SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé trong Trường Mầm non Đinh Tiên Hoàng
Hiện nay, việc rèn kỹ năng xã hội cho trẻ Mầm non đã được ngành giáo dục và xã hội quan tâm hơn. Đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng học tập, sinh hoạt theo nhóm, rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác, rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng, việc bồi dưỡng kinh nghiệm sống, rèn luyện thói quen tốt giúp trẻ hình thành kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, biết hợp tác cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích óc tò mò, khả năng sáng tạo, biết yêu thương chia sẻ, biết lắng nghe người khác nói, đồng thời biết diễn đạt ý của mình trong nhóm bạn; ngoài ra còn xây dựng ở trẻ lòng tự tin khi tiếp nhận thử thách mới.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé trong Trường Mầm non Đinh Tiên Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé trong Trường Mầm non Đinh Tiên Hoàng
thể coi như chìa khóa cho sự sống còn và phát triển của con người. Người có kỹ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách, họ thường thành công hơn và làm chủ cuộc sống chính họ. Giáo dục kỹ năng sống góp phần phát triển các hành vi xã hội tích cực, nâng cao chất lượng cuộc sống và đẩy nhanh sự tiến bộ của toàn xã hội. Hiện nay, việc rèn kỹ năng xã hội cho trẻ Mầm non đã được ngành giáo dục và xã hội quan tâm hơn. Đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng học tập, sinh hoạt theo nhóm, rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác, rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng, việc bồi dưỡng kinh nghiệm sống, rèn luyện thói quen tốt giúp trẻ hình thành kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, biết hợp tác cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích óc tò mò, khả năng sáng tạo, biết yêu thương chia sẻ, biết lắng nghe người khác nói, đồng thời biết diễn đạt ý của mình trong nhóm bạn; ngoài ra còn xây dựng ở trẻ lòng tự tin khi tiếp nhận thử thách mới. 2. Cơ sở thực tiễn. Khi thực hiện đề tài này tôi đã gặp phải một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi và khó khăn: * Thuận lợi: - Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Các lớp học được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi trong lớp đáp ứng nhu cầu học tập vui chơi của trẻ tại trường. - Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, sẵn sàng giúp đỡ nhau về mọi mặt, tận tụy với nghề nghiệp, yêu nghề, mến trẻ. - To chuyên môn thường xuyên sinh hoạt, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn và phối kết hợp tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm rèn kỹ năng... - Hai giáo viên trong lớp đêu đạt trình độ chuẩn và đều là giáo viên trẻ nên nhiệt tình và tâm huyết với nghề. - Phụ huynh học sinh luôn phối kết hợp cùng nhà trường và giáo viên các lớp tổ chức các hoạt động cho trẻ. 2 Tỷ lệ % 64% 36% 3 Nhóm kỹ năng giao tiếp 13 9 Tỷ lệ % 59% 41% 4 Nhóm kỹ năng đảm nhận trách 12 10 nhiệm Tỷ lệ % 55% 45% 5 Nhóm kỹ năng lãnh đạo 11 11 Tỷ lệ % 50% 50% 2.2.2 Thực trạng giáo viên - Lớp có 2 giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, luôn nhiệt tình, tận tâm với nghề và sáng tạo trong công việc. - Giáo viên có khả năng làm đồ dùng đồ chơi phong phú theo từng nội dung dạy trẻ trong tháng, biết ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. - Phụ huynh lớp đa phần đều là thế hệ trẻ, nên việc giao tiếp và trao đoi giữa giáo viên và phụ huynh dễ dàng và thường xuyên thông qua phương tiện liên lạc hiện đại (điện thoại) và công nghệ mạng xã hội cũng giúp giáo viên dễ dàng thu thập thông tin về trẻ qua cha mẹ, cũng như việc thực hiện và rèn luyện các kỹ năng của trẻ khi ở nhà để qua đó giáo viên có thể đánh giá mức độ hiểu biết về kỹ năng của trẻ đầu năm học. 3. BIỆN PHÁP: Đối với trẻ Mầm non đặc biệt là trẻ 3 - 4 tuổi khả năng ghi nhớ có chủ định chưa cao. Ngược lại, khả năng bắt chước tái tạo lại các hoạt động của người lớn rất nhanh. Trẻ học được kinh nghiệm sống chủ yếu là nhờ bắt chước hành động thực của người lớn diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không chỉ sử dụng lý thuyết mà phải vận dụng cả thực hành, trải nghiệm thì mới có hiệu quả tốt. Sau đây là một số biện pháp tôi áp dụng để rèn kỹ năng sống cho trẻ khối mẫu giáo bé nơi tôi công tác. 3.1. Dạy trẻ các kỹ năng: * Nhóm kỹ năng chăm sóc bản thân: Ngay từ đầu năm học khi xây dựng chương trình tôi đã chú trọng xây dựng các kỹ năng tự phục vụ theo các tháng để dạy trẻ trong năm học: 4 - Kỹ năng tự phục vụ bản thân: Tự đi giày dép, uống nước, tự lấy gối cho mình .. .tự mặc quần áo, cùng với cô và các bạn kê dọn bàn ăn, tự đánh răng sau khi ăn, tự rửa mặt. VD: Ớ nhóm kỹ năng này tôi dạy trẻ kỹ năng: Rửa tay bằng xà phòng với các bước như sau: + Bước 1: Làm ướt bàn tay bằng nước và lấy xà phòng. + Bước 2: Rửa lần lượt co tay ở hai bên. + Bước 3: Rửa mu bàn tay và các kẽ ngón tay. + Bước 4: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. + Bước 5: Rửa sạch hai tay dưới vòi nước chảy Hình ảnh minh họa ( Hình ảnh số 1,2,3,4,5) VD: Khi dạy trẻ kỹ năng: Tự đi dép, đi dép đúng chiều và cách cài quai. Do đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo bé đầu năm còn hạn chế trong việc xác định phương hướng nên khi dạy kỹ năng này cho trẻ, tôi chú trọng dạy và giúp trẻ phân biệt rõ bên phải bên trái trước khi dạy trẻ cách đi dép. Hình ảnh minh họa( hình ảnh số 6,7,8,9) - Kỹ năng nhận biết và tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm, tránh nơi không an toàn. VD: Ớ kỹ năng này, tôi dạy trẻ kỹ năng: Cách sử dụng kéo và cắt theo đường thẳng. Ớ giai đoạn này, trẻ đã có kỹ năng cầm kéo nên tôi rất chú trọng dạy trẻ cách sử dụng kéo sao cho đảm bảo an toàn và trẻ cắt được giấy theo đường thẳng.Tôi dạy trẻ cách xỏ tay vào kéo và giữ kéo một cách chính xác khi cắt để không bị cắt vào tay cầm giấy. Hình ảnh minh họa (hình ảnh số 10,11,12,13,14,15) - Cho trẻ nhận thấy giá trị của bản thân, mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động vui chơi. Thể hiện khả năng, năng khiếu của bản thân trước tập thể (tự giới thiệu, tham gia các chương trình văn nghệ, biểu diễn thời trang.) VD: Ớ kỹ năng này, tôi dạy trẻ kỹ năng: Biết nói khi có nhu cầu. Tôi khuyến khích trẻ tự giới thiệu về mình( sở thích, tích cách, năng khiếu ...) và động viên trẻ thể hiện luôn năng khiều của mình trước tập thể( hát, múa, đọc thơ...). * Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc: - Học cách cảm thông và chia sẻ với mọi người. Khi dạy kỹ năng này tôi lựa chọn cách dạy trẻ gắn với một tình huống cụ thể như cho trẻ xem 1 đoạn phim, xem tranh ảnh hoặc kể trích dẫn 1 câu chuyện 6 - Kỹ năng xây dựng quan hệ với mọi người xung quanh - Tự tin, lắng nghe và nói lên suy nghĩ - Kỹ năng thay đoi hành vi, thái độ, việc làm của mình khi người khác không hài lòng. - Kỹ năng giao tiếp VD: Ớ nhóm kỹ năng này , tôi dạy trẻ: Cách mời cơm trước khi ăn( ở nhà, ở lớp). Tôi dạy trẻ hiểu được đây là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam nên trẻ cần phải có thói quen mời cơm trước khi ăn ở nhà cũng như ở lớp. Đây còn là thể hiện hành vi giao tiếp đúng chuẩn mực, là tiền đề giúp trẻ hình thành nhân cách về con người sống đẹp, sống có văn hóa. * Nhóm kỹ năng đảm nhận trách nhiệm: + Ý thức trách nhiệm, có những quyết định mạnh mẽ, hòa đồng với người khác và khắc phục khó khăn. Ớ đây tôi dạy trẻ cách nỗ lực hoàn thành các công việc trẻ được phân công hay trẻ tự chọn như giúp cô trực nhật: xếp bát, chia thìa về bàn, giải chiếu, gấp khăn, kê bàn, cất ghế....và khi gặp khó khăn trong công việc thì trẻ tùy theo hoàn cảnh mà yêu cầu sự trợ giúp từ phía giáo viên hoặc các bạn trong lớp. Hình ảnh minh họa( hình ảnh số 16) + Kỹ năng thiết lập và thực hiện mục tiêu. VD: Trong góc xây dựng, trẻ tự thỏa thuận với nhau hôm nay sẽ xây cái gì. Ví dụ: xây khu thủy cung, trẻ sẽ bàn bạc với nhau xem sẽ sử dụng nguyên vật liệu gì, có loại cá nào trong bể, bố trí các bể cá thế nào cho đẹp và kết quả là trẻ đã xây được khu thủy cung đẹp, hợp lý. * Nhóm kỹ năng lãnh đạo: - Kỹ năng to chức hoạt động - Kỹ năng làm việc nhóm, biết hợp tác cùng bạn - Kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề. Tôi dạy trẻ biết tự tin, có tinh thần xung phong đảm nhận những vị trí “lãnh đạo”, để đưa ra các ý kiến của mình trong 1 nhóm trẻ chơi hoặc hoạt động tập thể. VD: Trẻ nhận làm kĩ sư trưởng trong nhóm chơi xây dựng. Trẻ sẽ phân công các bạn trong nhóm chơi về công việc phải làm trong góc chơi xây dựng còn trẻ sẽ bao quát, xử lý một số tình huống xảy ra: bạn không làm việc, hoặc làm sai yêu cầu. Những kỹ năng cơ bản đầu tiên trước khi hình thành những kỹ năng trên: - Tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là 8 - Khi tham gia các trò chơi ôn luyện trẻ biết hợp tác cùng bạn để đạt được kết quả. VD: Trong giờ học Văn học: Khi dạy trẻ tiết truyện: Gấu con bị sâu răng. Tôi có lồng ghép nhóm kỹ năng tự phục vụ để giáo dục cho trẻ: phải biết đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau đó tôi sẽ cho trẻ thực hành các thao tác để đánh răng đúng cách. VD: Trong tiết Văn học: Truyện: “ Thỏ con không vâng lời”, tôi có lồng ghép nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc - biết cảm thông, giúp đỡ mọi người khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn. Tôi cho trẻ thảo luận về cảm xúc của Thỏ mẹ khi Thỏ em không giúp đỡ cô gà Hoa Mơ, bạn Gà Nhép bị lạc đường. Sau đó, tôi cho trẻ nói lên cảm xúc của mình khi trẻ đặt mình là Thỏ mẹ. VD: Khi cho trẻ thực hiện thí nghiệm: Sự hòa tan của nước. Tôi cho trẻ làm việc theo nhóm, mỗi nhóm sẽ tự thỏa thuận và bầu ra 1 bạn nhóm trưởng để thực hiện thí nghiệm. Sau đó, các bạn trong nhóm sẽ quan sát, thảo luận với nhau để đưa ra kết quả. 3.2.2 Hoạt động vui chơi: Hiệu quả giáo dục KNS thông qua hoạt động vui chơi cao hơn hẳn những phương thức giáo dục KNS khác. Hoạt động vui chơi là hoạt động được trẻ đón nhận một cách hứng thú và tích cực nhất, bởi nó đáp ứng được nhu cầu của trẻ, trong thế giới đồ vật trẻ được tha hồ vui chơi sáng tạo. Việc to chức tốt hoạt động vui chơi không chỉ giúp hình thành khả năng mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để phát triển những kỹ năng sống cho trẻ. * Hoạt động góc: Trẻ có kỹ năng xây dựng quan hệ với các bạn trong nhóm chơi của mình và các nhóm khác. Trẻ có kỹ năng làm việc nhóm, biết hợp tác cùng với bạn. Có kỹ năng giao tiếp, có các hành vi và thái độ đúng mực trong các hoạt động chơi. Trẻ có kỹ năng to chức, quyết đinh, giải quyết vấn đề trong nhóm chơi. -Ớ góc nấu ăn: trẻ thực hiện quy trình nấu ăn, sử dụng đồ dùng dụng cụ trong nhà bếp đúng cách. VD: Cô hỏi các bác đầu bếp hôm nay làm món gì. Trẻ trả lời: làm món cá rán. Cô quan sát các thao tác trẻ làm: trẻ dùng dao, thớt để chế biến cá sau đó trẻ giả vờ rửa cá thật sạch sau đó mới cho vào chảo rán. Trẻ dùng đũa để lật cá, khi cá đã rán chín vàng, trẻ dùng xẻng để múc cá ra đĩa. Hình ảnh minh họa( hình ảnh số 17) -Ớ góc sách truyện: trẻ thực hiện cách sử dụng sách sao cho đúng cách, cách giở sách, mở sách. VD: trẻ cầm truyện đúng tầm mắt không gần quá không xa quá, trẻ mở 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_song_cho_tre_mau_giao_be_t.docx
- SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé trong Trường Mầm non Đinh Tiên Hoàng.pdf