SKKN Một số biện pháp rèn thói quen ăn uống cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Thanh Trù
Thói quen ăn, uống nếu chúng ta chú trọng rèn cho trẻ có thói quen tốt ngay từ ban đầu thì đứa trẻ đó sẽ phát triển tốt và ngược lại nếu chúng ta bỏ bê thì chúng sẽ phát triển theo chiều không tốt. Chính vì lẽ đó mà cô giáo và cha mẹ trẻ là những người thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ cần quan tâm và rèn cho trẻ thói quen ăn, uống ngay từ những ngày đầu đến lớp để trẻ được phát triển toàn diện. Có những trẻ không có thói quen rửa tay trước khi ăn, kỹ năng cầm thìa xúc cơm ăn còn chưa đúng, trẻ còn làm rơi vãi cơm ra bàn, còn kén chọn thức ăn. Qua kết quả khảo sát thực trạng và kết quả khảo sát nề nếp thói quen của trẻ đầu năm thực tế đầu năm học 2021 – 2022 tại lớp 3TA mà tôi phụ trách thì tôi thấy nề nếp thói quen của trẻ còn rất nhiều hạn chế, chất lượng các giờ hoạt động đầu năm của trẻ đạt kết quả chưa được cao, trẻ phát triển chưa tốt, số lượng trẻ chưa đạt đều chiếm trên 57% số lượng trẻ ở lớp. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp rèn thói quen ăn uống cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của năm học. Mong rằng những phương pháp của tôi sẽ góp phần tích cực trong việc rèn nề nếp, thói quen cho trẻ lứa tuổi 3 - 4 tuổi.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn thói quen ăn uống cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Thanh Trù", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn thói quen ăn uống cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Thanh Trù
Trẻ giai đoạn 3 – 4 tuổi là giai đoạn mà trẻ có những chuyển biến rõ rệt của việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, các mặt hòa quyện vào nhau không tách bạch, ở tuổi này trẻ còn rất bé nhưng đặc điểm sinh lý trẻ phát triển rất mạnh. Vì vậy trẻ dễ bị tổn thương về tâm lý, việc giáo dục đưa các cháu vào nề nếp để tham gia mọi hoạt động trong ngày của trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình phát triển của trẻ. Bởi vậy muốn rèn nề nếp thói quen cho trẻ ngay từ những ngày đầu trẻ mới đến lớp thì cô giáo phải là người luôn gần gũi tạo cho trẻ cảm giác được an toàn, yêu thương trẻ như con. Vậy đòi hỏi người giáo viên mầm non phải rất linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, sáng tạo để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ. Từ đó giúp trẻ có những hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện, thể lực, kiến thức và đồng thời hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ phát triển khỏe mạnh, cân đối. Muốn trẻ thực hiện được những mục tiêu đó thì mọi thói quen ban đầu của trẻ cần được chú trọng và thực hiện thường xuyên, liên tục, được lặp đi lặp lại hằng ngày. Việc dạy cho trẻ những thói quen nề nếp trong ăn uống là một việc vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy giáo dục trẻ ở trường. Thói quen ăn, uống nếu chúng ta chú trọng rèn cho trẻ có thói quen tốt ngay từ ban đầu thì đứa trẻ đó sẽ phát triển tốt và ngược lại nếu chúng ta bỏ bê thì chúng sẽ phát triển theo chiều không tốt. Chính vì lẽ đó mà cô giáo và cha mẹ trẻ là những người thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ cần quan tâm và rèn cho trẻ thói quen ăn, uống ngay từ những ngày đầu đến lớp để trẻ được phát triển toàn diện. Có những trẻ không có thói quen rửa tay trước khi ăn, kỹ năng cầm thìa xúc cơm ăn còn chưa đúng, trẻ còn làm rơi vãi cơm ra bàn, còn kén chọn thức ăn. Qua kết quả khảo sát thực trạng và kết quả khảo sát nề nếp thói quen của trẻ đầu năm thực tế đầu năm học 2021 – 2022 tại lớp 3TA mà tôi phụ trách thì tôi thấy nề nếp thói quen của trẻ còn rất nhiều hạn chế, chất lượng các giờ hoạt động đầu năm của trẻ đạt kết quả chưa được cao, trẻ phát triển chưa tốt, số lượng trẻ chưa đạt đều Xác định rõ thực trạng công tác chỉ đạo, phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng, làm cơ sở cần thiết để áp dụng thực nghiệm đề tài nghiên cứu. Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng, làm cơ sở áp dụng thực nghiệm đề tài nghiên cứu. Bản thân tôi khi tiến hành nghiên cứu và ứng dụng trong giảng dạy tại lớp mình để tìm ra nguyên nhân các mặt hạn chế và tích cực trong thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục, rèn thói quen tốt trong ăn uống cho trẻ tại trường mầm non; đồng thời tìm ra các giải pháp khắc phục những tồn tại và hạn chế. Nhằm giúp cho bản thân nhìn nhận đúng thực trạng của lớp để xây dựng kế hoạch phù hợp với lứa tuổi, cải thiện những tồn tại và phát huy những thành quả đã đạt được trong việc thực hiện phát triển thể chất trong chương trình giáo dục mầm non mới ở trường mầm non. Với đề tài: “ Một số biện pháp rèn thói quen ăn uống cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở trường mầm non” khi tiến hành nghiên cứu, ứng dụng tôi đã tiến hành như sau: Nghiên cứu cơ sở lý luận, việc thực hiện hiệu quả và rèn thói quen tốt trong ăn uống trong chương trình giáo dục mầm non cho trẻ 3 – 4 tuổi. Nghiên cứu thực trạng về kỹ năng thói quen trong ăn uống cho 37 trẻ lớp 3 tuổi A và các lớp 3 – 4 tuổi trong trường mầm non Thanh Trù. Nghiên cứu việc lập kế hoạch có lồng luồn nội dung giáo dục kỹ năng ăn uống cho trẻ và thực nghiệm dạy trẻ thông qua các giờ ăn, giáo dục vệ sinh và bé tập làm nội trợ theo đúng chương trình giáo dục mầm non của trẻ lớp 3 - 4 tuổi. Việc điều tra thực trạng là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết cho việc nghiên cứu. Điều tra thực trạng sẽ giúp bản thân tôi thấy được những ưu điểm và tồn tại của những vần đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó giúp tôi định hướng được những vấn đề cần làm để có biện pháp cụ thể, phù hợp với thực tế và để thực hiện có hiệu quả. Chính vì vậy để thực thi đề tài này tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về thói quen ăn uống của trẻ. 7.2. Cơ sở thực tiễn và thực trạng của lớp + Khó khăn: - Do đặc điểm tâm lý của trẻ biếng ăn, ham chơi. - Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu năm cao: 5,4% - Vẫn còn một số trẻ rụt rè nhút nhát chưa nhập mình vào học các kỹ năng tự phục vụ. - Trong giờ ăn trẻ chưa có nề nếp, còn có nhiều thói quen xấu như: Bốc thức ăn, gõ bát, nói chuyện, uống nước canh hay còn ngậm cơm, kén chọn thức ăn, vẫn còn một số trẻ lười súc cơm, không ăn hết suất... - Nhận thức của các bậc phụ huynh chưa đồng đều. Một số cha mẹ trẻ còn chiều con ở nhà phải bón ăn, bao bọc con quá khiến trẻ trở nên thụ động. - Cơ sở vật chất đã được trang bị nhưng chưa thực sự đầy đủ. - Thực trạng thói quen trong ăn uống của trẻ ở trường: Thực tế thói quen trong ăn uống của trẻ ở trường hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, chưa đồng bộ và đạt hiệu quả chưa cao. - Năm học 2021 – 2022 vào đầu tháng 09 năm 2021 tôi đã thực nghiệm khảo sát theo dõi số trẻ lớp tôi với tổng số trẻ là: 35 và được đánh giá theo các tiêu chí sau: Đánh giá STT Nội dung Số trẻ đạt Tỉ lệ % 1 Biết tự xúc ăn 9/37 24,3% 2 Xúc ăn gọn gàng 4/37 10,8% 3 Biết ăn các loại thức ăn 12/37 32,4% 4 Ăn hết xuất 10/37 27% 5 Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng 2/37 5,4% Với những ưu điểm và hạn chế trên, để tổ chức tốt hoạt động chăm sóc trẻ có hiệu quả, bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra những biện pháp giúp trẻ hình thành những - Chuẩn bị bàn, ghế cho trẻ ăn phải sạch sẽ, gọn gàng, đủ cho trẻ ngồi, trên bàn phải có đĩa đựng cơm rơi, khăn ẩm để lau tay. - Bát, thìa phải đủ số lượng trẻ có mặt trong lớp ( dư 1 – 2 cái bát và thìa). - Khi chia ăn các cô giáo phải đeo khẩu trang, đeo găng tay, tạp giề, trong khi cho trẻ ăn cô cần chú ý đến những trẻ biếng ăn để động viên cháu ăn hết suất. - Thông qua giờ ăn các cô giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các bài thơ, bài hát, câu chuyện. Ví dụ: Về nhận thức: Giúp trẻ nhận biết được tên những loại thức ăn như: thịt lợn, thịt gà, thịt bò, cá, trứng,rau cải, rau mồng tơitrẻ biết ăn sạch, uống sạch, ăn chậm, nhai kĩ, không rơi vãi,Trẻ biết được các chất dinh dưỡng có trong bữa ăn hàng ngày như: Trong thịt có chất đạm, trong rau có chất Vitamin, trong cơm có tinh bột đường, Về ngôn ngữ: Qua việc cô giáo đặt câu hỏi, trẻ trả lời đã giúp trẻ phát triển ngôn ngữ rất tốt. Trẻ biết kể tên các thực phẩm mà trẻ được ăn như: Thịt, cá, trứng, rau, quả.các chất dinh dưỡng có trong thức ăn Ví dụ: Hôm nay lớp mình ăn cơm với những thức ăn gì? Có ngon không? Bạn nào ăn giỏi?... - Lồng luồn giáo dục dinh dưỡng qua các hoạt động hàng ngày. Trong giờ đón - trả trẻ là thời gian thuận lợi cho việc tuyên truyền, giáo dục dinh dưỡng tới phụ huynh, bằng việc các cô hỏi thăm phụ huynh về chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ ở nhà, ở nhà trẻ thường ăn cơm với thức ăn gì? Cháu đã có sự tiến bộ như thế nào? Cháu có làm rơi cơm nhiều không? Khi ăn con có biết mời mọi người ăn không?... Trong giờ ăn hàng ngày ở lớp, cô đặt ra các câu hỏi: Các con đang ăn thức ăn gì? Nếu trẻ chưa biết, cô giới thiệu cho trẻ loại thức ăn mới, mùi, vị của thức ăn, thức ăn được làm từ rau, củ, quả, con vật nào. Điều đó kích thích trí tưởng tượng của trẻ, 7.3.3. Biện pháp thứ 3: Động viên trẻ tự xúc ăn, nhắc nhở khen ngợi trẻ trong quá trình trẻ ăn. Đúng vậy, cứ đến các bữa ăn hàng ngày của gia đình mà trẻ cũng được ngồi cùng mâm, có bát, thìa cho trẻ tự xúc cơm thì trẻ sẽ rất thích và thoải mái sử dụng tay để xúc mặc dù xúc không được nhiều thậm chí còn rơi vãi ra ngoài. Đa số các bậc phụ huynh sợ con mình sẽ bị bẩn nên không cho trẻ dùng bát thìa tự xúc, như vậy vô hình dung chúng ta đã kìm hãm sự ham muốn ăn uống của trẻ. Vì vậy nên để cho trẻ tập xúc ăn và khi ăn nên xới cho trẻ một ít cơm ăn trước, ăn hết lại xới thêm, để tăng thêm lòng tin ăn uống cho bé. Tránh ép trẻ ăn, sẽ làm cho trẻ dễ sinh ra bực bội, cáu gắt dẫn đến trẻ chán ăn. Ví dụ: Với những trẻ ăn bình thường, ăn hết suất thì tiêu chuẩn là 2 bát cơm/1 bữa, nhưng đối với những trẻ biếng ăn thì tiêu chuẩn cũng là 2 bát cơm/1 bữa nhưng tôi sẽ chia nhỏ ra làm nhiều phần nhỏ cho trẻ ăn, để trẻ cảm thấy không sợ khi ăn, tạo cảm giác thèm ăn cho trẻ và hết lại lấy thêm. Trong khi trẻ ăn, tôi động viên, khích lệ trẻ kịp thời nói cho trẻ biết nếu ăn ngoan, hết suất sẽ giúp cơ thể mau lớn, ít ốm đau, da dẻ hồng hào, mắt sáng, nhanh nhẹn, thông minh và học giỏi được cô yêu,Tuy những trẻ biếng ăn, trẻ ăn hơi lâu hơn các bạn nhưng tôi không hề thúc giục mà cứ để trẻ ăn từ từ, nhai kĩ nhưng có những khích lệ kịp thời để trẻ ăn nhanh hơn bạn khác. VD: Cháu Nhật Phúc hay ngậm cơm, nhả bã thịt. Cháu Nhật Linh không ăn canh. Cháu Minh Đức không ăn cháo... Tôi phối kết hợp với giáo viên trong lớp cùng dạy trẻ, kiên trì hướng dẫn trẻ các thói quen trong giờ ăn. Để giúp trẻ trong lớp có những thói quen tốt trong ăn uống. Đối với những cháu này trước giờ ăn tôi thường kể cho trẻ nghe một số câu chuyện nói về các bạn có những nết ăn chưa tốt hay những gương bạn ăn tốt qua đó giáo dục trẻ.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_thoi_quen_an_uong_cho_tre_mau_giao.docx