SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên liệu thiên nhiên vào hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Yên Sơn
Nguyên liệu thiên nhiên từ thế giới xung quanh rất đa dạng và phong phú nhưng làm sao để sử dụng chúng hiệu quả trong các hoạt động tạo hình nhằm khơi gợi nguồn cảm hứng và kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Vì vậy với mỗi giờ học tạo hình tôi luôn lựa chọn các nguyên vật liệu sao cho phù hợp với nội dung hoạt động và khả năng của trẻ, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đẹp mắt, hấp dẫn, an toàn với trẻ điều này nhằm khơi gợi nguồn cảm hứng và kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Với nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên phong phú tôi đã đưa chúng vào sử dụng, hướng dẫn trẻ trong các hoạt động tạo hình -> Sử dụng gỗ trong hoạt động tạo hình -> Sử dụng cát trong hoạt động tạo hình ->Sử dụng sỏi trong hoạt động tạo hình ->Sử dụng nước trong hoạt động tạo hình. Ngoài ra tôi còn đưa các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật hướng dẫn trẻ trang trí, cắt dán, gắn đính tạo nên sản phẩm tạo hình theo ý tưởng riêng của trẻ. Bên cạnh đó tôi còn sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên kết hợp ứng dụng phương pháp Reggio Emilia trong hoạt động tạo hình. Qua quá trình tăng cường sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên phong phú tôi nhận thấy rằng trẻ tích cực, hứng thú, chủ động tham gia hoạt động tạo hình trong các hoạt động tạo hình, sản phẩm tạo hình của trẻ phong phú sáng tạo.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên liệu thiên nhiên vào hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Yên Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên liệu thiên nhiên vào hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Yên Sơn
1 MỤC LỤC NỘI DUNG Số trang I.ĐẶT VẤN ĐỀ (Lý do chọn đề tài) 5 1.Lý do chọn đề tài 6 2.Mục đích nghiên cứu 6 3.Đối tượng nghiên cứu 6 4. Phạm vi và thời gian thực hiện 6 5.Phương pháp nghiên cứu 6 II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 7 1. Nội dung lý luận 7 2. Thực trạng vấn đề 8 2.1. Thuận lợi 8 2.2. Khó khăn 9 3. Các biện pháp tiến hành 10 3.1.Biện pháp 1 : Xây dựng kế hoạch sử dụng nguyên liệu 10 thiên nhiên vào hoạt động tạo hình. 3.2.Biện pháp 2: Sưu tầm các nguyên vật liệu từ thiên nhiên. 12 3.3.Biện pháp 3: Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trong hoạt 14 động tạo hình 3.4.Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với 23 gia đình và nhà trường. 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm. 24 4.1. Đối với trẻ: 24 4.2. Đối với giáo viên: 25 4.3. Đối với phụ huynh: 26 III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 26 1.Kết luận 26 2.Khuyến nghị 27 IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 3 khuyến khích tính chủ động sáng tạo của trẻ. Trong cuộc sống hiện nay các nguyên vật liệu từ thiên nhiên rất phong phú như: lá, rau, các loại hột hạt tạo cảm hứng cho trẻ trong các hoạt động tạo hình. Ngoài ra nguyên liệu từ thiên nhiên vô sinh như: cát, nước, sỏi đá... lại càng trở nên phong phú bởi đặc tính của chúng. Tuy nhiên khi sưu tầm những nguyên vật liệu, cần được đảm bảo tính an toàn, không gây độc hại với trẻ. Biện pháp 3: Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình. Bên cạnh việc sưu tầm các nguyên vật liệu từ thiên nhiên tôi đã mạnh dạn tang cường các nguyên vật liệu từ thiên nhiên hướng dẫn trẻ sử dụng các loại nguyên vật liệu từ thiên nhiên vào các hoạt động tạo hình. Nguyên vật liệu thiên nhiên có sức hấp dẫn mạnh mẽ, dễ thay đổi hình dạng, dễ biến đổi, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển cơ quan cảm giác, vật liệu thiên nhiên vừa là phương tiện vừa là đối tượng kích thích trẻ hoạt động. Nguyên liệu thiên nhiên từ thế giới xung quanh rất đa dạng và phong phú nhưng làm sao để sử dụng chúng hiệu quả trong các hoạt động tạo hình nhằm khơi gợi nguồn cảm hứng và kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Vì vậy với mỗi giờ học tạo hình tôi luôn lựa chọn các nguyên vật liệu sao cho phù hợp với nội dung hoạt động và khả năng của trẻ, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đẹp mắt, hấp dẫn, an toàn với trẻ điều này nhằm khơi gợi nguồn cảm hứng và kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Với nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên phong phú tôi đã đưa chúng vào sử dụng, hướng dẫn trẻ trong các hoạt động tạo hình -> Sử dụng gỗ trong hoạt động tạo hình -> Sử dụng cát trong hoạt động tạo hình ->Sử dụng sỏi trong hoạt động tạo hình ->Sử dụng nước trong hoạt động tạo hình. Ngoài ra tôi còn đưa các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật hướng dẫn trẻ trang trí, cắt dán, gắn đính tạo nên sản phẩm tạo hình theo ý tưởng riêng của trẻ. Bên cạnh đó tôi còn sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên kết hợp ứng dụng phương pháp Reggio Emilia trong hoạt động tạo hình. Qua quá trình tăng cường sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên phong phú tôi nhận thấy rằng trẻ tích cực, hứng thú, chủ động tham gia hoạt động tạo hình trong các hoạt động tạo hình, sản phẩm tạo hình của trẻ phong phú sáng tạo. Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với gia đình và nhà trường. Muốn cho trẻ phát triển hài hòa phải kết hợp thật tốt giữu ba môi trường: Gia đình, Nhà trường và xã hội. Để góp phần nâng cao kĩ năng tạo hình, kích thích trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ tôi đã phối hợp với phụ huynh nhằm tạo điều kiện cho trẻ có được môi trường học tập tốt giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện. 5 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, một đứa trẻ được phát triển toàn diện phải được phát triển trên 5 lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẫm mỹ và phát triển tình cảm kĩ năng xã hội. Trong đó lĩnh vực phát triển thẩm mỹ là một trong 5 lĩnh vực rất quan trọng, hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo đặc biệt là hoạt động tạo hình. Trong trường mầm non, hoạt động tạo hình chính là phương tiện để trẻ thể hiện mình, thông qua nghệ thuật tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của mình. Với trẻ có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn trẻ, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật đẹp, những bức tranh sinh động hay những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu, nó giúp trẻ tìm hiểu khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho trẻ những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực.. Giúp trẻ phát huy tính sáng tạo, trí tưởng tượng của trẻ. Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ mầm non. Hơn nữa còn hình thành ở trẻ những kĩ năng, kĩ sảo, năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, sáng tạo, phát triển khả năng tri giác về hình dáng cấu trúc, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích. Khi tham gia các hoạt động tạo hình trẻ tái tạo lại bằng hình tượng của đồ vật, hình tượng quen thuộc mà trước đó trẻ đã tri giác được. Ở độ tuổi này trẻ có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh với bao điều mới lạ, hấp dẫn, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh đẹp, những bức tranh sinh động hay những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu chính vì vậy hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo. Hoạt động tạo hình của trẻ nhỏ không phụ thuộc vào ý chí mà phụ thuộc vào yếu tố xúc cảm, tình cảm vào hứng thú của trẻ. Hứng thú trong hoạt động tạo hình làm nẩy sinh ra những ý tưởng thú vị, các sản phẩm tạo hình đầy vẻ hồn nhiên, đó là điều kiện để kích thích trí tưởng tượng sáng tạo thôi thúc trẻ luôn luôn tìm tòi cách tạo ra những hình tượng mới mẻ. Việc tham gia vào các hoạt động tạo hình sẽ khơi gợi nguồn cảm hứng, nảy sinh những ý tưởng sáng tạo của trẻ. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình? Môi trường hoạt động thuận lợi, phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình của giáo viên và kỹ năng tạo hình của trẻ có ảnh 7 - Phương pháp quan sát. - Phương pháp so sánh đối chứng. - Phương pháp học tập nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. - Phương pháp thống kê toán học. II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Nội dung lý luận Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì mà chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm chúng có những cảm xúc và tình cảm nhất định. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, về trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất vào hình thành các phẩm chất, kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực và sáng tạo. Hoạt động tạo hình của trẻ nhỏ là một loại hoạt động mang tính nghệ thuật. Hiệu quả của nó không phụ thuộc vào ý chí mà phụ thuộc vào yếu tố xúc cảm, tình cảm vào hứng thú của trẻ. Hứng thú trong hoạt động tạo hình làm nẩy sinh ra những ý tưởng thú vị, các sản phẩm tạo hình đầy vẻ hồn nhiên. Hứng thú trong hoạt động tạo hình của trẻ là điều kiện để kích thích trí tưởng tượng sáng tạo thôi thúc trẻ luôn luôn tìm tòi cách tạo ra những hình tượng mới mẻ. Hoạt động tạo hình của trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo là một trong những hoạt động thu hút nhiều sự quan tâm chú ý của các nhà tâm lý học và giáo dục học trong nước và nước ngoài. Các nhà nghiên cứu như L.XƯGOOTXKI,W.STERN, B.CHEPLOV, G.KERSCHENSTEINER, V.BAKUSINXKI, E.FLORINA... Đã có những công trình nghiên cứu về hoạt động tạo hình ở trẻ em. Họ đã đi sâu vào tìm hiểu để tìm kiếm khả năng thâm nhập vào thế giới bên trong rất đặc thù của trẻ, đồng thời tìm ra những biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thẩm mỹ, phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Theo nhiều tác giả, con đường thuận lợi nhất để phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ là tổ chức môi trường nghệ thuật và tổ chức cho trẻ học tập một cách có định hướng theo sự hướng dẫn của người lớn nhằm tiếp thu kinh nghiệm của xã hội. PGS.TS. Lê Thanh Thủy đã chỉ ra rằng việc tăng cường bồi dưỡng cho trẻ hiểu biết về hệ thống chuẩn mẫu cảm giác và giúp trẻ vận dụng tích cực những hiểu biết đó vào quá trình tri giác, đặc biệt là tri giác của tác phẩm nghệ thuật sẽ tạo điều kiện làm xuất hiện, phát triển hứng thú nhận thức cùng cảm hứng trong
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_su_dung_nguyen_lieu_thien_nhien_vao_ho.docx