SKKN Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường mầm non

Tuy nhiên trong thực tế trẻ 3 tuổi nói chung và các bé lớp mẫu giáo bé nói riêng do tôi phụ trách cũng đã mạnh dạn tự tin nhưng không phải lúc nào các bé cũng thể hiện sự mạnh dạn đó trong giao tiếp với mọi người xung quanh, ở lớp học mầm non hiện tượng các bé nhút nhát không tham gia giao tiếp với các bạn, với cô giáo thường xuyên xảy ra và rất nhiều phụ huynh phải than phiền vì bé ở nhà ít giao tiếp với người lạ rất nhút nhát.

Bản thân tôi là giáo viên 3 năm liền phụ trách lớp mẫu giáo bé, nhận thức được tầm quan trọng của sự mạnh dạn tự tin đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để rèn cho trẻ 3-4 tuổi sự mạnh dạn tự tin có hiệu quả. Vậy làm thế nào để bé mạnh dạn tự tin khi tham gia giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn mày mò, áp dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh và đã đạt được kết quả khả quan. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ Mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường mầm non” làm mẫu sáng kiến kinh nghiệm cho năm học này.

docx 16 trang lethu 27/11/2024 590
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường mầm non
 với trẻ khác trong nhóm, tuy nhiên điều này không dễ dàng với một số trẻ. Trẻ cần 
những kỹ năng quan hệ xã hội như làm thế nào để mạnh dạn tự tin với mọi người, 
để giao tiếp, để chọn hành vi đúng đắn. Sự mạnh dạn tự tin có thể được biểu hiện 
chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song lại giúp 
chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quí của người khác để trân trọng và học tập
Tuy nhiên trong thực tế trẻ 3 tuổi nói chung và các bé lớp mẫu giáo bé nói riêng do 
tôi phụ trách cũng đã mạnh dạn tự tin nhưng không phải lúc nào các bé cũng thể 
hiện sự mạnh dạn đó trong giao tiếp với mọi người xung quanh, ở lớp học mầm non 
hiện tượng các bé nhút nhát không tham gia giao tiếp với các bạn, với cô giáo thường 
xuyên xảy ra và rất nhiều phụ huynh phải than phiền vì bé ở nhà ít giao tiếp với 
người lạ rất nhút nhát.
Bản thân tôi là giáo viên 3 năm liền phụ trách lớp mẫu giáo bé, nhận thức được tầm 
quan trọng của sự mạnh dạn tự tin đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở 
suy nghĩ làm thế nào để rèn cho trẻ 3-4 tuổi sự mạnh dạn tự tin có hiệu quả. Vậy làm 
thế nào để bé mạnh dạn tự tin khi tham gia giao tiếp với bạn bè và mọi người xung 
quanh? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn mày mò, áp dụng các biện pháp, hình thức, 
tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự mạnh dạn tự 
tin khi giao tiếp với cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh và đã đạt được kết quả 
khả quan. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp rèn tính mạnh 
dạn tự tin cho trẻ Mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường mầm non” làm mẫu sáng 
kiến kinh nghiệm cho năm học này.
II. XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra các biện pháp để giúp trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi ở 
trường mầm non nơi tôi đang công tác mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với mọi người 
xung quanh trong trường mầm non và với mọi người sống sung quanh trẻ. Từ đó để 
đề xuất cách khắc phục nhằm nâng cao năng lực và trình độ cho bản thân cũng như 
nâng cao kết quả giao tiếp hàng ngày trong nhà trường.
III. LỰA CHỌN ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
 1. Đối tượng:
Nghiên cứu thực trạng cho trẻ 3 – 4 tuổi trong hoạt động hàng ngày ở trường mầm 
non tôi đang công tác.
2. Khách thể:
Nghiên cứu thực trạng cho trẻ MGB 3 – 4 tuổi trong các hoạt động ở một trường 
mầm non miền núi. Tự tin được thể hiện bên ngoài là mạnh dạn, thể hiện mình trước đám đông, không 
sợ nói trước đông người.
Tự tin là dám làm điều mình nghĩ, bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà 
không e ngại.
Có thể nói mỗi đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và 
những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không 
có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của trẻ. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp 
giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo 
phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dưới góc nhìn của nhà tâm lý học 
trẻ em thì trẻ em tuổi lên 3 bắt đầu hình thành một loại động cơ của hành vi mang 
tính tự tin, sáng tạo chủ động trong mọi tình huống, hiển thị ở giao tiếp của trẻ đối 
với những người xung quanh, đối với bạn bè. Trong điều kiện có sự giáo dục đúng 
đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi 
trong nền tảng mạnh dạn tự tin, chủ động, sáng tạo của nhân cách con người tương 
lai.
I. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 1. Tình hình chung:
 Trường mầm non nơi tôi đang công tác là một trong 2 trường mầm non 
trên địa bàn một xã miền núi. Là trường vùng sâu vùng xa của ngành GD – ĐT huyện 
Ba Vì, gồm có 11 lớp từ mầm non đến nhà trẻ nhưng lại chia làm ba khu: 2 khu lẻ 
và 1 khu trung tâm. Trong những năm qua, việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 
trong trường mầm non còn có nhiều hạn chế: Do trình độ, chuyên môn, tay nghề của 
giáo viên chưa đồng đều; Đa số giáo viên vừa học vừa làm. Bên cạnh đó phụ huynh 
thiếu quan tâm, chăm sóc giáo dục con, cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng chưa 
đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục. Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 
nhằm thực hiện tốt chất lượng giáo dục phát triển, tiếp cận đổi mới giáo dục mầm 
non, phương pháp giáo dục trẻ một cách toàn diện là cần thiết.
 Năm học 2015 – 2016 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo bé C1. 
Lớp có 3 cô, 3/3 cô đạt trình độ trên chuẩn. Lớp có 52 trẻ: 27 nam, 25 nữ, trong số 
đó có nhiều trẻ bố mẹ mải đi làm để con chơi một mình, ít ra ngoài giao tiếp với mọi 
người xung quanh nên nhút nhát không dám tham gia vào các hoạt động của trường 
lớp đề ra.
 Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận 
lợi và khó khăn sau:
 2. Thuận lợi: cậy ông bà. Vì vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa 
giáo viên và phụ huynh còn nhiều khó khăn.
 4. Đánh giá thực trạng sự tự tin, mạnh dạn chủ động trong mọi hoạt động của 
 học sinh lớp C1
Tổng số trẻ là 52 cháu. Trong hai tháng đầu năm học ( tháng 9 – 10 năm 2015) sử 
dụng một số câu hỏi và trò chơi khảo sát sự tự tin mạnh dạn của trẻ.
 STT Nội dung Số trẻ Mức độ đạt được
 khảo sát Đạt Chưa 
 đạt
 1 Dám làm điều mình nghĩ. 52 21 trẻ 31 trẻ
 40,4% 59,6%
 2 Mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung 52 19 trẻ 33 trẻ
 quanh. 36,5 % 63,5 %
 3 Biết bày tỏ cảm xúc của mình với người 52 20 trẻ 32 trẻ
 khác. 38,5% 61,5%
 Qua khảo sát đầu năm tôi thấy tình trạng trẻ nhút nhát không hòa đồng là rất 
cao, gây ra sự khó khăn trong các hoạt động ở lớp cũng như ở trường. vì vậy tôi đã 
suy nghĩ để tìm ra những biện pháp có hiệu quả nhất trong việc thưc hiện nâng cao 
sự tự tin mạnh dạn cho trẻ 3 – 4 tuổi.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN TÍNH MẠNH DẠN TỰ TIN CHO TRẺ MẪU 
GIÁO BÉ
1 . Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng, trao đổi với đồng nghiệp để tích lũy kinh 
nghiệm rèn trẻ mẫu giáo bé tính mạnh dạn, tự tin:
Mục đích: Trang bị cho mình kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý trẻ 3 tuổi, 
các phương pháp hữu hiệu để giáo dục trẻ tính mạnh dạn, tự tin. Qua đó, áp dụng 
thực tế trên trẻ.
Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi giáo viên 
phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác, và trải nghiệm các 
kỹ năng giáo dục thực tế.
Trao đổi với đồng nghiệp kinh nghiệm về tâm sinh lý của trẻ. Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, chúng tôi còn thống 
nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu thương, cô 
giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể bày tỏ những thắc mắc, băn 
khoăn cũng như những “bức xúc” rất trẻ con của mình.
Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn dạy 
bé thành người biết mạnh dạn tự tin thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương để các 
bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở lớp tôi luôn thể hiện 
sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với chị em đồng nghiệp, với phụ huynh.
 3. Biện pháp 3: Dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin thông qua trò chơi tập thể
Với trẻ mầm non mạnh dạn tự tin giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ 
dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới và những đòi hỏi mới 
của hoạt động học tập, ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp tránh được những xung đột 
không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ tính mạnh 
dạn tự tin chủ động trong giao tiếp với người khác và trên cơ sở đó phát triển những 
mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. 
Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng 
thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè.
Trò chơi : Bé mơ gì? .
 Mục đích: Phát triển tính mạnh dạn tự tin phát huy tính cực của trẻ
 Phát triển ý thức mang cảm xúc tích cực đến cho người khác.
 Chuẩn bị: Phòng rộng , bản nhạc nhẹ
 Tiến hành: Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có một ước mơ con hãy 
nói ước mơ của mình. Cho trẻ nhắm mắt thư giãn trong tiếng nhạc êm dịu và tưởng 
tượng theo những lời cô kể đều đều ‘‘Các con hãy nhắm mắt lại hít thở sâu và hình 
dung về một thế giới nhiều màu sắc mà ở đấy con có nhiều người bạn thân thiết, các 
bạn mỉm cười với con nắm tay con cùng bước lên một chiếc xe màu xanh, xe lăn 
bánh đưa các con đến một cánh đồng nhiều hoa, con cùng các bạn chơi trò đuổi 
bắt và chia cho nhau những viên kẹo ngọt ngào. Đã đến giờ trở về con vẫy tay chào 
các bạn, xuống xe mở mắt ra và mỉm cười.”
 Cho trẻ chủ động mạnh dạn tự tin kể về những gì mình tưởng tượng:
 Con nhìn thấy gì? Con thích nhất điều gì? Con cảm thấy như thế nào?
Trò chơi : Mạng lưới kết nối
 Mục đích: Gây hứng thú và rèn luyện tính tự tin cho trẻ.
 Chuẩn bị: Một cuộn len

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_tinh_manh_dan_tu_tin_cho_tre_mau_g.docx