SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Thực tế việc giáo dục, rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đã được giáo viên trong trường thực hiện, nhưng chưa đi sâu, đi sát nên kết quả chưa cao, trẻ thường ỷ lại các bạn không muốn lao động, trẻ chưa có tính tự giác lao động. Thực tế hiện nay cho thấy đối với các gia đình, chủ yếu là các bậc cha mẹ còn có nhiều sai lầm về giáo dục nói chung và giáo dục tính tự phục vụ nói riêng. Thứ nhất là nuông chiều con quá mức khiến trẻ chỉ biết hưởng thụ, sau này trở thành người có tính ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống. Thứ hai là không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ vụng về, lóng ngóng chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường sót ruột và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh, dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng và mất tự tin ở trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích của việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, là giáo viên được phân công dạy trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tôi luôn suy nghĩ và băn khoăn làm thế nào để trẻ hứng thú làm những công việc tự phục vụ một cách tự nhiên không gò ép, tạo niềm hứng khởi say mê, hồn nhiên nơi trẻ?
doc 26 trang lethu 04/07/2024 1510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
 1. Đặt vấn đề.
 Sinh ra không phải trẻ đã có kỹ năng tự phục vụ mà đó là kết quả của 
quá trình giáo dục. Như chúng ta đã biết, tự phục vụ bản thân là một trong 
những kỹ năng được rèn ngay từ khi còn nhỏ. Mặc dù đây là một công việc 
khó khăn nhưng rất quan trọng. Ông cha ta đã từng nói “ Dạy con từ thủa còn 
thơ ” là vậy. Dưới tác động của người lớn trong những năm thứ 3, thứ 4 nếu 
có sự hướng dẫn của người lớn, trẻ đã có thể nắm được một số kỹ năng tự 
phục vụ đơn giản (Tự xúc cơm, tự rửa tay, rửa mặt và biết giữ gìn quần áo 
gọn gàng sạch sẽ, biết cất đồ chơi vào đúng nơi quy định....). Chính vì vậy 
người lớn cần phải uốn nắn kỹ năng và thói quen của trẻ ngay từ nhỏ, tránh để 
những lệch lạc ấy trở thành thói quen khó sửa khó uốn. Cổ nhân đã dạy: “ Tre 
non dẽ uốn, tre già nổ đốt”, “ Bé chẳng vin, cả gẫy cành”. Phải chăng những 
câu nói đó của người đời để khẳng định ý nghĩa to lớn của việc rèn kỹ năng tự 
phục vụ cho trẻ ngay từ thủa còn thơ. Kỹ năng tự phục vụ bản thân rất quan 
trọng, giúp trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất. Nó còn là cơ hội vàng giúp 
trẻ trưởng thành và khôn lớn trong cuộc sống.
 Tính tự phục vụ được hình thành rất sớm và là một trong những biểu 
hiện tâm lý có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất 
nhân cách của trẻ. Một số dấu hiệu đáng tin cậy của sự bắt đầu hình thành 
tính tự phục vụ, đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện, trẻ muốn tự làm 
một số công việc trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ qua đó giúp trẻ có kỹ năng 
chăm sóc cho bản thân mình như ( tắm rửa, cởi quần áo, thu dọn giường ngủ, 
đi giầy dép, tự xúc cơm, tự uống nước.vv...) và trong lời nói của trẻ như ( con 
tự ăn, con tự chơi, con tự làm ....) Mặc dù tính tự phục vụ của trẻ ở lứa tuổi 
này còn mờ nhạt, chưa đầy đủ, rõ ràng nhưng nó là cơ sở, là nền tảng rất quan 
trọng đối với sự phát triển của trẻ. Do hành động được lặp đi lặp lại hàng 
ngày, các kỹ năng, kỹ xảo tự phục vụ được trẻ lĩnh hội vững chắc, tạo điều 
kiện thuận lợi cho trẻ nắm kinh nghiệm thực tế và độc lập hành động. Đồng 
thời trẻ ý thức được mọi người đều có trách nhiệm lao động liên quan đến 
 2 Xuất phát từ những lý do trên đã giúp tôi mạnh dạn, đưa ra sáng kiến : 
“Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi’’
 2. Giải quyết vấn đề.
 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề 
 Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý trẻ mẫu giáo hay bắt chước và bắt 
 chước rất nhanh, trẻ rất thích được thể hiện, thích cảm thấy mình là người 
 lớn. Những công việc tự phục vụ bản thân như: rửa mặt, đánh răng.. Bất cứ 
 sự chăm sóc nào từ phía người lớn cũng phải tạo cơ hội để rèn luyện cho trẻ 
 những kỹ năng này. Đặc biệt những người làm công tác giáo dục mẫu giáo 
 đều được nhấn mạnh việc rèn cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ. Cô giáo nên 
 hướng dẫn trẻ để hình thành các thao tác, nề nếp thói quen tốt trẻ làm có kỹ 
 năng. Qua lao động giúp trẻ thân thiện với nhau hơn và hoạt động một cách 
 tích cực hơn. 
 Rèn kỹ năng tự phục vụ được ví như một phương tiện giáo dục toàn 
 diện cho trẻ về các mặt: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ 
 rèn cho trẻ một số kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, nhằm củng cố các kỹ 
 năng lao động tự phục vụ góp phần quan trọng hình thành một số phẩm chất 
 nhân cách ở trẻ sau này.
 Ở lứa tuổi mẫu giáo bé bắt đầu hình thành và phát triển ý thức cái tôi 
của mình trẻ tích cực tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong môi trường xung 
quanh, trẻ rất muốn tự làm mọi việc để khẳng định mình. Ý thức này chi phối 
phần lớn các hoạt động hàng ngày của trẻ. Vì vậy, chúng ta cần tôn trọng và 
thoả mãn nhu cầu tự phục vụ của trẻ dù cho những công việc đó rất nhỏ như 
tự xúc cơm ăn, tự đi dép, tự đội mũ...Ngoài ra người lớn cần có những hiểu 
biết cơ bản về đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ để có những đối sử đúng 
mực với hành vi và việc làm của trẻ. 
 Khi trẻ có mong muốn được làm việc và có lúc tỏ ra bướng bỉnh. Chính 
vì thế người lớn không nên kìm hãm ý muốn tự lập của trẻ. Khi trẻ thực hiện 
công việc có thể sẽ mất nhiều thời gian, không theo mong muốn của người 
 4 Xuất phát từ tình hình thực tế của trường, điều kiện của lớp và khả 
năng của mình. Trong quá trình tổ chức: “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự 
phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi” bản thân tôi nhận thấy có những thuận lợi 
và khó khăn sau: 
 * Thuận lợi.
 - Đựơc sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đầu tư cơ sở vật chất trường 
lớp sạch sẽ, thoáng mát tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt 
động trong ngày của trẻ.
 - 100% học sinh ở lớp được đầu tư đầy đủ đồ dùng học tập, đồ dùng cá 
nhân cho mỗi trẻ. 
 - Hai giáo viên phụ trách có trình độ đạt trên chuẩn, có chuyên môn 
vững vàng, nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Cả hai cô đều yêu nghề 
mến trẻ, nhiệt tình trong công việc, thường xuyên vệ sinh lớp học sạch sẽ, bố 
trí sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp gọn gàng, ngăn nắp, dễ lấy, dễ cất.
 - Giáo viên luôn gương mẫu cho trẻ làm theo. Giáo viên trong lớp kêt 
hợp chặt chẽ việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Đơn giản nhất là biết cất đồ 
dùng cá nhân của mình vào đúng tủ, đúng ngăn.
 - Môi trường sư phạm sạch đẹp khang trang, có đủ đồ dùng đồ chơi phù 
hợp với trẻ.
 - Phụ huynh luôn quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình trong mọi hoạt động.
 * Khó khăn 
 - Diện tích trường, lớp còn chật hẹp. Lớp học chỉ có một phòng chung 
cho tất cả các hoạt động. 
 - 30% phụ huynh không có thời gian chăm sóc trẻ vào buổi sáng, nhiều 
trẻ đến lớp với quần áo, đầu tóc không gọn gàng, sạch sẽ.
 - 25% phụ huynh ít đưa đón con đi học thường nhờ ông, bà, anh chị 
hàng xóm vì thế giáo viên không có cơ hội trao đổi về tình hình của trẻ ở lớp 
để cùng phối hợp.
 6 2.3. Các biện pháp thực hiện.
 2.3.1. Lựa chọn những kỹ năng tự phục vụ phù hợp dạy trẻ ở lứa tuổi 3-
4 tuổi:
 Lựa chọn những kỹ năng tự phục vụ cần dạy trẻ ở lứa tuổi này rất quan 
trọng. Nếu cô lựa chọn những nội dung đúng phù hợp để rèn cho trẻ thì sẽ 
mang lại hiệu quả cao và giúp cho trẻ có những kỹ năng tự phục vụ phù hợp 
với lứa tuổi. Nếu nội dung không phù hợp với lứa tuổi của trẻ như yêu cầu 
cao quá thì sẽ dẫn đến trẻ làm việc quá sức ảnh hưởng đến sự phát triển thể 
lực ở trẻ. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu rất kỹ khi lựa chọn những kỹ năng tự 
phục vụ phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Tôi đã căn cứ vào: chương trình giáo 
dục trẻ mầm non, sách giáo dục thường xuyên đặc biệt là chương trình hướng 
dẫn thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ 3-4 tuổi. Đối với tâm sinh lý trẻ 3 tuổi thì 
có rất nhiều kỹ năng mà trẻ cần phải biết trước khi bước sang 4 tuổi. Thực tế 
nhiều nhà nghiên cứu cho thấy kỹ năng tự phục vụ là một trong những kỹ 
năng rất quan trọng nó đòi hỏi người lớn cần phải tạo cơ hội cho trẻ để trẻ rèn 
luyện những kỹ năng này. Trẻ có thể tự làm được những việc tự phục vụ bản 
thân phù hợp với khả năng của trẻ. Do đó tôi đã lựa chọn những nội dung sau:
 - Trẻ biết tự vệ sinh cá nhân của trẻ khi được nhắc nhở như: rửa tay, 
rửa mặt, vệ sinh răng miệng, đi giày dép.
 - Trẻ biết tự chăm sóc bản thân: tự mặc, cởi quần áo, mặc quần áo phù 
hợp với thời tiết, gấp quần áo, gập chăn gối khi ngủ dậy
 - Trẻ biết cất đồ dùng cá nhân gọn gàng, cất đồ chơi đúng nơi quy định
 - Trẻ biết chuẩn bị cho giờ học như: lấy và chia đồ dùng học. Kê bàn 
ghế chuẩn bị cho giờ ăn, chia thìa, cất ghế.
 Sau khi xác định được những kỹ năng tự phục vụ cần dạy trẻ ở lứa tuổi 
này tôi sẽ tiến hành khảo sát xem trẻ đã làm được những việc gì và đạt ở mức 
độ nào. Từ đó tôi sẽ đưa ra một số biện pháp để rèn trẻ một số kỹ năng tự 
phục vụ cho trẻ. Tôi nhận thấy cần chọn ra những việc dễ nhất để trẻ thực 
 8 điều đã “trông thấy, nghe thấy” một cách dập khuôn “ bắt chước”. Chính vì 
vậy mà cha mẹ muốn rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ được tốt thì cha mẹ luôn 
luôn phải gương mẫu: 
 VD: Cha mẹ muốn dạy trẻ đánh răng ngày 2 lần trước khi đi ngủ vào buổi 
tối và buổi sáng sau khi ngủ dậy. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 
Cất đồ dùng đúng nơi quy định....Thì cha mẹ luôn là người gương mẫu.
 * Đối với nhà trườn.
 Trong trường mầm non cô giáo chính là tấm gương sáng cho trẻ noi 
theo. Những lời nói cử chỉ của cô, những điều cô dạy bảo sẽ gây ấn tượng cho 
trẻ mang theo đến suốt cuộc đời. Qua các hoạt động cũng như khi tiếp xúc với 
trẻ tôi nhận thấy những đặc điểm của trẻ mẫu giáo là rất hay bắt chước và rất 
nhạy cảm. Trẻ tiếp thu rất nhanh những cái hay những cái dở. Vì vậy là một 
người giáo viên trước khi đến lớp tôi đặc biệt chú ý đến hình dáng bên ngoài 
như: đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. Khi đến lớp tôi thay mặc đồng phục của 
trường trang phục phẳng phiu, phù hợp với nghề và thuận tiện trong công 
việc, luôn tạo cho mình có tác phong nhanh nhẹn nói đi đôi với làm, làm đâu 
sạch đấy, luôn gọn gàng, ngăn nắp. Đồ dùng tư trang, đồ dùng cá nhân của cô 
như quần áo, giày dép, mũ, túi của cô cất vào phòng giành riêng cho giáo 
viên. Bằng chính những việc làm, hành động cũng như thói quen nề nếp của 
cô sẽ hình thành thói quen tốt cho trẻ.
 Đồ dùng đồ chơi cô cũng sắp xếp gọn gàng. Tôi luôn hướng dẫn trẻ làm 
một cách nhẹ nhàng. Nhắc nhở động viên khen ngợi trẻ một cách kịp thời. 
Mỗi khi trẻ làm sai cô lại nhắc nhở trẻ uốn nắn để sửa sai luôn hình thành thói 
quen tốt cho trẻ. Đồng thời tôi cũng luôn tự tu dưỡng, trau dồi đạo đức và 
nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững tâm sinh lý trẻ giúp trẻ hoạt động 
tích cực để nhằm phục vụ trẻ tốt hơn. 
 Vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp luôn sạch sẽ. Đồ dùng cá nhân 
của học sinh sạch sẽ vì được vệ sinh thường xuyên, đồ chơi của trẻ được lao 
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_tu_phuc_vu_cho_tre_mau_gia.doc