SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên tạo hứng thú, khả năng sáng tạo cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động tạo hình

Thực tế hoạt động tạo hình trong các trường mầm non hiện nay ngoài những đồ dùng, các nguyên vật liệu có sẵn như: Giấy (giấy màu, giấy để vẽ), vở tạo hình, sáp màu, hồ dán, đất nặn, giáo viên đã đưa một số nguyên vật liệu tự nhiên vào cho trẻ được hoạt động, nhưng chủ yếu đưa vào hoạt động vui chơi ở các góc và vui chơi ngoài trời. Chưa mạnh dạn đưa các đề tài tạo hình sử dụng bằng nguyên vật liệu tự nhiên vào giờ học tạo hình để dạy trẻ. Mặt khác, các nguyên vật liệu tự nhiên khi đưa vào hoạt động tạo hình giáo viên chưa chú ý lựa chọn những nguyên vật liệu phù hợp với độ tuổi của trẻ, còn ôm đồm. Cách sắp xếp nguyên vật liệu tự nhiên còn chưa khoa học, chưa được sắp xếp theo từng chủng loại nguyên liệu, điều đó dẫn đến chưa tạo được cho trẻ sự tò mò, chưa kích thích trẻ vào hoạt động. Vậy làm thế nào để tạo sự hứng thú, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình? Đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi giáo viên mầm non nói chung và cho bản thân tôi nói riêng. Xuất phát từ lý do đó nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên tạo hứng thú, kích thích khả năng sáng tạo cho trẻ 3 - 4 tuổi trong hoạt động tạo hình”.
docx 33 trang lethu 08/05/2024 5104
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên tạo hứng thú, khả năng sáng tạo cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên tạo hứng thú, khả năng sáng tạo cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động tạo hình

SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên tạo hứng thú, khả năng sáng tạo cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động tạo hình
 MỤC LỤC
STT NỘI DUNG TRANG
 I ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
 II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 3
 1 Cơ sở lý luận. 3
 2 Thực trạng. 3
 3 Các biện pháp đã tiến hành. 5
 Biện pháp 1: Sử dụng một số nguyên vật liệu tự nhiên vào 
3.1 5
 việc trang trí, xây dựng môi trường lớp học.
 Biện pháp 2: Xây dựng một số hoạt động tạo hình sáng tạo 
3.2 6
 sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên.
 Biện pháp 3: Sưu tầm, lựa chọn nguyên vật liệu tự nhiên 
3.3 phù hợp với lứa tuổi trẻ để sử dụng trong giờ hoạt động 7
 học và các hoạt động khác.
 Biện pháp 4: Sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt 
3.4 động tạo hình nhằm gây hứng thú và kích thích khả năng 9
 sáng tạo của trẻ trong giờ học.
3.4.1 Tổ chức trong giờ hoạt động học. 9
3.4.2 Tổ chức trong giờ hoạt động góc. 14
3.4.3 Tổ chức hoạt động ngoài trời. 16
 4 Hiệu quả chung. 17
III KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ. 18
 1 Kết luận. 18
 2 Khuyến nghị. 19
 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO.
 V PHỤ LỤC VÀ MINH CHỨNG KÈM THEO. 2
 + Từ tháng 9/2023 đến tháng 11/2024: Tìm hiểu lý luận và thực trạng.
 + Từ tháng 11/2023 đến tháng 3/2024: Tiến hành tại nhóm lớp.
 + Từ tháng 3/2024: Đánh giá kết quả thực nghiệm, hoàn thiện sáng kiến.
 Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp Mẫu giáo bé C4 trường Mầm non 
Ngọc Thụy – Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội.
 Phạm vi nghiên cứu: Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên tạo 
hứng thú, kích thích khả năng sáng tạo cho trẻ 3 - 4 tuổi trong hoạt động tạo hình. 4
 * Thuận lợi:
 - Đối với giáo viên: 
 + Được sự quan tâm của PGD&ĐT mở các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, 
tạo điều kiện cho TTCM và giáo viên cốt cán đi thăm quan, học hỏi các trường bạn.
 + BGH nhà trường luôn sát xao chỉ đạo và bồi dưỡng cho giáo viên về 
chuyên môn.
 + Giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, nhiệt tình, ham học hỏi 
tìm tòi sáng tạo. Có tâm huyết với nghề, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên.
 + Là một giáo viên nhiều năm liền tham gia dạy lớp bé và có những hiểu biết 
cũng như kinh nghiệm khá tốt về lứa tuổi 3 – 4 tuổi. Có năng khiếu về hội họa.
 - Đối với trẻ:
 + Trẻ cùng một lứa tuổi, 100% trẻ đều đã học qua lớp nhà trẻ nên đã có nề nếp.
 + Trẻ ngoan, mạnh dạn tham gia vào giờ học.
 - Cơ sở vật chất:
 + Lớp học rộng, thoáng mát, được đầu tư đồng bộ các giá đựng đồ chơi.
 - Đối với Phụ huynh:
 + Phụ huynh nhiệt tình hỗ trợ, phối hợp với cô giáo trong việc chuẩn bị 
nguyên vật liệu, học liệu đa dạng, phong phú phục vụ cho các hoạt động vui 
chơi, học tập của trẻ. 
 * Khó khăn:
 - Đối với giáo viên:
 + Chưa mạnh dạn lựa chọn các đề tài sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên 
ngoài chương trình đưa vào hoạt động học và hoạt động góc.
 + Nguyên vật liệu tự nhiên sử dụng cho trẻ chưa nhiều, chưa phong phú, 
đa dạng.
 + Chưa linh hoạt khi đưa các nguyên vật liệu tự nhiên vào các hoạt động 
dạy trẻ.
 - Đối với trẻ:
 + Khả năng tập trung, chú ý của trẻ chưa cao. Một số trẻ còn nhút nhát, 
chưa tích cực tham gia hoạt động.
 + Một số trẻ chưa biết cách sử dụng các nguyên vật liệu từ tự nhiên để tạo 
ra các sản phẩm theo ý thích.
 + Hầu hết trẻ chưa biết phối hợp các kỹ năng để tạo ra sản phẩm từ 
nguyên vật liệu tự nhiên.
 + Ngôn ngữ của một số trẻ còn hạn chế. 
 - Đối với phụ huynh:
 + Một số phụ huynh còn chưa quan tâm đến tình hình học tập của con. 6
tập của trẻ. Khối tròn, khối vuông, khối chữ nhật và khối tam giác, hay những 
vỏ ốc, vỏ ngao, các loại hột hạt tôi cho trẻ sử dụng để xếp hình những khuôn 
mặt ngộ nghĩnh như: Mặt thỏ, mặt gấu... sau đó trẻ cùng cô gắn lên góc học tập 
của lớp, vừa để trang trí, vừa để trẻ được củng cố lại kiến thức nhận biết về số 
lượng, hình học
 Phụ lục 2 – Mục 2.3 (Hình ảnh góc học tập).
 Trong mỗi lớp học, giáo viên đều lựa chọn cho lớp mình một góc nổi bật 
trọng tâm, tôi đã xây dựng góc nghệ thuật sáng tạo làm góc trọng tâm của lớp 
mình. Ở góc này tôi sử dụng cành cây khô, hột hạt, sỏi... để cô và trẻ cùng trang 
trí thành những khung tranh cho trẻ treo sản phẩm sau giờ hoạt động góc.
 Bên cạnh việc trang trí môi trường bằng các nguyên vật liệu tự nhiên thì 
việc đưa đồ dùng tự nhiên vào các góc cũng rất quan trọng.
 Ở góc nghệ thuật: Tôi sắp xếp các nguyên vật liệu từ trên xuống dưới theo 
nguyên tắc từ dễ đến khó, mỗi loại nguyên liệu được cô để vào một hộp và xếp 
ngay ngắn trên giá. Trẻ mẫu giáo mặc dù chưa biết đọc nhưng tôi vẫn luôn tạo 
môi trường chữ viết cho trẻ bằng cách đánh tên nguyên vật liệu và dán vào từng 
hộp. Điều đó sẽ giúp giáo viên cũng như trẻ rất thuận lợi khi khi lựa chọn các 
nguyên vật liệu tự nhiên.
 Phụ lục 2 – Mục 2.4 (Hình ảnh góc nghệ thuật).
 Với việc sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên vào trang trí môi trường lớp 
học và môi trường các góc chơi, tôi thấy trẻ rất thích thú, phấn khởi khi được 
cùng cô tạo ra những sản phẩm để trang trí cho lớp học của mình thêm đẹp thêm 
sinh động. Bên cạnh đó khi bước vào lớp học cô giáo sẽ tạo cho trẻ cảm nhận 
được môi trường thiên nhiên gần gũi mà ấm cúng. 
 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng một số hoạt động tạo hình sáng tạo sử dụng 
nguyên vật liệu tự nhiên.
 Như chúng ta đã biết, trong chương trình tạo hình của trẻ mẫu giáo bé 3 - 
4 tuổi các đề tài tạo hình chủ yếu là các bài về kỹ năng tô màu, tô nét, in ấn, xé, 
dán hầu hết chưa có đề tài nào sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên để dạy trẻ. 
Việc cho trẻ sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên chủ yếu được lồng ghép, tích 
hợp qua hoạt động góc và hoạt động ngoài trời. Vì thế, ngay từ đầu năm học khi 
xây dựng mục tiêu, ngân hàng giáo dục của khối mẫu giáo bé, tôi cùng giáo viên 
trong tổ đã nghiên cứu, lựa chọn một số đề tài, nội dung sáng tạo từ nguyên vật 
liệu tự nhiên đưa vào hoạt động học tạo hình và hoạt động khác để dạy trẻ. Khi 
lựa chọn các đề tài, tôi luôn chú ý bám vào mục tiêu của độ tuổi, khả năng nhận 
thức của trẻ lớp mình để lựa chọn cho phù hợp. 8
phát triển tính tích cực, nhận thức và trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt 
động tạo hình. Mà trên thực tế, xung quanh chúng ta có rất nhiều các nguyên vật 
liệu tự nhiên: Lá cây, cành cây, các loại hột hạt, sỏi, đá, vỏ ốc, vỏ ngao, các 
mảnh gỗ, thân tre, rơm, bèo tây nếu chúng ta không biết lựa chọn mà đưa tất 
cả những nguyên vật liệu tự nhiên vào môi trường lớp học để cho trẻ hoạt động 
thì có những nguyên vật liệu sẽ không phù hợp với trẻ mẫu giáo bé. Vì vậy khi 
lựa chọn, sưu tầm các nguyên vật liệu tự nhiên vào hoạt động tạo hình cần đảm 
bảo tính an toàn: Không độc hại, không nhọn, không cạnh sắc... dễ bảo quản và 
cất giữ, dễ phục hồi và sửa chữa, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích 
thích tính độc lập sáng tạo, đồng thời phù hợp với từng lứa tuổi, đảm bảo an 
toàn cho trẻ. Nguyên vật liệu tự nhiên dùng để cung cấp cho trẻ tạo hình thường 
rất đơn giản và gần gũi, như: Len tự nhiên, rơm, hột hạt, củ khoai tây, cà rốt, 
bong bóng, hoa, lá, vỏ sò, vỏ ngao và nhiều nguyên liệu thú vị khác được sưu 
tầm từ cuộc sống xung quanh trẻ. Một số loại nguyên vật liệu tự nhiên được thu 
thập theo mùa và bảo quản, một số khác có sẵn quanh năm trong tự nhiên, cũng 
có những loại vật liệu tự nhiên được tận dụng lại từ những đồ phế liệu bỏ đi từ 
cuộc sống mà vẫn đảm bảo vệ sinh, an toàn và có thể dùng lại được.
 * Nguyên vật liệu tự nhiên là các loại lá cây: Tôi lựa chọn những lá cây 
gần gũi với trẻ MGB như: Lá hoa hồng, lá đa, lá râm bụt, lá mít có nhiều hình 
dáng, kích thước, màu sắc khác nhau. Sau đó tôi tiến hành hong khô, dùng bàn 
là hoặc ép cho chúng thẳng. 
 * Nguyên vật liệu tự nhiên là những cành cây khô, những mảnh gỗ: Tôi 
lựa chọn những cành nhỏ để phù hợp với bàn tay của trẻ khi sử dụng, sau đó cưa 
thành những đoạn nhỏ, phơi khô tránh ẩm mốc khi cho trẻ sử dụng. Bên cạnh đó 
tôi còn sưu tầm những khúc gỗ có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác 
hoặc hình chữ nhật có mặt phẳng tôi dùng giấy ráp trà cho nhẵn các bề mặt xung 
quanh để đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng. Với những nguyên liệu nào trẻ có 
thể dùng phấn vẽ trực tiếp lên mặt phẳng của khối tạo ra những sản phẩm sáng 
tạo theo ý thích của mình, sau đó cô vẽ lên mặt các khối những hình ảnh ngộ 
nghĩnh của các con vật như: Thỏ, gấu, Sóc... để trẻ lựa chọn và làm con vật 
mình thích theo cách của trẻ.
 * Các loại hạt: Tôi chuẩn bị một số loại hạt: Hạt na, hạt gấc, hạt đỗ (đỗ 
xanh, đỗ đen), hạt nhãn.... Tôi sấy khô và để vào hộp để tránh cho những loại 
hột hạt bị ẩm mốc trong quá trình trẻ sử dụng.
 * Các loại vật liệu tự nhiên có nguồn gốc từ động vật: Vỏ sò, vỏ ngao, vỏ 
trứng, lông chim, lông gà. Tôi tiến hành phân loại, cọ rửa sạch và sấy khô để 
tăng độ bền cho nguyên vật liệu.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_su_dung_nguyen_vat_lieu_tu_nhien_tao_h.docx