SKKN Một số biện pháp rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong Trường Mầm non An Thủy

Xuất phát từ vai trò quan trọng của “Rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ”, tôi thấy việc rèn luyện thói quen nề nếp vệ sinh cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. Nhưng làm thế nào để giáo dục trẻ có hiệu quả? Điều này quả không dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non. Với đề tài này tôi biết đã được nhiều đồng nghiệp nghiên cứu, nhưng với tôi đề tài này nó có những điểm mới: Tôi dành sự quan tâm và hình thành ở trẻ những kỹ năng như: Trẻ tự rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chải đầu, đánh răng. Có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác như: Không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng. Biết sử dụng nước sạch, trẻ tự mặc quần áo, biết đòi hỏi người lớn phải cho mình ăn mặc gọn gàng sạch sẽ. Biết gấp cất trải nệm, gối. Biết giữ nhà cửa, đồ dùng đồ chơi gọn gàng sạch sẽ. Biết giúp cô lau bàn ghế, rửa đồ chơi, xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.Khi ra nắng biết đội mũ nón và biết mặc áo mưa khi trời mưa. Trẻ bắt đầu hình thành vững chắc các quy tắc vệ sinh cá nhân và nếp sống văn minh.

doc 12 trang lethu 20/09/2024 2230
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong Trường Mầm non An Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong Trường Mầm non An Thủy

SKKN Một số biện pháp rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong Trường Mầm non An Thủy
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 -------------------------------------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN THÓI QUEN VỆ SINH CÁ NHÂN
 CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON”
 Họ và tên: Phan Thị Sâm
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường mầm non An Thủy
 An Thủy, tháng 5 năm 2021 2. Phần nội dung:
 2.1. Thực trạng đề tài, sáng kiến , giải pháp:
 Trong quá trình rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ tôi đã gặp những thuận 
lợi và khó khăn sau: 
 * Thuận lợi:
 Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường mua sắm đầy đủ các đồ 
dùng, dụng cụ phục vụ cho hoạt động vệ sinh của trẻ.
 Giáo viên nhiệt tình, năng động, yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần đoàn kết, nhất trí cao, luôn có ý thức phấn đấu 
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 Nhà trường duy trì được công tác bán trú, các cháu đi học cả ngày nên thuận 
lợi trong việc rèn trẻ.
 Các cháu đều ở cùng lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý giống nhau nên dễ dàng 
trong việc giáo dục.
 * Khó khăn
 Một số cháu mới đến trường, lớp nên chưa quen nề nếp vệ sinh, chế độ sinh 
hoạt ở trường và một số cháu còn quá nhỏ.
 Một số cháu được cha mẹ cưng chiều quá mức, thường làm giúp trẻ nên khả 
năng tự phục vụ của trẻ trong hoạt động vệ sinh còn hạn chế.
 Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc rèn luyện thói quen vệ sinh cho 
trẻ.
 * Kết quả khảo sát thực tế : Khi chưa thực hiện đề tài kết quả như sau: 
 Khả năng Số trẻ KS Đạt
Kỹ năng thao tác vệ sinh 10/22 45,5%
Có ý thức việc mình làm 11/22 50 %
Tình trạng sức khỏe 15/22 68,2%
 - Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy kết quả kỹ năng thao tác vệ sinh, ý 
thức, sức khỏe của trẻ là quá thấp. Vì vậy tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn áp dụng 
những biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thực hiện nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu 
giáo 3-4 tuổi có thói quen vệ sinh cá nhân.
 2.2. Nội dung đề tài, sáng kiến, giải pháp: 
 Biện pháp 1: Chuẩn bị môi trường và điều kiện vật chất tối thiểu cần 
thiết cho hoạt động vệ sinh
 * Môi trường xã hội:
 Muốn trẻ hứng thú với hoạt động vệ sinh thì việc đầu tiên là phải gây được 
hứng thú cho trẻ khi đến lớp. Trẻ có thích đến lớp thì mới hứng thú tham gia vào 
các hoạt động khác. Chính vì vậy mà chúng ta cần xây dựng môi trường thân thiện 
giúp trẻ tích cực, hứng thú với các hoạt động vệ sinh. Môi trường chăm sóc - giáo 
dục trong trường mầm non cần đảm bảo an toàn về mặt tâm lý, tạo điều kiện thuận 
lợi cho việc giáo dục các kỹ năng xã hội cho trẻ. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ 
của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
 * Môi trường vật chất: Trẻ bắt đầu hình thành vững chắc các quy tắc vệ sinh cá nhân và nếp sống 
văn minh.
 Cô cũng cần nắm được các kỹ năng cần rèn cho trẻ như: Trẻ phải thành thạo 
các kỹ năng thực hành vệ sinh của lớp, ngoài ra cô cần rèn cho trẻ: Biết giúp cô 
giặt khăn, phơi khăn. Biết dùng tay - khăn che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp, hỉ 
mũi
 Bản thân tích cực sưu tầm, nắm vững nội dung và nguyên tắc hướng dẫn 
thực hành thao tác vệ sinh: Rửa tay, rửa mặt...
Ví dụ: Khi hướng dẫn trẻ cách rửa tay bằng xà phòng phải hướng dẫn trẻ thực hiện 
theo đúng quy trình 6 bước:
 Bước1: Làm ướt tay dưới vòi nước, lấy xà phòng xoa 2 lòng bàn tay 
vào nhau
 Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón 
của bàn tay kia và ngược lại.
 Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược 
lại.
 Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của 
bàn tay kia và ngược lại.
 Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách 
xoay đi, xoay lại. 
 Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới vòi nước sạch. Lau khô tay bằng 
khăn.
 Bản thân luôn tìm tài liệu liên quan để nghiên cứu sau đó trao đổi với đồng 
nghiệp, manh dạn đăng kí hoạt động vệ sinh cho buổi thao giảng của trường để 
BGH, giáo viên góp ý kiến. Đây là một cách làm tạo động lực cho bản thân chú ý 
đến công tác chăm sóc- giáo dục vệ sinh cho trẻ.
 Nghiên cứu một số tài liệu do nhà trường cấp phát: Bé giữ vệ sinh, bé sạch, 
thực hành vệ sinh và các lô tô vệ sinh... để tham khảo và hướng dẫn phụ huynh 
thực hành các thao tác vệ sinh cho trẻ.
 Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước, có thể bắt chước cái đúng, cái tốt, nhưng 
cũng có thể bắt chước cái sai, cái xấu. Vì vậy cô giáo và mọi người xung quanh 
cần phải tự rèn bản thân và tuân thủ những yêu cầu vệ sinh của nhà trường, thực 
hiện triệt để lời nói phải đi đôi với việc làm để thực sự là tấm gương sáng cho các 
cháu noi theo.
 Biện pháp 3: Sưu tầm,vận dụng các bài thơ, truyện, bài hát và trò chơi 
vào hoạt động vệ sinh.
 Tổ chức các hoạt động vui chơi chứa đựng nội dung giáo dục thói quen văn 
hoá vệ sinh: Chơi là quá trình trẻ học làm người, trải nghiệm những xúc cảm, tình 
cảm, hành vi của con người qua các vai khác nhau. Khi tổ chức cho trẻ chơi: Cho 
trẻ đàm thoại trước khi chơi, đàm thoại giúp trẻ có cơ hội độc lập chuyển tri thức 
và kỹ năng đã biết để đạt mục đích chơi, lập kế hoạch tổ chức thực hiện và xác 
định những điều kiện cần thiết. Trong quá trình tổ chức, điều khiển quá trình chơi 
của trẻ, giáo viên có thể tham gia trực tiếp vào trò chơi với trẻ, giúp trẻ phát triển 
mối quan hệ trong trò chơi bằng cách mở rộng nội dung chơi, vai chơi, đánh giá 
vai chơi trong những tình huống cụ thể, hướng dẫn trẻ, kịp thời giúp trẻ điều chỉnh thực hiện đúng yêu cầu đó, lời hướng dẫn của cô phải đơn giản, rõ ràng, chính xác, 
dễ hiểu.
 Để thực hiện tốt hoạt động vệ sinh thì cô phải chuẩn bị tốt lời hướng dẫn và 
động tác mẫu.
Các cháu có thể thực hiện các công việc tự phục vụ bản thân, vì vậy đối với những 
việc có thể làm mẫu được cô cần chuẩn bị tốt lời hướng dẫn và làm thành thạo 
động tác mẫu, vừa làm vừa giải thích, cô có thể tập truớc cho một cháu để cháu đó 
làm mẫu cho các cháu khác làm theo.
 Nhắc nhở các cháu thực hiện thường xuyên. Muốn hình thành một thói quen vệ 
sinh ngoài việc làm cho trẻ hiểu được ý nghĩa có kỹ năng cần phải làm cho trẻ được 
thực hành thường xuyên, có như vậy mới ăn sâu vào nếp sống của trẻ. Hành động sẽ 
trở thành thói quen khi đứa trẻ có nhu cầu từ bên trong.
 Lồng ghép vào các hoạt động học có chủ đích: Trong quá trình tổ chức các 
hoạt động học tập cho trẻ, thông qua những môn học, bài học cụ thể như: Khám 
phá khoa học; Khám phá xã hội; Làm quen với tác phẩm văn học Giáo viên có 
thể tiến hành tích hợp nội dung giáo dục thói quen văn hoá vệ sinh cho trẻ. Tuy 
nhiên khi tiến hành lồng ghép giáo viên cần chú ý đảm bảo tính tự nhiên, hợp lý, 
khách quan của tri thức môn học; đảm bảo tính hệ thống, trọn vẹn của nội dung 
hoạt động học tập; đảm bảo tính vừa sức cho trẻ. Để lồng ghép nội dung giáo dục 
hành vi văn hoá cho trẻ thông qua các hoạt động học tập có hiệu quả, khi tiến hành 
tích hợp giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài học, lựa chọn phương pháp, 
phương tiện dạy học phù hợp, từ đó xác định nội dung giáo dục thói quen hành vi 
văn hoá cụ thể cần lồng ghép, thời điểm lồng ghép và yêu cầu cần đạt được.
Ví dụ: Qua giờ kể chuyện: Truyện “Gấu con bị đau răng” cô giáo dục trẻ biết vệ 
sinh răng miệng sạch sẽ vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
 Hay ở hoạt động khám phá khoa học đề tài “Tìm hiểu một số loại quả” cô 
giáo dục trẻ trước khi ăn phải biết rửa tay, rửa hoa quả, gọt vỏ trước khi ăn và biết 
bỏ rác đúng nơi quy định.
 Biện pháp 5: Giáo dục vệ sinh thông qua các hoạt động trong ngày
 Tổ chức cho trẻ luyện tập trực tiếp, thường xuyên trong sinh hoạt hàng 
ngày: Trẻ lứa tuổi mầm non có đặc điểm mau nhớ, chóng quên, vì vậy mỗi hành 
vi văn hoá vệ sinh đã hình thành cho trẻ cần phải được luyện tập củng cố một 
cách thường xuyên. Cho trẻ thực hành thường xuyên trong các thời điểm sinh 
hoạt hàng ngày (khi đón, trả trẻ, khi tổ chức cho trẻ ăn, ngủ, chơi học..), đó là 
cách luyện tập tốt nhất để giúp trẻ biến những kỹ năng đã hình thành trở thành 
kỹ xảo, thói quen. Ví dụ khi tổ chức cho trẻ ăn cô giáo hướng dẫn trẻ rửa tay, 
lau miệng trước và sau khi ăn; dạy trẻ trước khi ăn phải mời mọi người, khi ăn 
phải nhai kỹ, không được ngậm thức ăn trong miệng, không được dùng tay bốc 
thức ăn, không vừa ăn vừa nói chuyện; Trong giờ chơi cô giáo hướng dẫn trẻ 
cách chơi với đồ vật, đồ chơi, cách giao tiếp, giúp đỡ bạn trong quá trình cùng 
chơi; không được tranh giành đồ chơi với bạn, không được đập, phá làm hỏng 
đồ chơi Khi trẻ thực hiện các hành động cô giáo cần giám sát, kiểm tra, đánh 
giá, động viên khen ngợi kịp thời những trẻ làm đúng, làm tốt, hướng dẫn, uốn 
nắn, điều chỉnh những trẻ làm chưa đúng. Thông qua việc luyện tập thường 
xuyên, hàng ngày, với sự giúp đỡ và giám sát chặt chẽ của giáo viên, trẻ sẽ có 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_thoi_quen_ve_sinh_ca_nhan_cho_tre.doc