SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình kích thích trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Tựu Liệt
Hoạt động tạo hình của trẻ trong trường mầm non chính là một phương tiện phát triển thẩm mĩ cho trẻ, để hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu về học tập, trong các hoạt động vẽ, nặn, xé, dán, thông qua đó phát triển toàn diện các giác quan, khả năng cảm thụ, óc sáng tạo và tư duy hình ảnh cho trẻ. Việc tổ chức các hoạt động tạo hình với các nguyên vật liệu tự nhiên còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong việc sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau nâng cao kỹ năng tạo hình, kích thích trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến các kỹ năng tạo hình tính tích cực của trẻ 3 - 4 trong hoạt động giáo dục thẩm mỹ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình kích thích trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Tựu Liệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình kích thích trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Tựu Liệt
Mau 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Khoa học và công nghệ huyện Thanh Trì Trình độ Ngày tháng Chức Họ và tên Nơi công tác chuyên Tên sáng kiến năm sinh danh môn Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên Phạm Thị Trường Đại học Sư trong hoạt động tạo Giáo Thu 12/03/1990 Mầm non phạm Mầm hình kích thích trí Viên Phương Tựu Liệt non tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mẫu giáo. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 1/8/2022 - Mô tả bản chất của sáng kiến: + Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm: - Sáng tạo từ nguyên vật liệu tự nhiên nhằm giúp trẻ mầm non nâng cao phát triển khả năng sáng tạo và tưởng tượng của trẻ, tạo hứng thú tích cực cho trẻ ham học tập và vui chơi để từ đó nâng cao hiệu quả của việc giáo dục nghệ thuật mang tính tích hợp nhằm phát triển và giáo dục toàn diện cho trẻ. + về nội dung của sáng kiến: Mục lục, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận và phụ lục cụ thể như sau: * Phần I: Mục lục. * Phần II: Đặt vấn đề * Phần III: Giải quyết vấn đề Nội dung và giải pháp nhằm thực hiện một số biện pháp biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình kích thích trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non. và kh ả năng phát triển củ a trẻ mang tính mở và được bổ sung theo giai đoạn. - Giáo viên quan tâm đều đến các trẻ, yêu thương tôn trọng trẻ, lắng nghe ý kiến, đối xử công bằng với mọi trẻ. - Cải tiến đồ dùng, đồ chơi phải đẹp hấp dẫn, sáng tạo có tác dụng thu hút, lôi cuốn trẻ, tạo cho trẻ niềm say mê, húng thú học và hoạt động. Đồ dùng nhiều loại, đa dạng và thay đổi thường xuyên. - Cô hướng dẫn trẻ, tổ chức cho trẻ phải nhẹ nhàng, thoải mái, tránh gò ép. Mặt khác có sự phối hợp với phụ huynh cùng nhau dạy trẻ. - Giáo viên luôn sáng tạo và đổi mới hình thức dạy học để học sinh tiếp thu một cách nhanh nhất, sâu sắc nhất mà không mang nặng tính giáo điều. - Giáo viên không nên máy móc và hình thức, phải biết lựa chọn mức độ thích hợp với với năng lực của cá nhân trẻ, phù hợp với điều kiện của trẻ. - Giáo viên phải luôn bổ sung vốn kiến thức cơ bản của các môn học đồng thời phải tự bổ sung vốn kiến thức của mình thường xuyên và có định hướng rõ ràng. - Biết tận dụng mọi không gian trong và ngoài lớp cũng như khuôn viên sư phạm của nhà trường để tổ chức các hoạt động cho trẻ một cách linh hoạt và sáng tạo. - Biết tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm để tạo ra nhiều nguyên vật liệu cho trẻ sử dụng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình * Đối với các bậc lãnh đạo trực tiếp làm công tác quản lý giáo dục như sau: - Đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất khang trang, với những học liệu đồ dùng phù hợp lứa tuổi và thuận tiện cho cô và trẻ hơn nữa cho các trường mầm non. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, tổ chức các hội thi làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Triển khai rộng rãi nhiều chuyên đề giúp người giáo viên mầm non có thể học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm từ bạn bè, đồng nghiệp. - Cho giáo viên đi thăm quan, kiến thập học hỏi các trường chuẩn, lớp chuẩn. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử nếu có: Những biện pháp trong đề tài được BGH đánh giá có hiệu quả trong việc tổ chức các hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu, xây dựng môi trường xanh - an toàn - hạnh phúc phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ......................................................................................3 I.CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................3 II.CƠ SỞ THỰC TIỄN.......................................................................................4 1. Đặc điểm chung ...............................................................................................4 2. Thuận lợi..........................................................................................................4 3. Khó khăn..........................................................................................................5 III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN...................................................................6 1. Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động và tiếp xúc nguyên liệu thiên nhiên sẵn có phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ................................................6 2. Biện pháp 2: Ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến trong hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên nhằm kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ....................................................................................................................8 3. Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh sưu tầm, thu thập nguyên vật liệu thiên nhiên kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ......................................11 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC..............................................................................13 1. Đối với trẻ: .....................................................................................................13 2. Đối với phụ huynh:........................................................................................14 3. Đối với giáo viên: ..........................................................................................14 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................Error! Bookmark not defined. 1. Kết luận: ........................................................Error! Bookmark not defined. 2. Khuyến nghị, đề xuất: ...................................Error! Bookmark not defined. 2 hiểu rõ nguyên nhân, khả năng cảm thụ và cảm nhận cái đẹp ở trẻ. Bên cạnh đó kích thích trí tưởng tưởng, sáng tạo thông qua sản phẩm tạo hình của mình, trẻ muốn thể hiện khả năng cảm nhận về cái đẹp của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh trẻ qua các nguyên vật liệu tạo hình. Chính vì vậy, xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình kích thích trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non” để giúp trẻ có kỹ năng tạo hình và thoả sức sáng tạo, tạo cho trẻ sự hứng thú, niềm say mê tham gia vào hoạt động tạo hình một cách tích cực có hiệu quả hơn. * Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2022 - Tháng 4/2023 * Đối tượng nghiên cứu: Mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi). * Phạm vi nghiên cứu: Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình kích thích trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non. 4 hiệu đặc thù và thể hiện chúng trong tranh vẽ ví dụ trẻ hiểu ông mặt trời nên tô màu đỏ hoăc màu vàng. Mặt nước tô màu xanh.. .Tri giác không gian và tư duy không gian phát triển giúp trẻ có thể liên hệ không gian ba chiều của khung cảnh hiện thực với không gian hai chiều trên tờ giấy vẽ à biết cách sắp xếp xen kẽ giữa các đối tượng miêu tả chính trên nền các thành phần thứ yếu Ví dụ: vẽ đường phố thể hiện xen kẽ các kiểu nhà, ô tô, cây cối). Chính vì những lí do trên, tôi nghiên cứu tìm ra biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình thật hấp dẫn để thu hút học sinh của mình tham gia hoạt động một cách tích cực. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Đặc điểm chung. Trường tôi là một trường mầm non thuộc huyện ngoại thành, thành phố Hà Nội. Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm 2009, trường được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng 3 năm 2013. Trường nhiều năm liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc, các lớp học rộng rãi, sạch đẹp đã được trang bị nhiều đồ dùng đồ chơi hiện đại. Trường có 3 lớp mẫu giáo bé (3-4 tuổi), lớp mẫu giáo bé do tôi phụ trách là lớp điểm thực hiện chuyên đề “Ứng dụng phương pháp STEAM vào hoạt động tạo hình” của khối mẫu giáo bé cho toàn trường kiến tập. Phòng học rộng rãi, thoáng mát, sạch đẹp với diện tích 65m 2, hệ thống điều hoà hai chiều, bình nóng lạnh, máy sấy tay khô và đầy đủ đồ dùng phục vụ cho hoạt động của trẻ. Nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng phục vụ cho các hoạt động giáo dục trẻ theo thông tư 01, ti vi kết nối mạng internet, đồ dùng đồ chơi Montessori phong phú, đẹp. 2. Thuận lợi. Ban giám hiệu nhà trường và các cấp lạnh đạo thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện cho đi tham quan, tập huấn học tập ở các trường, tham gia vào các lớp học bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức các hội thi làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Bản thân luôn nhiệt huyết với nghề, nắm vững các phương pháp tạo hình, xây dựng các tiết hoạt động tạo hình sáng tạo với nguyên liệu thiên nhiên hiệu quả. Đa số trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động tạo hình phù hợp lứa tuổi. Trẻ trong lớp cùng lứa tuổi, nhanh thích nghi với môi trường, dễ đi vào nề nếp. Được sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp cũng như Hội cha mẹ học sinh quan tâm, ủng hộ nhiệt tình trong mọi hoạt động của trường lớp. 3. Khó khăn. Các đề tài tạo hình bị chồng chéo lên nhau, chưa sáng tạo đưa các nguyên vật liệu thiên nhiên vào các hoạt động tạo hình của trẻ, chưa có sự đan xen gữa các
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_su_dung_nguyen_vat_lieu_thien_nhien_tr.docx
- SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình kích thích trí tư.pdf