SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên liệu tự nhiên sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mẫu giáo bé khám phá, trải nghiệm
Điểm mới của đề tài là biết tận dụng nguyên liệu tự nhiên sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ học tập, khám phá, trải nghiệm. Các giải pháp tôi đưa ra sẽ huy động được nhiều nguồn lực để chuẩn bị nguyên vật liệu, tiết kiệm được chi phí mua sắm mà vẫn tạo ra được nhiều đồ dùng đồ chơi mang tính sáng tạo, phong phú, hấp dẫn, đủ số lượng đồ dùng, đồ chơi trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ. Nhờ đó, mà đã lôi cuốn trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động, biết yêu cái đẹp, biết giữ gìn và bảo vệ môi trường. Đáp ứng mục tiêu, phương pháp dạy học theo chương trình đổi mới giáo dục mầm non “Lấy trẻ làm trung tâm”. Tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc với nguyên vật liệu tự nhiên, được cùng cô tham gia làm những đồ dùng, đồ chơi đơn giản, qua đó trẻ được phát triển các kỹ năng cơ bản như vận động tinh, kỹ năng nhận thức, kỹ năng phối hợp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên liệu tự nhiên sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mẫu giáo bé khám phá, trải nghiệm
đồng tình ủng hộ. Với tính chất thực tế, phù hợp, thuận tiện, dễ làm nên có thể tất cả mọi giáo viên trong các cơ sở giáo dục Mầm non trong và ngoài tỉnh đều có thể áp dụng. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng. Thực tế hiện nay, ở lớp tôi đang phụ trách, đồ dùng, đồ chơi tự tạo để phục vụ cho trẻ hoạt động còn nhiều hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Số lượng đồ dùng, đồ chơi trong lớp chưa đảm bảo, chưa khoa học, chưa có sự sáng tạo và tính mở cho trẻ, trong đó nhiều đồ chơi mua sẵn trên thị trường lại mang tính phổ biến. Điều đó chưa kích thích được sự cố gắng và sáng tạo của giáo viên cũng như chưa giúp trẻ phát huy được ý tưởng và sự sáng tạo để tích cực hứng thú tham gia vào hoạt động trải nghiệm với đồ dùng đồ chơi từ nguyên liệu thiên nhiên. Giáo viên chưa chịu khó nghiên cứu cách làm, tìm kiếm những nguyên liệu thiên nhiên để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác giảng dạy, chưa chú trọng nhiều đến hoạt động tạo sản phẩm của trẻ. Để làm tốt vấn đề này đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát khả năng phát khám phá và sự sáng tạo của trẻ tại Lớp MG Bé. Kết quả như sau: Số TT Chỉ tiêu Tỷ lệ lượng - Trẻ tích cực hứng thú tham gia vào hoạt động 1 15/28 53,6% và đạt mục tiêu đề ra. - Trẻ thích tìm tòi khám phá, thích được tạo ra 50 % 2 đồ dùng, đồ chơi, biết yêu thích sản phẩm của 14/ 28 mình, của bạn làm ra. - Trẻ thực hiện khá thành thạo một số kỹ năng, 3 xé, sắp xếp, đếm, xâu, luồn, để tạo ra một sản 14/ 28 50 % phẩm. 4 - Trẻ tạo ra đồ chơi mới theo ý tưởng. 13/ 28 46,4% - Trẻ có ý thức biết bảo vệ môi trường, biết yêu 5 13/ 15 46,4% quý cảnh vật thiên nhiên ở xung quanh trẻ. Xuất phát từ đặc điểm trên, tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp sử dụng nguyên liệu tự nhiên sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mẫu giáo bé khám phá, trải nghiệm” qua thời gian nghiên cứu đề tài 2 loại kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi theo tuần, tháng, kỳ, cả năm học rõ ràng, đầy đủ, sát thực. Kế hoạch xác định rõ về nội dung, thời gian, địa điểm, nội dung công việc, biện pháp thực hiện, kết quả đạt được, kế hoạch bổ sung, bám sát từng nội dung cụ thể trong kế hoạch để thực hiện. Tham mưu với bộ phận chuyên môn xây dựng dự kiến đồ dùng, đồ chơi theo kế hoạch năm, chủ đề, nội dung cụ thể. Ví dụ: Chủ đề Đồ dùng, đồ chơi Nguyên vật liệu Giỏ xách, đồng hồ, ngôi Lá chuối, lá dừa, rơm khô, Gia đình nhà, con rối, bàn ghế, chong que kem chóng Cuốc, liềm, xẻng, mấy chụp Mo cau, cành trúc, tre, lá Nghề nghiệp ảnh cọ Qủa thông, rơm khô, lá khô, Xé lá làm tóc, búp bê, vòng, Bản thân cọng cỏ, cọng lá sắn, cọng ngôi nhà rau muống, sỏi đá Các loại lá; lá mít, là xoài, Xếp các con vật từ hột hạt, dừa, dứa,lá tre, hạt nhản, Động vật sỏi đấ, làm con vật bằng lá, na, vỏ đậu, quả thông, đấ con vật bằng quả sỏi đủ màu Xe ô tô, xe đạp, tàu, thuyền, Thân cây trúc, tre, mo cau, Giao thông đèn tín hiệu giao thông, vạch lá cọ, tăm tre, que kem, giấy kẽ đường,. bìa cứng, ống hút, Cây xanh, hoa, cỏ, cây ăn Qủa thông, các loại hột hạt, Thực vật quả, rau, củ, các loại lá khô Khi lựa chọn và chuẩn bị nguyên liệu cho trẻ hoạt động tôi chú ý đến sự phù hợp với chủ đề, mục tiêu và nội dung giáo dục của độ tuổi mẫu giáo bé. Ví dụ: Chủ đề bản thân tôi cho trẻ dạo chơi tham quan, cho trẻ xé lá chuối thành dải nhỏ làm tóc, làm vòng tặng bạn từ lá dừa, cộng lá sắn... Chủ đề động vật tôi cho trẻ xếp hình quả trứng, xếp hình con thỏ từ đá, sỏi. Tạo hình con trâu từ lá mít, lá bàng, làm con bướm nhiều màu từ nhiều loại lá khác nhau. Chủ đề gia đình: Tôi hướng dẫn trẻ dùng lá chuối, lá dừa để làm đồng hồ 4 nguyên vật liệu gì có thể phù hợp với nội dung giáo dục trẻ trong độ tuổi mà tôi phụ trách. Tôi trao đổi với phụ huynh và trò chuyện với trẻ để cùng nhau chuẩn bị. Đặc điểm của nguyên vật liệu thiên nhiên là thường thay đổi theo mùa và có nhiều trong các dịp lễ hội, nên tôi đã tận dụng các thời điểm đó để sưu tầm và cất giữ. Cũng có lúc trong những giờ tham quan, dạo chơi hoạt động ngoài trời cô và trò cũng có thể nhặt lá cây, hạt bàng rơi để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ khám phá, trải nghiệm. Trong quá trình lựa chọn nguyên liệu tôi luôn đề cao chú trọng đến tính đảm bảo an toàn, lường trước để loại trừ mọi rủi ro, độc hại có thể xảy ra với trẻ. Tùy theo tính chất của từng loại nguyên vật liệu tôi thực hiện xử lý sạch sẽ, an toàn, hiệu quả mới có thể đưa vào sử dụng. Vật liệu mà tôi tìm kiếm và chuẩn bị: Ví dụ: Đối với lá, thân cây tôi đã tìm kiếm và chuẩn bị như lá dừa, lá mít, lá cam, lá bưởi, lá chuối, lá sắn, cây bèo tây, cành cây tre, trúc,.. Các loại hạt của trái cây như hạt nhãn, hạt na, hạt mít, vỏ lạc, hoa thông, một số nguyên liệu khác. Đối với các loại sỏi, đá tôi chọn loại có kích thước vừa, không sắc, nhọn. Đá, sỏi phải rửa sạch, phơi khô mới cho trẻ sử dụng, có thể lựa chọn đá theo màu sắc khác nhau (trắng, đen, vàng, nâu) để vào các hộp khác nhau. Có những nguyên liệu có thể phơi khô, ép khô để sử dụng nhiều lần và sử dụng ở nhiều thời điểm khác nhau. Ví dụ: cánh của các loại hoa trong giỏ hoa, hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa đào, hoa mai, hoa cúc, các loại lá cây như lá tre, nhãn, lá đinh lăng, lá dương xĩ, lá chuối khô , vỏ bắp khô, mo cau, lá trầu Sau khi đã có nguyên vật liệu thì tôi tiến hành tổ chức hướng dẫn trẻ sử dụng nguyên liệu tham gia hoạt động. *Biện pháp 4: Tổ chức, hướng dẫn trẻ sử dụng nguyên liệu tham gia hoạt động. Đối với tâm lý trẻ thì rất thích rất thích được khen, được thể hiện mình nhưng khả năng của trẻ chưa đủ để có thể tạo ra theo ý tưởng. Do đó, tôi luôn gợi ý đưa ra nhiều câu hỏi gợi mở, tạo ra nhiều tình huống khác nhau để kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động. Ví dụ: Tạo hình con trâu bằng lá: Tôi cho trẻ xem mẫu và hỏi trẻ. Con thấy con vật trên tay cô gần giống với con vật gì? (con trâu). Con trâu có những đặc điểm gì? (có 2 cái sừng, có cái đầu, có cái bụng). Tôi kéo cái đầu lên xuống và hỏi trẻ: Các con thấy cái đầu của con trâu như thế nào? (ngúc ngắc) Con trâu được làm từ nguyên liệu gì? (lá cây). Giờ cô hướng dẫn các con làm con trâu 6 Qua thời gian thực hiện “Một số biện pháp sử dụng nguyên liệu tự nhiên sẵn có ở địa phương làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mẫu giáo bé khám phá trãi nghiệm”. Với sự nỗ lực của bản thân, phụ huynh, trẻ trong trong lớp, thu được những kết quả như sau: + Về phía trẻ: Đầu năm Cuối năm TT Chỉ tiêu Số Số Tỷ lệ Tỷ lệ lượng lượng - Trẻ tích cực hứng thú tham gia 1 vào hoạt động và đạt mục tiêu đề 15/28 53,6% 28/28 100% ra. - Trẻ thích tìm tòi khám phá, thích được tạo ra đồ dùng, đồ 2 14/28 50% 28/28 100% chơi, biết yêu thích sản phẩm của mình, của bạn làm ra. - Trẻ thực hiện khá thành thạo một số kỹ năng, xé, sắp xếp, đếm, 3 13/28 46,4% 28/28 100% xâu, luồn, để tạo ra một sản phẩm. - Trẻ tạo ra đồ chơi mới theo ý 4 14/28 50% 22/28 80% tưởng. - Trẻ có ý thức biết bảo vệ môi 5 trường,biết yêuquý cảnh vật thiên 13/15 46,4% 28/28 100% nhiên ở xung quanh trẻ. + Đối với giáo viên: Giúp giáo viên tiết kiệm kinh phí để tạo ra môi trường học tập mới, gần gũi hấp dẫn, phong phú đa dạng. Qua đó, nhằm tuyên truyền với mọi người xung quanh, với trẻ, phụ huynh biết được ý nghĩa thiết thực to lớn của việc tận dụng nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ khám phá và trải nghiệm. Tạo mối quan hệ thân thiết, gần gũi giữa cô và phụ huynh trong việc tìm kiếm, hỗ trợ các nguyên vật liệu tự nhiên để làm đồ dùng, đồ chơi. Từ đó tạo sự thống nhất giữa phụ huynh và giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Chia sẽ kinh nghiệm cùng đồng nghiệp để linh hoạt, sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với điều kiện thực tế của nhóm, lớp, của trường nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, đáp ứng nhu cầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện nay. + Đối với phụ huynh: 8
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_su_dung_nguyen_lieu_tu_nhien_san_co_o.doc