
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng phòng tránh nguy cơ mất an toàn và bạo hành trẻ độ tuổi 3-4 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng phòng tránh nguy cơ mất an toàn và bạo hành trẻ độ tuổi 3-4 tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng phòng tránh nguy cơ mất an toàn và bạo hành trẻ độ tuổi 3-4 tuổi ở trường mầm non
 2
thương tích trầm trọng. Các tai nạn xảy ra ở những thời điểm khác nhau trong ngày 
như giờ hoạt động chung, giờ ăn, giờ ngủ, đi vệ sinh, giờ trả trẻ, cho thấy mức độ 
phức tạp và khó khăn trước thực tế đang xảy ra khiến giáo viên mầm non không thể 
lường trước được.
 Để đạt được những mục tiêu về “Rèn kỹ năng phòng tránh nguy cơ mất an toàn 
và bạo hành trẻ độ tuổi 3-4 tuổi ở Trường Mầm non” thì việc nâng cao chất lượng các 
hoạt động giáo dục trẻ ở từng nhóm lớp nói riêng, từng cá nhân giáo viên nói riêng 
phải nâng cao chất lượng của chính nhóm lớp mình phụ trách. 
 Từ đó, một câu hỏi đặt ra cho chính bản thân chúng tôi: phải làm thế nào để giúp 
trẻ ở độ tuổi mình phụ trách (3-4 tuổi) đạt được kết quả tốt nhất, trong đó chúng tôi 
cần quan tâm đến rèn kỹ năng phòng tránh nguy cơ mất an toàn và bạo hành trẻ độ 
tuổi 3-4 tuổi ở Trường Mầm non. Đặc biệt tại địa bàn xã Đông Sơn còn là một trong 
hai xã nghèo trọng điểm của Thành phố Tam Điệp và của Tỉnh Ninh Bình, trình độ 
phát triển kinh tế xã hội còn kém hơn nhiều so với các phường trong Thành phố, điều 
đó cũng dẫn đến nhiều thiệt thòi cho trẻ.
 Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thấy việc trang bị cho trẻ những kiến thức 
cơ bản về cách phòng tránh một số nguy cơ mất an toàn và bạo hành cho trẻ là một 
việc làm vô cùng cần thiết.
 Nắm bắt được điều đó tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng phòng 
tránh nguy cơ mất an toàn và bạo hành trẻ độ tuổi 3-4 tuổi ở Trường Mầm non” để 
áp dụng và thực hiện trong năm học 2022 – 2023.
1. Giải pháp cũ thường làm:
 Trước đây việc rèn kỹ năng phòng tránh nguy cơ mất an toàn và bạo hành cho 
trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non thường được chúng tôi tiến hành một cách rất đơn 
giản đó là cô giáo đưa ra các tình huống có thể gây mất an toàn cho trẻ và các tình 
huống bạo hành trẻ cho trẻ quan sát, theo dõi sau đó cô giáo hỏi trẻ một số câu hỏi 
đơn giản liên quan đến nội dung cô cần cung cấp và cuối cùng là cô khái quát lại nội 
dung cho trẻ lắng nghe. Hoạt động này chúng tôi thường tiến hành trong hoạt động 
mọi lúc mọi nơi.
 *Ưu điểm: Cô không mất thời gian chuẩn bị, cô giáo chỉ cần tìm video cho trẻ 
quan sát.
 * Nhược điểm:
 - Trẻ không được tham gia thảo luận, đưa ra các ý kiến của mình điều đó đã 
đẩy trẻ vào thế thụ động, không phát huy được tính chủ động sáng tạo của trẻ, hoạt 
động không lấy trẻ làm trung tâm...
 - Các nội dung cô truyền đạt về rèn kỹ năng phòng tránh nguy cơ mất an toàn 
và bạo hành trẻ lĩnh hội chậm và không khắc sâu được trong trí nhớ của trẻ. 4
không sắc nhọn để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Từ đó kích thích trẻ ham muốn được 
tham gia vào các hoạt động, được khám phá, phát huy được tính tích cực, năng động và 
sáng tạo ở trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện ở tất cả các lĩnh vực. 
 (Hình 2: Đồ dùng đồ chơi làm từ nguyên vật liệu đã qua sử dụng 
 không độc hại, an toàn như: Bìa cát tông, chai nhựa.)
 Các loại tủ đựng chăn màn chiếu, giá góc đựng đồ dùng đồ chơi của trẻ tôi đã 
tham mưu với ban giám hiệu nhà trường đầu tư mua sắm và bố trí sắp xếp ổn định chắc 
chắn (bắt vít vào tường) để tránh nguy cơ bị lật, đổ khi trẻ hoạt động. Thiết bị được 
treo, móc cần đảm bảo không làm va đập vào đầu, vào người trẻ, được cố định chắc 
chắn tránh rơi xuống phía dưới, chậu cây cảnh ở ngoài hiên được gắn xi măng phía 
dưới để khi va chạm tránh bị lật đổ.
 (Hình 3: Giá đồ chơi sắp xếp gọn gàng, bắt vít chắc chắn)
 * Môi trường ngoài lớp học
 Xây dựng môi trường ngoài lớp học đảm bảo an toàn cũng rất cần thiết. 
Trường mầm non Đông Sơn có không gian rộng rãi, thoáng mát, có nhiều cây xanh, 
khu vực chơi ngoài trời của trẻ sạch sẽ, đồ chơi phong phú thu hút được trẻ tham gia 
vào các hoạt động, các góc chơi trải nghiệm trên sân trường dành cho trẻ như: khu 
vui chơi thể chất, khu vườn cổ tích, khu hoạt động khám phá tạo hình, khu vui chơi 
cát nước đều được trải thảm cỏ rất êm và sạch sẽ, đồ chơi ngoài trời thường xuyên 
được bảo trì, sửa chữa đảm bảo an toàn cho trẻ để trẻ được tham gia vào các hoạt 
động chơi cùng với thiên nhiên và khám phá trải nghiệm. Các đồ chơi trong góc chơi 
rất thân thiện và an toàn với trẻ.
 (Hình 4: Khu vui chơi thể chất)
 (Hình 5: Khu vườn cổ tích)
 Hàng ngày cô giáo cho trẻ ra sân chơi, hòa mình vào thiên nhiên, cô tổ chức 
nhiều trò chơi cho trẻ như: Trò chơi dân gian: Nu na nu nống, Dung dăng dung dẻ; 
Thả đỉa ba ba, Lộn cầu vồng; Các trò chơi rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay như: 
Hai chú lính chì, Tôm cá cua, Hai chú chim xinh, các hoạt động tập thể như nhảy dân 
vũ, hay chỉ là hoạt động cô và trẻ trò chuyện cùng nhau hoặc cho trẻ xem cảnh vật 
xung quanh sân trường, cây cối, vườn rau, vườn cây ăn quả, cho trẻ chơi cầu trượt, đu 
quay, chơi thú nhún và cũng có thể là hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe. 
 (Hình 6: Cô cho trẻ chơi các trò chơi ở môi trường ngoài lớp học)
2.2. Biện pháp 2: Sưu tầm, sáng tác trò chơi, bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo 
dục trẻ phòng tránh các nguy cơ mất an toàn và bạo hành trẻ.
 Qua thực tiễn công tác tôi nhận thấy khi dạy trẻ về các nguy cơ mất an toàn bằng 
cách “thực hành miệng” các cách phòng tránh, các cách hoạt động an toàn thì trẻ sẽ 
không hình dung ra được, không khắc sâu trong trí nhớ của trẻ và tôi nhận thấy trò chơi 6
Chính vì vậy tôi đã sáng tác một số bài thơ, câu chuyện lống vào đó các tình huống 
nhằm mục đích giáo dục trẻ, giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú, tự nguyện. 
 Ví dụ: Câu chuyện “Đừng tùy tiện theo người lạ”. 
 “Sáng chủ nhật tuần trước, Mi Mi được đi siêu thị cùng mẹ, cô bé hiếu động 
cứ chạy hết chỗ này đến chỗ khác khiến cho mẹ không tài nào giữ nổi. Mẹ nói với Mi 
Mi con không được nghịch ngợm như vậy nữa, nhưng Mi Mi không nghe lời chỉ đợi 
cho mẹ quay đi rồi chạy ngay, nhưng cô bé đâu hiểu rằng siêu thị ngày cuối tuần rất 
đông người, đi vòng quanh cuối cùng quay lại thì chẳng thấy bóng dáng mẹ. Mi Mi 
sợ quá òa lên khóc, lúc ấy có một phụ nữ đeo kính đen bước lại và nói: Chào cháu! 
Cô là bạn của mẹ cháu đây, mẹ cháu đang đợi cháu ở đằng kia kìa cô cháu mình 
cùng tới chỗ đó nha. Mi Mi gật đầu và đi theo người lạ không chút nghi ngờ. Cũng 
may lúc đó Mẹ Mi Mi bước đến thật nhanh còn người phụ nữ kia biết kế hoạch đã bị 
lộ tảy nên vội vàng bước đi thật nhanh. Mẹ nói với Mi Mi: Đó là người xấu muốn bắt 
cóc trẻ em, vì thế lần sau con không được nhận quà hay đi theo người lạ đấy. May 
hôm nay mẹ đến kịp nếu không thì không biết điều gì sẽ xảy ra nữa”. 
 Khi kể xong câu chuyện cho trẻ nghe tôi đàm thoại với trẻ để trẻ hiểu hơn về 
nội dung câu chuyện, hiểu rõ tính cách nhân vật: Trong câu chuyện, bạn Mi Mi được 
mẹ cho đi đâu chơi? Mẹ Mi Mi đã nhắc bạn ấy những gì? Bạn ấy có nghe lời mẹ 
không? Điều gì đã xảy ra với Mi Mi? Chúng mình có nên học theo bạn Mi Mi không? 
Khi đàm thoại với trẻ cô đi sâu hỏi từng cá nhân trẻ để từ đó trẻ nhận thức sâu sắc 
những việc bé nên làm và không nên làm, việc này sẽ giúp trẻ vận dụng vào thực tế 
khi trẻ gặp phải tình huống tương tự. 
 Qua nội dung của tác phẩm đó trẻ sẽ nhận biết được tính cách nhân vật, phân 
biệt được việc làm tốt – xấu, đúng – sai hướng đến việc làm tốt ngay từ nhỏ. 
 Ví dụ : Bài thơ 
 XUỐNG CẦU THANG
 Này các bạn nhỏ
 Khi xuống cầu thang
 Bé lưu ý nhé
 Bước xuống cẩn thận
 Nhớ đừng đùa nhau
 Đừng lấy tay vịn
 Làm cầu trượt chơi
 Nhỡ mà bị rơi
 Thì nguy hiểm lắm!
 Cô giảng nội dung và đàm thoại cùng trẻ: Khi xuống cầu thang con cần lưu ý 
điều gì? Có được đùa nhau khi đi cầu thang không? Nếu các con trượt lên tay vịn của 
cầu thang thì điều gì sẽ xảy ra.
 (Hình 8: Đi cầu thang) 8
 Từ đó trẻ lớp tôi nhận biết được một số nguy cơ mất an toàn và cách phòng 
tránh chúng.
2.3. Biện pháp 3: Đưa nội dung Rèn kỹ năng phòng tránh nguy cơ mất an toàn 
và bạo hành trẻ vào các hoạt động giáo dục trong ngày.
 Nếu như trước kia hoạt động rèn kỹ năng phòng tránh nguy cơ mất an toàn và 
bạo hành trẻ chỉ được thực hiện trong hoạt động mọi lúc, mọi nơi và thực hiện một 
cách đơn giản, thì trong thời điểm hiện tại chúng tôi đã đưa các nội dung phòng tránh 
nguy cơ mất an toàn và bạo hành trẻ vào trong hoạt động có chủ đích, hoạt động chiều. 
 Ví dụ: Đề tài: Cách xử lí khi bị ép ăn.
 Thời gian tổ chức: Hoạt động chiều.
 * Ổn định tổ chức: 
 Cô tập trung trẻ, trò chuyện với trẻ những hoạt động trong ngày của trẻ.
 Cô cho trẻ xem video trẻ đang tự xúc cơm ăn, cô trò chuyện với trẻ về nội dung 
của video, giáo viên khái quát lại giá trị dinh dưỡng của các món ăn, giáo dục trẻ ăn 
hết suất
 * Nội dung
 - Hoạt động 1: Thảo luận nội dung.
 Cô cho trẻ quan sát hình ảnh trẻ bị ép ăn và cùng thảo luận về nội dung tranh.
 + Bạn trong tranh đang làm gì?
 + Thái độ của bạn ấy như thế nào?
 + Bạn trong tranh đang tự ăn hay bị ép ăn?
 Cô chia nhóm thảo luận:
 + Nếu bị ép ăn, con sẽ cảm thấy như thế nào?
 + Làm thể nào để tránh khỏi tình trạng bị ép ăn?
 + Khi bị ép ăn con sẽ làm gì?
 Trẻ thảo luận và đưa ra ý kiến.
 Cô giáo khái quất lại nội dung
 - Hoạt động 2: Trò chơi: Tìm nhà
 Cô nói luật chơi, cách chơi sau đó cho trẻ chơi.
 Trong hoạt động này giáo viên đã đưa trẻ vào trung tâm của hoạt động, trẻ 
được trải nghiệm, thảo luận đưa ra cách giải quyết vấn đề mình được quan sát, bên 
cạnh đó trẻ được tham gia hoạt động thực hành cách giải quyết tình huống,
 Qua hoạt động thảo luận, thực hành sử lý tình huống trẻ ghi nhớ một cách sâu 
sắc các nội dung mình đã được học, vận dụng vào thực tế khi gặp tình huống tương tự.
2.4. Biện pháp 4: Hình thành thói quen tốt thông qua hoạt động vui chơi.
 Trong trò chơi trẻ tích cực hoạt động và nắm vững các quy tắc đạo đức, các 
chuẩn mực hành vi con người trong các mối quan hệ xã hội, nắm vững thái độ của con 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_phong_tranh_nguy_co_mat_an.doc